Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đời sống
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cảnh báo gia tăng bệnh nghề nghiệp

Cập nhật: 08:25 ngày 07/12/2019
(BGĐT) - Tăng ca làm thêm để có mức lương, thưởng cao hơn nhưng cũng chính bởi vậy mà một bộ phận thanh niên công nhân không có nhiều thời gian luyện tập thể dục thể thao, chăm lo cho bản thân và gia đình, gia tăng bệnh nghề nghiệp. 

Tan ca đêm lúc 8 giờ sáng, anh Nguyễn Văn Tuyền (SN 1993) quê xã Cẩm Đàn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đi vội về phòng trọ ở thôn Tam Tầng, xã Quang Châu (Việt Yên). Vẻ mặt mệt mỏi, anh nói: "Tôi vào công ty làm việc gần nửa năm nay nhưng vẫn chưa quen làm đêm, thay đổi giờ giấc sinh hoạt khiến cơ thể, tinh thần uể oải. Vì thế khi làm đêm năng suất lao động không cao". 

{keywords}

Bác sĩ Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh khám, tư vấn sức khỏe cho thanh niên công nhân huyện Lạng Giang.

Sau khi học xong THPT, anh Tuyền và mấy người bạn cùng xã nộp hồ sơ vào làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử tại một doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Do yêu cầu công việc, anh thường xuyên tăng ca. Đi làm về mệt mỏi, anh ăn tạm gói mì tôm hay suất cơm bụi lót dạ rồi đi ngủ. Mặc dù vậy, anh Tuyền cùng nhiều người khác không nghỉ vì áp lực thu nhập. 

Làm việc căng thẳng, anh có rất ít thời gian vui chơi, thăm thú đây đó. Đó cũng là một trong những lý do khiến anh cũng như nhiều thanh niên công nhân khác chưa nghĩ đến việc lập gia đình. “Muốn có mức tiền lương và thưởng từ 7 - 9,5 triệu đồng/tháng, mỗi ngày chúng tôi tăng ca từ 3 - 4 giờ. Nếu không làm thêm thì thu nhập khá thấp".

{keywords}

Tham gia một số chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho thanh niên công nhân, tôi thấy do ngồi hoặc đứng quá lâu, nhiều người mắc các bệnh nghề nghiệp như: Thoái hóa đốt sống, bệnh bụi phổi silic, bụi phổi amiăng, dị ứng, viêm loét da, viêm móng hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn cảm xúc”.

Bác sĩ Lộc Quốc Phương, Bí thư Đoàn cơ sở Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh.

Chị Lương Thị Huyền (SN 1988) ở thị trấn Cầu Gồ (Yên Thế-Bắc Giang) hiện đang làm việc tại KCN Đình Trám (Việt Yên). Hơn 4 năm nay, chị Huyền gửi hai con nhờ ông bà chăm sóc. Mỗi ngày đi làm về, các con chị thường đã ngủ, mẹ con ít trò chuyện với nhau. "Công ty tôi thuộc nhóm tăng ca ít, vậy mà tôi cũng phải tăng ca 3 giờ/ngày, có thời điểm tăng ca cả 6 ngày/tuần. Tôi chấp nhận làm thêm như vậy để có thêm tiền chi tiêu sinh hoạt cho cả gia đình" - chị Huyền nói.

Tìm hiểu tâm tư của nhiều công nhân được biết, cũng vì mong có thêm thu nhập để lo cho con cái ăn học, trang trải cuộc sống gia đình, nhiều người cố gắng làm tăng ca. Chị Lường Thị Minh (SN 1991) quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn có con gái 5 tuổi. Hai vợ chồng chị tăng ca liên tục. Chồng làm ở KCN Quế Võ (Bắc Ninh), vợ làm KCN Đình Trám (Việt Yên, Bắc Giang). Chị ở chung với một bạn gái để tiết kiệm chi phí, mỗi tháng hai vợ chồng chỉ gặp nhau 2-3 lần. Con gái ở quê nhờ bà nội chăm sóc, dạy dỗ. 

Mỗi tháng, vợ chồng chị tằn tiện chi tiêu, tiết kiệm gửi về 3 triệu đồng lo cho con cùng mẹ già. Một năm, chị Minh và chồng chỉ tranh thủ về quê dịp Tết. Chị cho biết: “Có con nhỏ, chúng tôi cũng muốn giành thời gian chăm lo cho con song nếu ở nhà thì không có thu nhập. Tôi cũng có ý định xin việc ở gần chồng nhưng vì chưa tìm được công việc phù hợp nên tạm thời mỗi người một nơi” - chị Minh chia sẻ.

Trong guồng quay công việc, thanh niên công nhân ít có thời gian cho gia đình, bản thân. Chị Nguyễn Thị Th (SN 1988), xã Thái Đào (Lạng Giang-Bắc Giang) hiện làm công nhân ở KCN Quang Châu. Chồng chị mất vì tai nạn giao thông cách đây 2 năm. Từ đó, một mình chị nuôi hai con nhỏ. Chị Th cố gắng tăng ca để có thêm thu nhập. Bởi thói quen ăn uống không điều độ, chị Th bị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng hơn một năm nay. Ngoài chị Th, nhiều công nhân khác khi được hỏi cho biết do thường xuyên phải làm ca đêm nên cũng mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Không chỉ vậy, nhiều thanh niên công nhân còn phải đối mặt với các bệnh nghề nghiệp khác. Bác sĩ Lộc Quốc Phương, Bí thư Đoàn cơ sở Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Giang cho biết, tham gia nhiều chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho thanh niên công nhân, anh nhận thấy do ngồi hoặc đứng nhiều giờ nên một số người mắc các bệnh nghề nghiệp như: Thoái hóa đốt sống, bệnh bụi phổi silic, bụi phổi amiăng, dị ứng, viêm loét da, viêm móng hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn cảm xúc như dễ cáu giận, buồn rầu. 

Bác sĩ Phương còn thông tin, qua các chương trình phối hợp khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho hơn 1 nghìn nữ công nhân tại TP Bắc Giang và huyện Lạng Giang có tới hơn 90% người lao động được hỏi đều cho biết họ không khám sức khỏe định kỳ.

Để giảm thiểu những tác động nêu trên, người lao động mong muốn các doanh nghiệp bố trí thời gian tăng ca phù hợp, tổ chức nhiều hoạt động thể chất, vui chơi giải trí cho công nhân; cung cấp các bữa ăn có đủ dinh dưỡng. Tổ chức công đoàn và chủ sử dụng lao động quan tâm hơn nữa tới việc khám sức khỏe định kỳ giúp thanh niên công nhân phát hiện, điều trị sớm các bệnh nghề nghiệp. 

Đặc biệt, người lao động tùy theo điều kiện sức khỏe nên thỏa thuận với chủ sử dụng lao động về số giờ làm thêm; tự cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi để bảo đảm sức khỏe.

Công nhân tăng ca: Vất vả vẫn mong có việc
(BGĐT) - Lương thấp, áp lực cơm áo gạo tiền buộc nhiều công nhân phải tăng ca liên tục. Tuy thu nhập có cải thiện nhưng đằng sau đó là nỗi trăn trở với những câu chuyện buồn vui.
Tăng giờ làm thêm là đi ngược với xu thế tiến bộ của thế giới
Nhiều ý kiến cho rằng, tăng giờ làm thêm là đi ngược với xu hướng tiến bộ, không kích thích sự phát triển của khoa học công nghệ...
Tăng giờ làm thêm: Cân nhắc yếu tố sức khỏe, thu nhập
(BGĐT) - Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp đang diễn ra. Một trong những nội dung được doanh nghiệp (DN) và người lao động (NLĐ) quan tâm là mở rộng khung thỏa thuận về thời gian làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt. Đề xuất này đang nhận được những ý kiến trái chiều.
Tăng giờ làm thêm nhưng tránh để doanh nghiệp vắt kiệt sức người lao động
Đề xuất tăng gấp 3 số giờ làm thêm tối đa, từ 200 giờ lên 600 giờ/năm tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động 2012 đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.

Thu Vân 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...