Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Đại hội XIII của Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Cập nhật: 13:32 ngày 29/06/2020
(BGĐT) - Mới đây, Báo Bắc Giang đã đăng tải tóm tắt Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang khóa XVIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025. Ngay sau đó, nhiều cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có những ý kiến đóng góp tâm huyết bổ sung vào dự thảo. 

Chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của PGS.TS Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) về phát triển du lịch. 

Theo PGS.TS Phạm Hồng Long, một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đề cập trong nhiệm kỳ 2020-2025 là: Phát triển đa dạng, linh hoạt các ngành dịch vụ cả ở khu vực thành thị và nông thôn. Hình thành một số khu du lịch, dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh, hạ tầng dịch vụ, du lịch ở TP Bắc Giang và trung tâm các huyện. Đây là nhiệm vụ phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước trong Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Dự thảo cũng nhấn mạnh giải pháp là: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ với chất lượng cao. Hình thành một số khu du lịch, dịch vụ tổng hợp cấp tỉnh, hạ tầng dịch vụ du lịch ở TP Bắc Giang và trung tâm các huyện...

Qua nghiên cứu dự thảo và tìm hiểu từ thực tiễn, ngoài những giải pháp của tỉnh, tôi xin nêu một số đề xuất. 

Thứ nhất, phát triển du lịch theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng giá trị. Theo số liệu của tỉnh, lượng khách du lịch giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,2 triệu lượt, doanh thu gần 2.100 tỷ đồng. Năm 2019 đón lượng khách đông nhất (khoảng 2 triệu lượt). Để thu hút khách du lịch hơn nữa, tỉnh cần quy hoạch đồng bộ các tuyến du lịch và khu du lịch (tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử, Đồng Cao-Sơn Động; khu di tích khởi nghĩa Yên Thế; Suối Mỡ - Lục Nam; chùa Vĩnh Nghiêm-Yên Dũng, chùa Bổ Đà, làng cổ Thổ Hà-Việt Yên; hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần - Lục Ngạn…). Tăng cường thu hút vốn đầu tư thông qua xã hội hóa. Đẩy mạnh liên kết du lịch vùng với các tỉnh, TP: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Bắc Ninh và Hà Nội. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch, nhất là đào tạo cho người dân bản địa để phát triển du lịch cộng đồng.

Thứ hai, Bắc Giang có nhiều điểm du lịch văn hóa-tâm linh, nổi bật như: Khu sinh thái-tâm linh Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế. Ngoài ra, nhiều địa điểm có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như Suối Mỡ, Khuôn Thần, hồ Cấm Sơn; rừng nguyên sinh Khe Rỗ, thác Ba Tia, suối Nước Vàng, khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử với hệ động, thực vật phong phú. 

Cùng đó còn có nhiều làng nghề truyền thống: Gốm Thổ Hà, rượu Làng Vân, mây tre đan Tăng Tiến, gốm làng Ngòi. Hằng năm, địa phương có tới 500 lễ hội lớn nhỏ; người dân còn lưu giữ nhiều nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa: Hát quan họ, ca trù, soong hao, sli cùng không ít sản phẩm đặc trưng. Do vậy, Bắc Giang cần tập trung xây dựng các dòng sản phẩm du lịch bám sát vào những tiềm năng, thế mạnh đó với hai trọng tâm: Du lịch văn hóa-tâm linh và Du lịch sinh thái-nông nghiệp.

Thứ ba, ngoài một số tỉnh, thành phố liền kề, Bắc Giang cần chú trọng kết nối du lịch với những thị trường xa hơn như: Hải Phòng, Phú Thọ, Hòa Bình, Tuyên Quang… Các thị trường này tuy xa nhưng đều có tiềm năng và ít nhiều khác biệt về dòng sản phẩm du lịch so với tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nông nghiệp vốn rất phong phú và đặc sắc của địa phương.

Yên Dũng: Điểm nhấn phát triển du lịch văn hóa - tâm linh
(BGĐT) - Nhiệm kỳ vừa qua, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đặc biệt chú trọng công tác bảo tồn di sản văn hóa. Nhờ vậy, các di sản được phát huy giá trị, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân và phát triển du lịch văn hóa- tâm linh.
Công bố tour du lịch “Về miền di sản Ninh Bình - Thanh Hóa”
Sáng 25/6, tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ công bố tour du lịch “Về miền di sản Ninh Bình - Thanh Hóa” và phát động chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2020. 
Du lịch nội địa tăng mạnh
(BGĐT)-Sau thời gian dài “đóng băng” vì đại dịch Covid-19, thời gian này, hoạt động du lịch của các công ty lữ hành bắt đầu nhộn nhịp, góp phần kích cầu du lịch trong nước.
Áp dụng chính sách kích cầu du lịch, Quảng Ninh đón trên 1,2 triệu khách
Sau một tháng áp dụng chính sách kích cầu du lịch, từ 15/5 đến giữa tháng 6, tỉnh Quảng Ninh đã đón được hơn 1,2 triệu lượt khách du lịch, doanh thu một tháng ước đạt 2,7 ngàn tỷ đồng. Lượng khách du lịch đến với Quảng Ninh tăng dần trở lại, đặc biệt vào các ngày cuối tuần.
Thể lệ cuộc thi viết về “Du lịch Bắc Giang”
Thực hiện Nghị quyết số 44 ngày 30/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020, chào mừng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Năm Du lịch Quốc gia 2021 vẫn có chủ đề "Hoa Lư - Cố đô ngàn năm"
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 4494/VPCP-KGVX gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND tỉnh Ninh Bình về việc đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2021. Theo đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đồng ý với kiến nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc giao UBND tỉnh Ninh Bình là địa phương tiếp tục phát động Năm Du lịch Quốc gia 2021. 

Tùng Chi (ghi)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...