Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Phong tục tập quán
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trang phục truyền thống: “Ngôn ngữ” của đồng bào các dân tộc

Cập nhật: 07:00 ngày 23/03/2019
(BGĐT) - Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hoá truyền thống độc đáo mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc. Mỗi dân tộc có một thứ “ngôn ngữ” riêng biểu đạt qua trang phục. Là tỉnh miền núi, gồm 21 dân tộc anh em cùng sinh sống, đây cũng là lý do Bắc Giang khá giàu có và đa dạng về trang phục cũng như nghệ thuật trang trí trang phục của đồng bào các dân tộc. 

Trang phục truyền thống là sản phẩm lao động, đồng thời cũng là sản phẩm văn hoá, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ và mang những sắc thái văn hoá độc đáo. Mỗi dân tộc có cách tạo hình trang trí, sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hoá riêng của mình.

{keywords}

Người cao tuổi dân tộc Dao xã Tuấn Mậu (Sơn Động) truyền dạy nghề thêu tay cho thế hệ trẻ. Ảnh: Tiến Đạt

Trang phục đồng bào dân tộc Tày ở các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế và Lạng Giang, quần áo thường nhuộm chàm. Áo truyền thống của phụ nữ Tày là áo 5 thân. Trong áo dài có áo ngắn, yếm. 

Yếm của phụ nữ trẻ thường màu trắng, người già dùng màu xanh hoặc nâu nhạt. Trang phục nam là áo tứ thân, hai túi trước và mặc quần dài. Bộ trang sức của dân tộc Tày khá phong phú bao gồm: Trâm cài đầu, hoa tai, vòng cổ, xà tích…

Trang phục của các nhóm người Dao có sự khác nhau biểu hiện ở trang phục nữ. Phụ nữ Dao Thanh Phán mặc áo chàm nẹp cổ rộng có thêu các hình thoi liên tục rất đẹp. Bên trong hình thoi có thêu hình hoa cúc... Quần có màu chàm thẫm, gấu thêu 7 tầng hoa văn. Khăn đội đầu màu đen không thêu. Chân quấn xà cạp.

Trong khi đó, trang phục của phụ nữ Dao Lô Gang có áo giống phụ nữ Tày. Nẹp cổ rộng 7 cm thêu các hình thoi, bên trong có hoa văn chữ phạn. Xung quanh các ô thêu hình sóng nước cách điệu bằng chỉ đỏ, vàng, trắng. Phụ nữ Dao Lô Gang có đeo yếm thêu chim thú, hoa lá, phần giữa yếm có đính 6 ngôi sao bằng bạc; quần nhuộm chàm, gấu quần thêu 6 hàng hoa văn cách điệu.

Phụ nữ Dao Thanh Y lại mặc áo, quần nhuộm chàm. Cửa ống tay áo được đắp thêm hai ô vải trắng đỏ hoặc vải hoa. Nẹp cổ áo từ vai ra phía sau lưng là diềm vải trắng, trên đó có thêu chỉ đỏ và xanh. 

Trang phục truyền thống là sản phẩm lao động, đồng thời cũng là sản phẩm văn hoá, là biểu hiện sinh động của kỹ thuật thủ công gắn liền với khả năng thẩm mỹ và mang những sắc thái văn hoá độc đáo. Mỗi dân tộc có cách tạo hình trang trí và sử dụng trang phục theo những đặc điểm văn hoá riêng của mình.

Khi mặc vắt thân áo từ trái qua phải rồi buộc dây thắt lưng ra ngoài. Khăn đội đầu được thêu kín hoa văn. Giữa khăn thêu hình ngôi sao 8 cánh, mỗi chiếc khăn được thêu một bài thơ chữ Hán khác nhau.

Bắc Giang hệ thống đồi núi trập trùng, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi, vùng cao. Trong cảnh quan thiên nhiên ấy, trang phục truyền thống của các dân tộc mang theo những sắc thái văn hoá độc đáo của mình. Qua trang phục có thể nhận thấy những biểu hiện của nếp sống tộc người. 

Đó là những biểu hiện như sự phân biệt giới tính, lứa tuổi, địa vị, sự khác nhau trong trang phục sinh hoạt hàng ngày với trang phục trong những ngày lễ tết, hội hè hoặc trong đám cưới, đám tang… Ví như trang phục của người Sán Dìu có áo dài, áo ngắn, quần, váy, khăn đội đầu, yếm, thắt lưng, xà cạp. 

Phụ nữ khi đóng bộ đi hội, đi hát thì trên mặc áo nâu sồng, dưới mặc váy đen, cạp váy trắng, yếm nâu, chít khăn đen mỏ quạ, chân quấn xà cạp, đi dép quai ngang, đeo vòng tay, vòng cổ… Trang phục đàn ông đơn giản hơn, áo nâu, quần chân què. Người dân tộc Sán Chí mặc quần áo chàm. Trang phục phụ nữ Sán Chí phong phú hơn gồm áo dài, yếm, dây lưng, khăn đội đầu. đồ trang sức.

Trang phục tạo nên nét riêng của mỗi dân tộc. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, mất đi nét sinh hoạt văn hóa trong đó có trang phục truyền thống. Việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Bắc Giang là rất cần thiết nhằm giữ gìn vốn di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc.

Đồng Ngọc Dưỡng

Trang phục đi lễ
(BGĐT) - Đầu xuân là dịp cao điểm người Việt đi lễ đền, chùa cầu tài lộc, bình an, sức khỏe. Thế nhưng ở nơi tôn nghiêm ấy lại xuất hiện không ít hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa, một trong số đó là trang phục của khách hành hương.
 
Sắc màu trang phục cưới của người Dao
(BGĐT) - Mùa xuân, khi cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa đào, hoa mận nở khắp rừng, mùa chim làm tổ cũng là mùa cưới. Trong lễ cưới của người Dao, sắc màu của trang phục cùng nghi lễ, thủ tục đưa đón dâu tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo được truyền từ bao đời nay. 
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...