Thứ tư, 01/05/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận trách nhiệm về khủng hoảng thừa lợn

Cập nhật: 14:58 ngày 13/06/2017
Sáng 13-6, Quốc hội đã khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì điều hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &PTNT Nguyễn Xuân Cường xoay quanh nhóm vấn đề thứ nhất về các giải pháp đột phá và lộ trình thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong thời gian tới; biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm,...
{keywords}
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. 

Dư thừa lợn cho chế biến và tổ chức thị trường yếu

Trong nửa đầu phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tập trung hỏi về vấn đề khủng hoảng thịt lợn và quy hoạch lại ngành nông nghiệp để không lặp lại tình trạng “được mùa, rớt giá”, điển hình như các cuộc “giải cứu” lợn, dưa hấu, hành tím trong thời gian qua. ĐB Tôn Ngọc Hạnh (Bình Phước) nêu câu hỏi, điệp khúc “được mùa mất giá” liên tục xảy ra, Bộ Nông nghiệp&PTNT sẽ có giải pháp gì?

Theo Bộ trưởng Nông nghiệp&PTNT Nguyễn Xuân Cường, đây là vấn đề chung của ngành nông nghiệp, vì sức sản xuất của nông nghiệp Việt Nam quá lớn nhưng khâu tổ chức thị trường, chế biến còn yếu. Đặc biệt khi hội nhập thế giới thì các tiêu chuẩn, quy chuẩn, phải được hoàn thiện. Do vậy, từng ngành hàng cần có thời gian, thay đổi tư duy quản lý, đầu tư… Trước mắt, trong thời gian ngắn không thể tránh khỏi tình trạng nơi này thừa, nơi kia thiếu. Hơn nữa, từ tín hiệu thị trường thế giới, Việt Nam sẽ quy hoạch vùng sản xuất, nhà máy… để đáp ứng nhu cầu thị trường, chặng đường này còn gian khổ nhưng phải làm.

Về vấn đề thịt lợn, ĐB Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) nêu câu hỏi, căn cứ vào đâu để ngành nông nghiệp phê duyệt phát triển chăn nuôi. Vì tổng đàn lợn hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với quy hoạch mà thị trường đã dư thừa và lúng túng trong việc  giải quyết?

Bộ trưởng Cường cho biết, sức sản xuất của ngành chăn nuôi tăng trưởng quá nhanh. Chỉ trong vài năm, sản lượng thịt đã tăng hơn 3,6 lần, ví dụ thịt lợn tăng 3 triệu tấn lên 5 triệu tấn/năm … khối lượng thịt tăng khổng lồ trong thời gian ngắn. Sau 10 năm, đàn lợn nái từ 2 triệu con đã tăng lên 4,2 triệu con. Hơn nữa, những năm gần đây, không có dịch bệnh nên sức tăng trưởng của ngành chăn nuôi càng nhanh. Bên cạnh đó, trước đây 75% lượng thịt trên mâm cơm là thịt lợn, nhưng giờ đã thay đổi sang các loại khác như trứng, gia cầm, gia súc…

Ngoài ra, việc tổ chức ngành hàng chưa tốt, vẫn còn 3 triệu hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ. Chế biến tách rời khỏi sản xuất, kém nhất trong các ngành hàng. Trong 24 đơn vị chế biến, số đơn vị chế biến sâu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn lại vẫn là bán tươi tại chợ. Xuất khẩu lợn mỗi năm chỉ 20.000 tấn lợn sữa/năm, còn lại chủ yếu là tiểu ngạch. Các thị trường khác hầu như xuất khẩu được. Tóm lại, hai khâu chế biến và tổ chức thị trường rất yếu, dẫn tới tình trạng dư thừa thịt.

Trong khi đó, quy hoạch chưa tính theo nhu cầu thực tế mà lấy theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chưa tính tới tương quan với các ngành hàng khác. Thứ hai, khi hội nhập, các dòng sản phẩm sẽ được nhập về. Thứ 3, sản xuất chuỗi, quy mô lớn cũng chưa tốt. Dẫn tới ngành thịt lợn bị ùn ứ và có trách nhiệm của ngành nông nghiệp. 

Sản xuất phải dựa trên tín hiệu thị trường

Trả lời thêm về việc phát triển thị trường của các ĐBQH, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, phát triển thị trường là mệnh lệnh, không có thị trường không có sản xuất. Việt Nam phải thực hiện cam kết quốc tế nhưng sẽ rà soát lại các hiệp định để tận dụng được cơ hội, trao đổi thương mại. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ cùng Bộ Công thương đánh giá lại công tác quản lý thị trường, từ đó đưa ra được biện pháp trong thời gian tới. Ví dụ Nhật xuất táo sang Việt Nam, chúng ta sẽ xuất thanh long sang Nhật… 

{keywords}

Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh chất vấn thành viên Chính phủ.

Về quy hoạch, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xây dựng các trục sản phẩm quốc gia, những ngành hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD ( khoảng10 sản phẩm). Trục sản phẩm thứ 2 mang đặc thù của tỉnh như: Vải thiều Thanh Hà, Lục Ngạn…. Trục thứ 3 là các sản phẩm địa phương, quy hoạch, tổ chức sản xuất, chế biến.  

Cùng tham gia trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng, sản xuất phải dựa trên tín hiệu thị trường. Ví dụ, tốc độ tăng trưởng thịt lợn nhanh, nhưng công tác thị trường còn nhiều tồn tại. Muốn xâm nhập thị trường các nước thì phải mở cửa về mặt thương mại và thủ tục hành chính, rào cản thương mại. Ví dụ, chúng ta chưa bảo đảm an toàn dịch bệnh nên gặp khó khăn khi xuất khẩu lợn chính ngạch sang Trung Quốc. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công thương cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cử nhiều đoàn sang Trung Quốc để đàm phán. Tuy nhiên, phải tuyên bố vùng không có dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, một mặt hàng xuất khẩu được cần từ 3-7 năm chuẩn bị. Bộ Công thương sẽ cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp để quy hoạch, sản xuất sản phẩm tốt, có giá thành cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh. Ví dụ thịt lợn, chăn nuôi của Việt Nam giá thành cao hơn Mỹ. Do vậy, phải có đánh giá đúng. Cơ quan quản lý phải định hướng, phát huy trách nhiệm của mình.

Theo Tin tức





Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...