Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

ĐBQH tỉnh Bắc Giang thảo luận về bảo vệ môi trường nước dưới đất

Cập nhật: 13:28 ngày 24/10/2020
(BGĐT)-Sáng 24/10, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang Trần Văn Lâm tham luận về bảo vệ môi trường nước dưới đất (Điều 10).

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) gồm 16 chương, 175 điều. Góp ý vào Điều 10 về Bảo vệ môi trường nước dưới đất, đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng,  đối với nước mặt, luật pháp đã chú trọng bảo vệ. Tại Chương II, mục I về bảo vệ môi trường nước trong Dự thảo đã dành hẳn  Điều 7, 8, 9 quy định rất đầy đủ, làm rõ từ những quy định chung tới các hoạt động cụ thể bảo vệ môi trường nước mặt, yêu cầu có các kế hoạch, biện pháp quản lý nhà nước đối với nguồn nước mặt. 

{keywords}

Đại biểu Trần Văn Lâm phát biểu tham luận  Điều 10 về bảo vệ môi trường nước dưới đất.

Tuy nhiên, đối với nước ngầm, Dự thảo Luật chỉ có Điều 10 với 8 khoản ngắn gọn về bảo vệ nguồn nước ngầm với các giải pháp chưa thật sự mạnh mẽ, ít hiệu quả trong thực tiễn.

Đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị nội dung về bảo vệ môi trường nước ngầm ở Điều 10 cũng phải được làm sâu sắc, cụ thể toàn diện như các vấn đề về bảo vệ môi trường nước mặt quy định tại các Điều 7,8,9, không chỉ nói bảo vệ một cách chung chung mà cần chi tiết hơn về các nhiệm vụ, giải pháp cũng như trách nhiệm của các cấp, các ngành về vấn đề môi trường nước ngầm ở nước ta. 

{keywords}

Đại biểu dự tại điểm cầu Bắc Giang.

Đại biểu đề nghị nội dung Dự thảo cần đề cập đến các giải pháp như: Đầu tư nghiên cứu khoa học; khảo sát, đánh giá trữ lượng; xây dựng hệ thống quan trắc; theo dõi chất lượng; đánh giá các nguồn nguy cơ gây ô nhiễm; quy hoạch các vị trí khai thác; hạn mức khai thác, kể cả các giải pháp công nghệ hiện đại…

Cùng đó, thúc đẩy việc nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch, quy hoạch bài bản, dài hạn; dành nguồn kinh phí đầu tư và nguồn lực quản lý thích đáng cho nhiệm vụ này. Có như vậy nguồn tài nguyên nước ngọt vô cùng hạn hẹp, quý giá mới có thể được bảo vệ, khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả phục vụ cho việc phát triển bền vững, lâu dài của đất nước.

Đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang): Không nên hạn chế quyền thành lập chi nhánh của doanh nghiệp
(BGĐT) - Tiếp tục kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, chiều 23/10, các đại biểu thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Ông Trần Văn Lâm, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang tham luận một số ý kiến. 
Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri: Nhiều kiến nghị về chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở
(BGĐT) - Ngày 24/9, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bắc Giang gồm các ông, bà: Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hà Thị Lan, Phó trưởng Phòng Chính sách, Ban Dân tộc tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Sơn Động trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021. 
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang tiếp xúc cử tri tại huyện Lục Ngạn
(BGĐT) - Ngày 23/9, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang gồm ông Trần Văn Lâm, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; Trung tướng Dương Đình Thông, Chính ủy Quân khu 1 tiếp xúc cử tri các xã: Biển Động, Phú Nhuận, Kim Sơn, Tân Lập, Đèo Gia và Nam Dương (huyện Lục Ngạn). 
Công Doanh 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...