Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 35 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giảm chi thường xuyên, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Cập nhật: 14:10 ngày 24/10/2017
Đưa chi thường xuyên về 50%, kiểm soát rủi ro về tài chính, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN) Việt Nam, cần linh hoạt hơn trong phân bổ vốn... là những đề xuất của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018.
{keywords}

Đại biểu Quốc hội đoàn TP Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa phát biểu thảo luận ở tổ.

"Bức tranh kinh tế đẹp"

Sáng nay, các ĐBQH thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế 2017, kế hoạch phát triển kinh tế 2018. Theo các ĐBQH, tình hình phát triển kinh tế có nhiều khởi sắc. Trước đó, đã có lo ngại năm 2017 khó thực hiện mục tiêu tăng trưởng đạt 6,7%, nhưng rất đáng vui mừng khi báo cáo của Chính phủ cho thấy tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,41%, ước cả năm đạt 6,7%. Đặc biệt, năm nay là lần đầu tiên hoàn thành được 13 chỉ tiêu đã được QH thông qua, trong đó có 5 chỉ tiêu vượt và 8 chỉ tiêu đạt kế hoạch.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân, lạm phát được kiểm soát, lãi suất kéo giảm được, đồng tiền ổn định nhất trong thời gian qua. “Chúng ta giảm được 4.000 tỷ đồng bội chi, giữ được mức bội chi 3,5% trên GDP; hiện nợ công 62,6% so với mức trần 65%. Đây là bức tranh đẹp”, ĐB Trần Hoàng Ngân nhấn mạnh.

ĐB Trương Trọng Nghĩa cũng cho rằng, tăng trưởng quý III-2017 cao là điều rất đáng mừng, từ đó mở ra khả năng đạt GDP cả năm là 6,7%. Vấn đề là làm sao để phát triển bền vững. “Đánh giá của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho thấy, tăng trưởng vừa rồi là tăng trưởng cao vọt lên trong ngắn hạn, ít dựa vào cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, mà đây mới là tăng trưởng trung và dài hạn. Điều này cho thấy căn bệnh thâm niên của nền kinh tế chưa được khắc phục đáng kể. Nếu muốn tăng trưởng bền vững thì phải tính toán thế nào để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và nâng tỷ lệ nội hoá”, ĐB  Nghĩa bày tỏ sự băn khoăn.

Cũng theo ĐB Nghĩa, thâm hụt ngân sách hiện nay nổi lên là vấn đề tham nhũng. Trước mắt, 12 dự án thua lỗ cần phải mạnh mẽ xử lý các dự án đó, đồng thời xử lý trách nhiệm. Khuyến nghị chung là cần dẹp bỏ một số dự án. Bởi với những dự án nghìn tỷ thua lỗ, thì cũng với số tiền đó đầu tư về vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào thiên tai thì rất có hiệu quả. 

“Thâm hụt ngân sách do tăng chi và chi không hợp lý, không hiệu quả chứ không phải do nguồn thu giảm. Tổng tỷ lệ huy động thuế và phí là 21,8% GDP, so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ này cao hơn rất nhiều”, ĐB Nghĩa dẫn chứng.

Tăng năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam

{keywords}
Bà Hoàng Thị Hoa, thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang thảo luận tại tổ. 

Về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2018, các ĐBQH ủng hộ mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,7%. ĐB Hoàng Văn Cường cho rằng, năm 2018 điều kiện tăng trưởng kinh tế có thể tốt hơn năm 2017, do đó không phải quá khó khăn đạt mục tiêu 6,5 - 6,7% như Chính phủ đặt ra. “Tuy nhiên, tại sao có nhiều thuận lợi như vậy mà Chính phủ không đặt mục tiêu tăng trưởng cao hơn mà đặt trong khoảng an toàn? Điều này chứng tỏ mục tiêu của Chính phủ không phải chạy theo quy mô mà phương châm là tăng trưởng bền vững và hiệu quả”, ĐB Cường nói.

Theo ĐB Trần Hoàng Ngân, thời gian qua nền kinh tế tăng trưởng tích cực, nhưng thời gian tới có một số vấn đề cần chú ý đó là năng lực cạnh tranh của các DN Việt Nam. Hiện nay, đầu tư nước ngoài tăng tạo bức tranh cạnh tranh với DN trong nước. Điều này cũng cho thấy DN trong nước cần sự hỗ trợ tích cực để tăng khả năng cạnh tranh. Luật Doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thông qua nhưng chính sách hỗ trợ chưa rõ nét, giải pháp còn ít để thúc đẩy DN Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, cần kiểm soát rủi ro về tài chính. Hiện nay, vốn hoá thị trường tài chính Việt Nam đã lên tới 93% GDP, dư nợ tín dụng đạt hơn 12% GDP, cần phải kiểm soát rủi ro.

ĐB Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chi thường xuyên hiện nay là 70% (năm 2017) trong khi con số này cách đây 2 năm mới là 51%. “Hiện chúng ta vay nợ, nếu không vay thì chi thường xuyên “ăn” hết luôn, không còn cho đầu tư nữa. Cần đưa chi thường xuyên về 50-60% thì mới có ngân sách để phát triển”, ĐB Nghĩa nhấn mạnh. 

ĐB Phạm Phú Quốc cũng cho rằng, nếu đặt chỉ tiêu khu vực đô thị tỷ lệ thất nghiệp dưới 4% thì rất “lo ngại”, vì tổ chức ILO đã cảnh báo dự kiến 1-2 thập niên tới với cuộc cách mạng 4.0 thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao hơn nhiều (khoảng 65%). Vì vậy cần tính toán, phân tích lại tỷ lệ này. 

ĐB Trần Anh Tuấn cũng cho rằng, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm linh hoạt trong điều hành phân bổ vốn đầu tư, nhưng thực tế vẫn có nhiều dự án chưa giải ngân hết, nhiều dự án thiếu vốn (như dự án Bến Thành-Suối Tiên-TP Hồ Chí Minh) và đề nghị Chính phủ cần linh hoạt hơn trong vấn đề này, nhất là đối với dự án trọng điểm.  

Theo Xuân Phong-Thu Trang/Tin tức


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...