Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Điểm đến
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang nỗ lực xóa "vùng trắng" trên bản đồ du lịch quốc gia - Kỳ 1: Những bước tiến đầu tiên

Cập nhật: 11:25 ngày 28/12/2020
Sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 44-NQ/TU ngày 30/3/2016 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang về phát triển du lịch giai đoạn 2016- 2020, bức tranh du lịch của tỉnh đã có nhiều gam màu tươi mới. Thông qua đó, hình ảnh vùng đất, con người Bắc Giang đã tạo được dấu ấn đậm nét trong lòng du khách trong và ngoài nước. 
Cùng góp sức

Khu du lịch (KDL) tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử được xây dựng trên địa bàn thị trấn Tây Yên Tử (Sơn Động) có tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, chia làm ba giai đoạn từ 2016 đến 2021.

Đầu năm 2019, KDL đã hoàn thành giai đoạn 1, kinh phí đầu tư hơn 700 tỷ đồng với quần thể chức năng chính, như: Tuyến cáp treo từ chùa Hạ lên chùa Thượng, quảng trường trung tâm, đồi tượng, quần thể cây xanh, nhà hàng ven suối; nhà hàng ăn uống, quy mô phục vụ 350 khách, 3 vườn tứ đại theo kết cấu đài nước đã hoàn thành.

{keywords}

Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động)-điểm đến hấp dẫn nhiều du khách trong và ngoài tỉnh.

Ông Trần Văn Chiến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ Tây Yên Tử cho biết, giai đoạn tiếp theo, đơn vị lên ý tưởng xây dựng hệ thống khách sạn lưu trú; trung tâm du khách; khu mua sắm, vui chơi; hồ cảnh quan; khu nghỉ dưỡng. Mặc dù chưa hoàn thiện song KDL sinh thái Tây Yên Tử đã được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh chọn làm điểm đến. Từ năm 2019 đến nay, nơi đây đón hàng vạn du khách đến tham quan, vãn cảnh.

Tại huyện Lục Nam, từ năm 2016 đến nay, bằng nhiều nguồn vốn, KDL sinh thái Suối Mỡ đã được đầu tư gần 180 tỷ đồng xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo cảnh quan môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp. Các tuyến đường trong KDL được mở rộng, thông thoáng hơn, nhiều hạng mục như: Cầu treo đền Trần, nhà hát văn, đền Hạ được xây dựng, tôn tạo, sửa chữa. 

Giờ đây, chỉ cần vào Google tìm kiếm từ khóa “Suối Mỡ” sẽ cho kết quả hiển thị hàng trăm tin, bài về KDL nổi tiếng này. Khi cảnh quan, công trình được tôn tạo, KDL được quảng bá rộng rãi, Suối Mỡ trở thành điểm hút khách nhất tỉnh, đặc biệt là vào dịp đầu xuân và những ngày thời tiết đẹp, hàng vạn người đổ về đây chiêm bái, vãn cảnh, thưởng thức hát văn, hầu đồng ở các đền.

Ông Dương Văn Học, Trưởng Ban Quản lý KDL sinh thái Suối Mỡ cho biết, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội nên lượng khách đến khu du lịch giảm mạnh so với những năm trước, nhất là tháng 3 và tháng 4.

Tuy nhiên, chỉ tính riêng từ ngày 30/4 đến 1/6/2020, KDL đón hơn 4,5 vạn khách, tương đương lượng khách cùng kỳ năm 2019; những tháng gần đây khoảng 10 -12 nghìn khách/tháng. Đây là tín hiệu vui trong bối cảnh du lịch trong nước, quốc tế chịu ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19.

Đây là hai trong số nhiều khu, điểm du lịch của tỉnh Bắc Giang tạo được điểm nhấn nổi bật kể từ khi thực hiện Nghị quyết 44 ngày 30/3/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020. 

{keywords}

Các công ty lữ hành khảo sát, chụp ảnh lưu niệm tại thắng cảnh Suối Mỡ (Lục Nam).

Từng là “vùng trắng” trên bản đồ du lịch quốc gia, những năm trước, dấu ấn Bắc Giang đối với du khách còn khá mờ nhạt. So với tiềm năng, lợi thế, quy mô du lịch của tỉnh còn nhỏ, kết cấu hạ tầng thiếu, chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông kết nối khu, điểm du lịch trong tỉnh. 

Thu hút đầu tư, phát triển du lịch còn nhiều khó khăn, có rất ít doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, chưa có nhiều sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng nên lượng khách đến với Bắc Giang thưa thớt. 

Nghị quyết số 44 của BTV Tỉnh ủy đề ra 3 mục tiêu; 3 nhiệm vụ trọng tâm và 7 giải pháp về phát triển du lịch tỉnh giai đoạn 2016-2020. Trong đó, mục tiêu lớn nhất là đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Nghị quyết cũng xác định phát triển du lịch phải gắn với quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể; xây dựng các sản phẩm du lịch có thế mạnh, trong đó tập trung phát triển 3 sản phẩm du lịch, là: Văn hóa- tâm linh, lịch sử- văn hóa, sinh thái- nghỉ dưỡng. Xây dựng thương hiệu Tây Yên Tử, tạo điểm nhấn đối với du lịch Bắc Giang. Năm 2020, cơ bản hình thành hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch. 

Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Nghị quyết, UBND tỉnh cụ thể hóa, phân công nhiệm vụ cụ thể, xác định thời gian hoàn thành đối với mỗi sở, ngành thành viên Ban chỉ đạo (BCĐ) phát triển du lịch tỉnh và các địa phương, đơn vị liên quan  triển khai thực hiện thông qua các kế hoạch, chương trình. 

Trong đó có 19 nội dung tuyên truyền phát triển du lịch, 35 nội dung phát triển khu, điểm du lịch trọng điểm; 12 nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, cùng đó là các nhiệm vụ về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển, mở rộng liên kết, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế về du lịch…

{keywords}

Lễ đón nhận bằng xếp hạng củaThủ tướng Chính phủ đối với Di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm chiến thắng Xương Giang, TP Bắc Giang năm 2020. 

Các huyện, thành phố đều thành lập BCĐ phát triển du lịch cấp huyện, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ. Công tác tuyên truyền, quảng bá được quan tâm đẩy mạnh dưới nhiều hình thức thông qua các phương tiện truyền thông, cổng thông tin điện tử, trang fanpage, mạng xã hội.

Nhiều sản phẩm du lịch mới 

Sau 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 44 của BTV Tỉnh ủy và các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh, du lịch Bắc Giang đã có nhiều gam màu tươi sáng. Nhiều khu, điểm dần hình thành sản phẩm du lịch (SPDL), được UBND tỉnh công nhận và bước đầu thu hút du khách như: Chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc lâm Phượng Hoàng, sân Golf (Yên Dũng), chùa Bổ Đà (Việt Yên), KDL sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), KDL tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử (Sơn Động), Cụm di tích cây Dã Hương, đình - đền - chùa xã Tiên Lục (Lạng Giang); Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), Khu lưu niệm 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân (Tân Yên); Địa điểm chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang)… 

Những kết quả này khẳng định quyết tâm chính trị cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các ngành chức năng trong việc xây dựng, hình thành và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Đáng chú ý, mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu được nhiều khách du lịch khám phá, trải nghiệm. Ở bản Ven (Xuân Lương-Yên Thế), khách tham quan thích thú trải nghiệm không gian xanh tươi của những nương chè bát ngát, được mặc trang phục dân tộc, tự tay hái những búp chè non mơn mởn, thưởng thức các món ăn độc đáo của người Cao Lan. Nơi đây đã có một số nhà sàn do HTX Thân Trường đầu tư xây dựng phục vụ du khách ăn nghỉ, mỗi nhà có thể đón 300- 400 khách/lượt.

{keywords}

Thắng cảnh Khe Rỗ, xã An Lạc (Sơn Động).

Tại thôn Nà Ó, xã An Lạc (Sơn Động) du khách có thể ăn nghỉ, sinh hoạt, giao lưu với người dân trong bản. Để khách có những trải nghiệm văn hóa của người dân bản địa, HTX thành lập các tổ: Hát then, đàn tính; nuôi ong, thuốc nam; vệ sinh môi trường; hướng dẫn viên. Năm 2019, Nà Ó đón khoảng 19 nghìn lượt khách trong và ngoài tỉnh. "Năm 2020, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, khách du lịch giảm nhiều song những tháng cuối năm, vào thứ Bảy, Chủ nhật có ngày, chúng tôi đón 2-3 nghìn khách”, ông Vũ Ngọc Huân, Giám đốc HTX Dịch vụ du lịch cộng đồng An Lạc cho biết. 

Những năm gần đây, huyện Lục Ngạn trở thành một điểm sáng về tiềm năng phát triển DLCĐ với thế mạnh sinh thái, nghỉ dưỡng, vườn quả. Theo ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện, mô hình du lịch vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn bước đầu thu hút khách tham quan nhất là vào mùa vải thiều, cam, bưởi. 

Mỗi năm huyện Lục Ngạn đón khoảng 300 nghìn lượt khách đến các vườn quả. Huyện đã quy hoạch một số điểm phát triển du lịch miệt vườn, thuận lợi cho hành trình của du khách tại các xã Quý Sơn, Hồng Giang, Thanh Hải… Đặc biệt, trong khuôn khổ của hội chợ trái cây năm 2020, UBND huyện tổ chức chương trình “Du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn”. 

{keywords}

Du khách thăm vườn cây ăn quả huyện Lục Ngạn. 

Bên cạnh việc đưa ra thị trường khoảng 63 nghìn tấn quả, có 25 gia đình được UBND huyện chọn để đưa vào tour du lịch nhà vườn thu hút hàng trăm đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, trải nghiệm, kết hợp với ngắm cảnh hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần, thăm làng mỳ Thủ Dương, tạo dấu ấn đậm nét về hình ảnh, vùng đất con người Lục Ngạn. 

Cùng với việc xây dựng, nâng cấp, cải tạo các khu, điểm du lịch, tạo điểm nhấn hút du khách, 4 năm qua, hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du lịch ở các địa phương được đầu tư bài bản, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện phát triển KT-XH của tỉnh. 

Hoạt động liên kết xây dựng, kết nối các tour, tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh được ngành chức năng và các huyện, thành phố quan tâm. Thời gian qua, nhiều công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh tổ chức khảo sát các khu, điểm du lịch, đưa khách về tham quan, trải nghiệm. Lượng khách du lịch của tỉnh tăng bình quân hơn 20% mỗi năm. Năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến Bắc Giang đạt hơn 2 triệu lượt. 

Có thể kể đến một số công trình, dự án lớn như: Dự án đường vành đai IV nối cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn qua các huyện Việt Yên, Hiệp Hòa tạo tuyến giao thông thuận tiện đến chùa Bổ Đà (Việt Yên); triển khai thi công đường tỉnh 293 kéo dài, đoạn Thanh Sơn-Hạ Mi kết nối Quảng Ninh với Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử; tuyến đường nối quốc lộ 17-quốc lộ 37 qua huyện Yên Dũng và Việt Yên; cải tạo tuyến đường Chũ - Khuôn Thần (Lục Ngạn)...

UBND tỉnh phân bổ gần 96 tỷ đồng từ ngân sách T.Ư và tỉnh cho phát triển hạ tầng du lịch. Cùng đó tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 6 dự án phát triển du lịch với tổng mức đầu tư hơn 2.545 tỷ đồng, điển hình như: Dự án KDL tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử (gần 1500 tỷ đồng); dự án Khu nghỉ dưỡng Sun Resort thôn Hàm Long, xã Yên Lư (40 tỷ đồng) và dự án Khu sinh thái khe Hang Dầu, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng (gần 500 tỷ đồng); dự án khu tổ hợp khách sạn thông minh và trung tâm thương mại dịch vụ đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang (450 tỷ đồng).

 Kim Hiếu - Công Doanh
Những công trình tạo cú hích cho du lịch Bắc Giang
(BGĐT) - Thật khó diễn tả thành lời khi những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Giang luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển du lịch. Ngoài việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá đặc trưng, sự thành công của Dự án Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử đã cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của tỉnh trong việc đưa du lịch Bắc Giang vào bản đồ du lịch Việt Nam. 
Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa vùng đất Phượng Hoàng
(BGĐT) - Những năm gần đây, du lịch văn hoá ở Yên Dũng (Bắc Giang) được nhiều du khách trong, ngoài nước biết đến và quan tâm, đặc biệt là du lịch văn hóa tâm linh với những ngôi chùa nổi tiếng và di tích lịch sử đã được xếp hạng. Với 270 di tích, trong đó có 77 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, 4 di tích xếp hạng cấp Quốc gia (2 di tích Quốc gia đặc biệt)... cho thấy vùng đất này có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.
Chủ tịch xã đam mê làm du lịch
(BGĐT) - Đam mê làm du lịch, những năm qua, Chủ tịch UBND xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) Giáp Hồng Đăng đã mạnh dạn trong chỉ đạo và từng bước đầu tư phát triển du lịch trên lòng hồ Cấm Sơn. Nhờ đó, Sơn Hải đã và đang hình thành một loại hình du lịch cộng đồng, thu hút khách đến tham quan, trải nghiệm.
Nâng hiệu quả du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi
(BGĐT) - Tại kỳ họp thứ 12, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016-2021, trong phiên thảo luận tại hội trường, tham luận của ông Giáp Xuân Thu, đại biểu huyện Lục Ngạn đã gây sự chú ý của đại biểu với nội dung “Du lịch trải nghiệm mùa cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn”.
Nhiều doanh nghiệp lữ hành khảo sát các tour, tuyến du lịch tại Bắc Giang
(BGĐT) - Công ty Lữ hành quốc tế Việt Nam, Công ty Du lịch Việt Foot (Hà Nội) và Công ty Du lịch Triệu Hoàng (TP Bắc Giang) vừa tổ chức đoàn cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn viên đến thăm, khảo sát tour, tuyến du lịch tại TP Bắc Giang và huyện Lục Ngạn.
Hội nghị toàn quốc du lịch 2020 liên kết hành động và phát triển
Ngày 28/11, tại tỉnh Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và các bên liên quan đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về Du lịch năm 2020 với chủ đề "Liên kết, hành động và phát triển".

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...