Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 35 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Du lịch >> Điểm đến
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Rừng lim cổ thụ hơn nghìn năm tuổi tại Hà Nội

Cập nhật: 18:47 ngày 20/06/2020
Một rừng lim cổ thụ không ở nơi rừng sâu núi cao lại hiện diện ngay gần Hà Nội, nơi đồng bằng sông Hồng rộng lớn.

Cánh rừng lim xanh độc đáo này nằm trên quả đồi thấp, bao quanh đền Và tại phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội. Đền Và thờ Thần núi Tản viên Sơn Thánh, là ngôi đền thờ vị thần trong Tứ Bất Tử trong truyền thuyết của Việt Nam.

{keywords}

Rừng lim cổ thụ hơn nghìn năm tuổi tại Hà Nội.

Cánh rừng lim cổ thụ ước tính hơn nghìn năm tuổi tọa lạc trên vùng đồi rộng 5,7 hecta, có 242 cây lim xanh tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ vô cùng độc đáo.

Có những gốc lim to, đường kính 1,5 m phải 2 đến 3 người ôm mới xuể. Người dân trong vùng cũng như khách thập phương khi tới chiêm bái, lễ Thánh tại Đền Và luôn có ý thức gìn giữ rừng lim.

{keywords}

Có 242 cây lim xanh tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ vô cùng độc đáo.

Với những giá trị của mình, 85 cây lim cổ thụ cùng 2 cây ngọc lan và 2 cây đại tại khu di tích lịch sử Đền Và được Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Lim là giống gỗ quý thuộc hàng tứ thiết, theo Lê Quý Đôn, giống cây lim: "Cây to đến mười người ôm, sắc tía đen, rắn chắc như đá, dùng làm nhà cửa, chùa, quán, thuyền bè, đồ đạc".

{keywords}

Không một ai xâm phạm cánh rừng này dù chỉ là một cành củi.

Với người dân Sơn Tây, khu rừng lim còn có ý nghĩa tâm linh, họ coi đây là khu rừng thiêng với nhiều câu chuyện kỳ lạ. Không một ai xâm phạm cánh rừng này dù chỉ là một cành củi.

Vào những buổi trưa hè nắng nóng, đám trẻ chăn trâu hay những người dân làm lụng vất vả ngoài đồng thường vào nghỉ ngơi bên những gốc lim, tránh nắng dưới những tán lá xum xuê.

{keywords}

Những cây lim nhỏ ở tầm thấp.

Tạm thời để cứu chữa rừng lim cổ, cơ quan chức năng đã đổ thêm đất màu, phun thuốc trừ sâu bệnh, trồng một số cây mới tại vị trí cây đã chết... Song các cách làm này đều chưa hiệu quả, nhiều cây vẫn đang đứng trước nguy cơ chết dần do sự tác động của thời gian và các loại sâu bệnh.

Pò Chùa - rừng thiêng xanh mãi
(BGĐT) - Những ngày đầu tháng Năm, nắng đầu Hạ trải vàng khắp các cánh rừng già thuộc huyện Sơn Động (Bắc Giang), bỏ lại sau lưng bao ồn ào, rừng xanh đón chúng tôi bằng những vạt hoa dại đang đua hương, khoe sắc. Theo lời giới thiệu của những người dân tộc bản địa, chúng tôi tìm đến rừng Pò Chùa thuộc thôn Sản, xã Hữu Sản. Có lẽ tại Sơn Động ngày càng ít dần những khu “rừng thiêng”, “rừng cấm” tự nhiên như thế.
Cấp bách chống lấn chiếm đất rừng Đèo Gia
(BGĐT) - Nhiều năm gần đây, thôn Đèo Gia, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành điểm nóng về phát, phá, lấn chiếm đất rừng tự nhiên. Cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng của huyện Lục Ngạn và xã Đèo Gia đã tăng cường biện pháp phòng ngừa song tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Bắc Giang: Dân đốt lá cây, vỏ gỗ tăng nguy cơ cháy rừng
(BGĐT) - Chiều 21/4, tại thôn Nghè 2, xã Tiên Nha, huyện Lục Nam (Bắc Giang) có hộ dân đốt lá bạch đàn, vỏ gỗ ngay trên diện tích rừng sau khi thu hoạch gây nguy cơ cháy lan ra những khu rừng khác. 
Giữ màu xanh cho rừng
(BGĐT) - Có dịp tham gia tuần tra rừng phòng hộ hồ Khe Chảo, xã Long Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) mới thấy những gian nan, vất vả của những người “gác rừng”.
Khai thác đến đâu, trồng rừng ngay đến đó
(BGĐT) - Năm 2020, huyện Sơn Động (Bắc Giang) có kế hoạch trồng hơn 3 nghìn ha rừng sản xuất tập trung và hơn 700 nghìn cây phân tán. Để việc trồng rừng đạt hiệu quả, chính quyền địa phương, ngành chức năng và các chủ rừng đang tập trung nhân lực, vật tư, tranh thủ thời tiết thuận lợi đẩy nhanh tiến độ.
Độc đáo lễ mở cửa rừng
(BGĐT) - Lễ mở cửa rừng là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng và người Sán Dìu… thuộc xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Đây là tín ngưỡng gắn với tục thờ Mẹ rừng, bà Mẹ xứ sở hay vị Nữ Thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Đó là Thánh Mẫu thượng ngàn (Mẫu Nhạc phủ) đã có công ban phát sản vật và chở che cho nhân dân từ bao đời nay. 

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...