Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn: Tăng trách nhiệm, tránh lạm quyền

Cập nhật: 13:49 ngày 18/10/2019
(BGĐT) - Thời gian qua, một số thôn ở huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã thực hiện việc nhất thể hóa hai chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Từ thực tiễn triển khai bước đầu cho thấy, đội ngũ này đã phát huy được vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ ở khu dân cư.

Tuyến đường bê tông sạch đẹp sát cánh đồng của thôn Bễn, xã Yên Mỹ vừa mới hoàn thành vào đầu tuần qua đã nâng tổng số đường nội thôn được mở rộng, cứng hóa từ năm 2018 đến nay lên gần 2,5 km. Kết quả này có đóng góp không nhỏ của ông Trần Hợi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn. Tranh thủ sự hỗ trợ của tỉnh, ông cùng chi uỷ, ban quản lý thôn tích cực vận động nhân dân đóng góp kinh phí để làm đường. 

{keywords}

Ông Trần Hợi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bễn, xã Yên Mỹ luôn sâu sát nắm bắt tình hình sản xuất của bà con.

Nhờ công khai, minh bạch và dân chủ trong cách làm, việc làm đường được đảng viên và quần chúng nhân dân trong thôn đồng thuận cao. Ông Hợi cho hay: “Riêng năm nay, nhân dân trong thôn đã hiến gần 300 m2 đất để mở rộng đường giao thông". Được biết, ngoài thôn Bễn, hiện ba thôn khác ở xã Yên Mỹ là: Yên Vinh, Đồng Lạc, Đồng Cống cũng đang duy trì mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn.

Đầu năm 2018, ông Nguyễn Văn Phúc, Bí thư Chi bộ thôn Cầu Ngoài, xã Mỹ Thái đảm nhận thêm nhiệm vụ Trưởng thôn. Ông Phúc chia sẻ: "Cầu Ngoài là thôn loại 1, diện tích rộng, dân số đông. Thời điểm đó, cả thôn và xã đang tập trung phấn đấu về đích nông thôn mới. Khi gánh vác cả “hai vai”, tôi luôn xác định rõ quyền hạn và nghĩa vụ trong từng công việc cụ thể, đề cao vai trò giám sát của người dân và các tổ chức đoàn thể có như vậy mới giữ được sự đoàn kết, thống nhất trong thôn. Ngoài hoàn thành các tiêu chí để đạt nông thôn mới, thời gian qua tôi còn tuyên truyền, vận động đảng viên và nhân dân đồng thuận với việc xây dựng khu xử lý rác thải của xã tại địa bàn thôn mà không để xảy ra đơn thư, khiếu nại".

Cụ thể hóa yêu cầu Nghị quyết 74 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trong Đảng bộ tỉnh, Huyện ủy Lạng Giang đã xem xét, thí điểm nhất thể hóa tại những thôn khó khăn về nhân sự trưởng thôn. Đến nay, toàn huyện có 43 thôn thực hiện chủ trương này. Mỗi xã trung bình có từ 1- 2 thôn thực hiện mô hình.

Toàn huyện Lạng Giang đã nhất thể hóa bí thư kiêm trưởng thôn tại 43 thôn. Mỗi xã trung bình có từ 1- 2 thôn thực hiện mô hình này.

Thực tiễn triển khai ở địa phương cho thấy, việc nhất thể hóa này góp phần tinh gọn cơ cấu bộ máy từ cơ sở, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ việc ban hành chủ trương cho đến tổ chức thực hiện. Đồng thời phát huy tối đa năng lực của người đứng đầu thôn, khắc phục được tình trạng đùn đẩy trách nhiệm. Những thôn thực hiện theo mô hình kiêm nhiệm nhiều năm qua chi bộ đều hoàn thành tốt nhiệm vụ, thôn làng đạt văn hoá. 

Nổi bật như ở thôn Đại Giáp, xã Đại Lâm, hai năm qua thôn đã thực hiện dồn điền, đổi thửa hơn 73 ha diện tích sản xuất nông nghiệp, giải quyết được tình trạng ruộng nương manh mún. Đây cũng là thôn tiêu biểu của huyện trong vận động người dân làm đường giao thông nông thôn.

Thuận lợi và hiệu quả là những điều thể hiện rõ tại những thôn thực hiện nhất thể hóa. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định khiến số thôn áp dụng mô hình này chưa nhiều. Thực tiễn đòi hỏi người đảm nhiệm được chức danh này phải bảo đảm cả năng lực lãnh đạo và quản lý điều hành.

Mặt khác, phải vừa là người có sức khoẻ, lại am hiểu ruộng đồng để sâu sát trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp. Số lượng công việc nhân đôi, các đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn hầu hết phải dành phần lớn thời gian cho nhiệm vụ của mình. Do vậy, việc tìm đội ngũ để tạo nguồn kế cận là những đảng viên trẻ còn khó khăn.

Trao đổi với đồng chí Hoàng Mạnh Hà, Phó trưởng Ban Tổ chức Huyện uỷ được biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục duy trì mô hình và khuyến khích các xã tuỳ theo điều kiện của từng thôn để áp dụng cho phù hợp. Trước khi kiện toàn, cấp ủy, chính quyền các cấp làm tốt công tác lựa chọn nhân sự. Sau khi nhất thể sớm xây dựng quy chế làm việc của chi bộ, thôn. Gắn liền với đó phải coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, tránh lạm quyền, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ khi được “dân tin, Đảng cử”.

Nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn ở Lục Nam: Phù hợp ở nơi dân số ít
(BGĐT)- Căn cứ điều kiện đặc thù, một số thôn trên địa bàn huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã duy trì mô hình nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Thực tiễn triển khai cho thấy, mô hình này phù hợp với những nơi ít cán bộ, quy mô dân số không lớn.
Nhất thể hóa 42 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn
(BGĐT)- Trong 2 năm gần đây, Huyện ủy Lục Nam đã chỉ đạo các địa phương đủ điều kiện tiếp tục thực hiện việc nhất thể hóa bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn. Kết quả, toàn huyện đã thực hiện nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn ở 19 chi bộ thuộc đảng bộ các xã: Lục Sơn, Trường Sơn, Vô Tranh, Đông Phú, Thanh Lâm, Phương Sơn và Vũ Xá. 
Nhân rộng mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn
(BGĐT) - Sau thời gian thí điểm, từ năm 2016, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang chỉ đạo thực hiện chủ trương đồng chí bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, tổ dân phố ở những nơi đủ điều kiện. Số lượng thực hiện nhất thể hóa nhờ vậy ngày càng tăng, vai trò lãnh đạo của Đảng ở cơ sở được nâng lên.

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...