Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật

 (BGĐT)- Sáng 5-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao năm 2019; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án, phòng, chống tham nhũng năm 2019. Tại phiên thảo luận, đại biểu Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, đại biểu Quốc hội khu vực tỉnh Bắc Giang phát biểu tập trung phân tích, đề xuất một số nội dung liên quan.

Theo đại biểu Ngô Sách Thực, báo cáo của các cơ quan tư pháp, thực thi pháp luật, thi hành án, báo cáo thẩm tra đã cho thấy khá rõ tình hình, kết quả công tác phòng chống tội phạm, hoạt động của các cơ quan tư pháp, phòng chống tham nhũng, thi hành án năm 2019 có rất nhiều tiến bộ, đồng thời cũng chỉ ra những mặt còn hạn chế, tồn tại và đưa ra nhiều giải pháp tích cực. 

{keywords}

Đại biểu Ngô Sách Thực phát biểu tại hội trường.

Tăng cường quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực

Đại biểu Ngô Sách Thực đánh giá, thời gian vừa qua, các hoạt động phòng, chống tội phạm mua bán người theo Điều 150- 151 Bộ luật Hình sự đã được triển khai khá nhiều biện pháp từ tuyên truyền, vận động, hội thảo, điều tra, truy tố, xét xử.

Tuy nhiên diễn biến tội phạm này vẫn rất phức tạp, đặc biệt là buôn bán phụ nữ và xâm hại trẻ em. Một số biểu hiện mới như mang thai hộ, mua bán bào thai, đẻ thuê với giá 400- 500 triệu đồng. Với loại tội phạm này cần có các biện pháp tổng thể, từ tuyên truyền, vận động, quản lý hành chính, quản lý nhà nước trên nhiều mặt, không chỉ đơn thuần là biện pháp tăng cường điều tra, truy tố.

Hiện nay có nhiều thông tin qua vụ việc đau lòng 39 người tử vong trong congterner tại nước Anh. Sau khi có thông tin về sự việc, các cơ quan chức năng của ta đã vào cuộc khá kịp thời, đã khởi tố vụ án, thực hiện các biện pháp bảo hộ công dân. 

Liên quan đến quốc tế nên phải có sự phối hợp và thực hiện chặt chẽ, vì vậy không thể nóng vội, chúng ta đặt niềm tin vào các cơ quan trong điều tra giải quyết vụ việc này. Tuy nhiên qua vụ việc cũng đặt ra nhiều nội dung để các cấp, các ngành phải tự liên hệ, rà lại nội dung quản lý của mình. 

Cần phải tăng cường quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực; hoạt động xuất khẩu lao động, về di trú, di cư, về xuất, nhập cảnh. Tại sao với lý do ra nước ngoài du lịch, thăm thân, một người dân vùng nông thôn, nhà không giàu lại có thể đi du lịch nước ngoài được không? 

Tại sao cùng một thời gian có nhiều người đi cùng, đã có những dấu hiệu của việc đi lao động trái phép nhưng không rõ ai, cơ quan nào tác động để có biện pháp phòng ngừa. Nội dung này cần có chỉ đạo đánh giá sâu, làm rõ để có các giải pháp hiệu quả hơn trong phòng ngừa và đấu tranh với các hành vi môi giới, dụ giỗ, lừa gạt người ra nước ngoài trái pháp luật, kịp thời thông tin trong nhân dân hình thức, thủ đoạn để cảnh giác; đồng thời đưa ra các căn cứ để phản bác trước các thông tin có dụng ý xấu, tránh để bị để lợi dụng, hiểu sai, hệ lụy xấu.

Tập trung đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

Đại biểu Ngô Sách Thực đánh giá, thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp để chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường. 

Theo đó, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Công tác kiểm tra thời gian qua đã phát hiện 22.535 vụ vi phạm pháp luật về môi trường với 2.782 tổ chức và 20.663 cá nhân vi phạm; cơ quan điều tra đã khởi tố 355 vụ, 395 bị can; xử lý hành chính 19.600 trường hợp, phạt trên 243,5 tỷ đồng .

Tuy nhiên theo đại biểu Ngô Sách Thực, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường vẫn diễn ra trên các lĩnh vực như báo cáo và phát biểu của một số đại biểu đã nêu: Hoạt động xả thải vượt quy chuẩn tại các khu, cụm công nghiệp; chuyển giao, xử lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại không đúng quy định; nhập khẩu phế liệu, thiết bị máy móc đã qua sử dụng trái quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, các khu chăn nuôi tập trung, gây thiệt hại về tài sản và môi trường sống, gây bức xúc trong nhân dân. 

Khai thác khoáng sản, nhất là khai thác cát, sỏi lòng sông, cửa biển diễn ra rất phức tạp tại nhiều địa phương. Tình trạng hủy hoại rừng, khai thác lâm sản trái phép, mua bán, vận chuyển động vật hoang dã có chiều hướng gia tăng. Các vi phạm pháp luật về vệ sinh, an toàn thực phẩm diễn biến phức tạp và mới đây nhất là vụ gây ô nhiệm nguồn nước ở Hòa Bình.

Từ những đánh giá trên, đại biểu Ngô Sách Thực bày tỏ đồng tình với nhận định việc xử lý vi phạm về môi trường vừa qua đã được quan tâm hơn, nhưng vẫn chưa đủ sức răn đe, số vụ xử lý hình sự chưa nhiều so với số vi phạm phát hiện được, chiếm 1,58%. Đại biểu đặt vấn đề có phải nguyên nhân chủ yếu là do một số tội danh về môi trường khó xác định thiệt hại như báo cáo đã nêu hay còn có nguyên nhân nào khác? Đại biểu cho rằng, nội dung này cần được đánh giá sâu hơn để có các giải pháp hữu hiệu hơn. Các tồn tại, hạn chế trên phải chăng xuất phát từ một số nguyên nhân:

Việc xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường vẫn chưa có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ đồng bộ của các lực lượng chức năng, của các cấp, ngành, theo quy định các cấp chính quyền đều có thẩm quyền xử phạt hành chính về môi trường; có nơi xử lý nghiêm, nơi còn né tránh; có hiện tượng nhờn luật, coi thường pháp luật, chấp nhận phạt cho tồn tại, sau vẫn tái phạm.

Một số nơi các cơ quan chức năng vào cuộc chưa kịp thời dẫn đến phản ứng tiêu cực của người dân; ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của người dân và doanh nghiệp nhiều nơi còn thấp. Tuy số vụ vi phạm năm 2019 giảm 11,36% so với cùng kỳ nhưng diễn biến vẫn rất phức tạp, có ý kiến đại biểu phải xem lại số liệu này.

Tội phạm về môi trường theo Bộ luật Hình sự năm 2015 không có tội nào được phân loại là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (vì không có tội danh nào có khung hình phạt cao đến 20 năm, chung thân, tử hình) trong khi hậu quả của tội phạm này gây ra cho môi trường trong thực tế là rất lớn, nhưng khó lượng hóa.

Các quy định pháp luật về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực môi trường hiện nay còn thiếu hoặc chưa được sửa đổi kịp thời. Luật Thanh tra quy định các đoàn thanh tra phải thông báo trước, chỉ được làm việc trong giờ hành chính; trong khi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở ngoài giờ hành chính là khá phổ biến. Các đối tượng lại luôn tìm cách đối phó với các lực lượng chức năng, lợi dụng quy định này để tiến hành xả trộm chất thải vào ban đêm; cần có thanh tra, kiểm tra đột xuất. Phát huy vai trò của cảnh sát môi trường.

Lĩnh vực môi trường dễ bị các thế lực xấu lợi dụng nên thông tin tuyên truyền về vi phạm ít được các địa phương công khai, thông tin đầy đủ để nhân dân biết, hiểu. Chính sự mập mờ và không đầy đủ, kịp thời dẫn đến nghi ngờ, thiếu tin tưởng các biện pháp xử lý của cơ quan chức năng.

Từ thực trạng và nguyên nhân trên, theo đại biểu Ngô Sách Thực cần thực hiện một số giải pháp cơ bản, cụ thể:

Chính phủ cần đưa ra các giải pháp tổng hợp, đó là tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền môi trường; tăng cường năng lực quản lý và thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường; thường xuyên cập nhật các thông tin về bảo vệ môi trường trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng; tạo điều kiện để người dân phản ánh, tố giác các vi phạm về bảo vệ môi trường tới cơ quan có thẩm quyền, cung cấp cho cơ quan thanh tra, kiểm tra các thông tin về ô nhiễm môi trường để kịp thời xem xét, công khai kết quả xử lý.

Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường bảo đảm tính đồng bộ, khả thi; kiên quyết không để tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, tiêu cực, lợi ích nhóm chi phối; xây dựng, bổ sung hệ thống chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe và kiên quyết xử lý đối với các hành vi vi phạp pháp luật về môi trường. Đại biểu đề nghị phải rà lại các qui định về xử phạt hành chính lĩnh vực môi trường, đánh giá lại tác dụng của xử phạt hành chính, xử lý nặng hơn tái phạm. Công khai các xử phạt hành chính về môi trường lần 1, lần 2..., các cơ sở tái phạm, các vụ việc chuyển sang cơ quan điều tra để khởi tố, điều tra.

Công khai xét xử các vụ vi phạm môi trường, lựa chọn vụ việc điển hình để có tính răn đe chung, tránh việc đổ lỗi cho khách quan hoặc đưa nhiều nguyên nhân chốn tránh trách nhiệm của tổ chức và cá nhân.

Sớm thống nhất các giải pháp để thực thi án tử hình

Đại biểu Ngô Sách Thực đánh giá, công tác quản lý giam giữ với người bị kết án tử hình và tổ chức thi hành án có chuyển biến tiến bộ. Tuy nhiên còn một số tồn tại: Số người bị kết án tử hình đang quản lý trong các trại tam giam đến 30-9-2019 tăng 32,9%, nhiều án 5-7 năm, một số án kéo dài hơn 10 năm. 

Nguyên nhân đã phân tích rõ như chưa có quy định thời gian chờ xét quyết định ân giảm hoặc bác đơn xin ân giảm, thời hạn TAND ra quyết định thi hành, thời hạn thân nhân người nước ngoài làm đơn xin nhận tử thi…

Theo đại biểu Ngô Sách Thực, để kéo dài tình trạng trên có nhiều hệ lụy: Một là, kéo dài sự đau khổ của phạm nhân, để dài chi phí tốn kém, lực lượng bảo vệ rất vất vả, bị quậy phá, nhiều phạm nhân mắc các căn bênh hiểm nghèo, tìm cách thoát án, nữ tìm cách có thai, một số tìm cách tự sát… Hai là, pháp luật không được thực thi một cách nghiêm minh, trong khi ta đang tuyên truyền nâng cao thực hiện pháp luật. Án tử hình chủ yếu phạm tội ma tuý, loại tội đang cần hình phạt nghiêm khắc.

Đại biểu Ngô Sách Thực đề nghị liên ngành cần sớm thống nhất các giải pháp để thực thi án tử hình bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm minh.

Phiên chất vấn - kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV sẽ tiến hành chất vấn tại hội trường từ ngày 6 đến 8-11. Dưới đây là nội dung các buổi chất vấn tại kỳ họp.
Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu: Tín dụng đen đang hoành hành, đe dọa sự an toàn của công nhân lao động
Đại biểu Quốc hội Ngọ Duy Hiểu (đoàn TP Hà Nội) - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, hiện nay công nhân lao động đang đối mặt với sự tấn công của nhiều loại tội phạm như trộm cắp, lừa đảo, ma túy, cờ bạc, tín dụng đen, cướp giật trên đường đi làm việc...
Các vụ án cán bộ nhận hối lộ làm “nóng” diễn đàn Quốc hội
Trong phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 4-11, một trong những vấn đề được đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm là việc chứng minh hành vi phạm tội trong các vụ án tham nhũng lớn.
Bộ trưởng Tô Lâm: Điều tra phá án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,02%
Theo Bộ trưởng Bộ Công an, năm 2019 đã bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, đấu tranh làm thất bại nhiều âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, nhất là các âm mưu kích động biểu tình, gây rối, khủng bố, phá hoại.
Tránh tình trạng lợi dụng chính sách khi xóa nợ thuế
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, chiều 1-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự thảo Nghị quyết về khoanh tiền nợ thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; việc cho lùi thời gian thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và khai thác tài nguyên nước.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...