Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 30 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nuôi trùn quế: Tăng thu nhập, bảo vệ môi trường

Cập nhật: 09:27 ngày 23/06/2020
(BGĐT) - Nhờ sử dụng chất thải của lợn làm nguyên liệu để nuôi trùn quế, nhiều hộ dân ở huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã phát triển sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường.

Gia đình anh Trần Văn Liệu, thôn Tiêu, xã An Dương là hộ điển hình về nuôi trùn quế. Năm 2019, anh tham gia mô hình sử dụng phân lợn làm nguyên liệu để nuôi trùn quế thuộc Dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP). Qua đây, anh Liệu nhận thấy trùn quế có thể xử lý chất thải hữu cơ từ gia súc nhanh, hiệu quả và đã áp dụng luôn vào việc chăn nuôi của gia đình.

{keywords}

Mô hình nuôi trùn quế của gia đình anh Trần Văn Liệu.

Hiện gia đình anh Liệu đang nuôi 30 con lợn, 7 con trâu, bò. Toàn bộ chất thải của vật nuôi đều được xử lý bằng trùn quế. Anh Liệu cho biết: “Sau khi học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tôi đầu tư hơn 30 triệu đồng xây dựng 70m2 chuồng nuôi trùn quế và mua con giống về thả. Hằng ngày, chất thải của vật nuôi đều được dọn sạch đổ vào các bể chứa đã thả trùn quế”.

Trùn quế có ưu điểm nổi bật là xử lý chất thải hữu cơ từ gia súc một cách nhanh chóng. Sau hai tháng nuôi trùn quế giống, anh Liệu bắt đầu thu hoạch sản phẩm theo chu kỳ hằng tháng. Điều đặc biệt là trùn quế tiết ra dịch chống ruồi nên chuồng trại quanh năm không có mùi hôi và côn trùng. Trùn quế cũng là nguồn thức ăn phong phú, giàu dinh dưỡng cho vật nuôi khác. Để tận dung hết ưu điểm của mô hình, ngoài chăn nuôi lợn, anh Liệu thả thêm 500-700 gà thịt/lứa. Trùn quế làm thức ăn cho gà, giúp vật nuôi tiêu hóa tốt, giảm 40% chi phí thức ăn cho mỗi lứa. Với cách làm này, mỗi năm gia đình anh Liệu có thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Nhận thấy lợi ích của mô hình xử lý chất thải của Dự án LCASP, thời gian tới anh Liệu dự tính xây thêm một hầm biogas giúp việc xử lý chất thải trong trang trại được triệt để hơn. Ông Nguyễn Đức Thảo, cán bộ Khuyến nông xã An Dương cho biết, toàn xã có khoảng 20 hộ dân áp dụng mô hình này trong phát triển chăn nuôi. Chất thải trong chăn nuôi lợn được xử lý tốt, tình hình dịch bệnh giảm hẳn giúp bà con yên tâm tái đàn sản xuất; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại địa phương.

Nhà khoa học nữ chuyên "thuần hóa" chất thải
Làm lành tính chất thải thô gây hại cho môi trường từ lâu là công việc quen thuộc của PGS Đồng Kim Loan.
Dự án LCASP: Gần 6 tỷ đồng xử lý chất thải chăn nuôi
(BGĐT) - Sáng 29-11, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện dự án 10 tháng năm 2018. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Quản lý dự án LCASP Trung ương, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, TP, nhiều chủ trang trại, nhóm hộ chăn nuôi.

Minh Nga 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...