Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những vụ án mạng do người tâm thần gây ra tại Bắc Giang

Cập nhật: 16:06 ngày 05/06/2019
(BGĐT)- Bình thường họ là những người hiền lành, nhút nhát… nhưng khi tâm lý không ổn định, người tâm thần sẵn sàng tấn công người khác, tự làm hại bản thân. Xót xa hơn, trong nhiều vụ việc, nạn nhân bị sát hại lại chính là người ruột thịt của mình.
Người thân sát hại người nhà 

5 năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang xảy ra nhiều vụ án giết người do người mắc bệnh tâm thần hoặc từng có bệnh án tâm thần gây ra. Một số vụ điển hình như: 

Ngày 3-6-2019, Ngô Đình Luận (SN 1986) trú ở xã Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa đã ra tay giết hại bố đẻ mình là ông Ngô Đình Dũng (SN 1967).

Luận là bệnh nhân tâm thần điều trị ngoại trú tại gia đình nên ông Dũng thường xuyên nhắc nhở con uống thuốc. Tuy nhiên, Luận lại cho rằng mình đã khỏi bệnh, việc bố bắt uống thuốc là có ý coi thường, dẫn đến tâm lý bức xúc. 

Khoảng 15 giờ ngày 3-6, Luận bất ngờ ném chiếc điều khiển vô tuyến vào ông Dũng đang cùng cháu trai 6 tuổi (con của Luận) ngủ ở nền nhà. Không thấy bố phản ứng, Luận chạy xuống bếp lấy con dao dài hơn 40cm chém bố nhiều nhát dẫn đến tử vong. 

Rạng sáng 3-4-2019, chị Triệu Thị Hạnh (SN 1987) ở thôn Việt Thắng Làng, xã Đồng Phúc (Yên Dũng) phát hiện chồng là anh Trần Văn Lộc (SN 1983) nằm chết tại hành lang trước cửa phòng ngủ tầng một của gia đình, trên ngực có hai vết thương rỉ máu. 

Anh Lộc là lái xe chở công nhân, có tiền sử bệnh thần kinh. Gia đình cho biết trước khi vụ việc xảy ra anh có nhiều biểu hiện bất thường. Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định do anh tự sát.

Ngày 17-9-2018, Nguyễn Văn Lương (SN 1966), trú tại thôn Hòa Bình, xã Đồng Tân (Hiệp Hòa) bất ngờ dùng đòn tre đánh vào đầu vợ mình là Nguyễn Thị Việt (SN 1967) khiến người này bị thương. 

Chứng kiến cảnh con trai đánh vợ, bà Nguyễn Thị Tiệp (SN 1930) có ý can ngăn thì tiếp tục bị Lương dùng hung khí chém nhiều nhát vào cơ thể khiến nạn nhân gục ngay tại chỗ và tử vong ngày hôm sau.

Gây án xong, Lương tự lấy dao đâm nhiều nhát vào bụng. Được biết, Lương  nghiện rượu, thần kinh không bình thường, liên tục uống say rồi gây gổ với người thân. Chị gái Lương cũng bị thần kinh điều trị tại nhà.

Trước đó, trưa 7-4- 2018, ông Dương Minh Sơn (SN 1957, bị bệnh tâm thần, sống một mình đã lâu năm) ở thôn Vườn, xã Xuân Hương (huyện Lạng Giang) đã dùng vồ gỗ đập liên tiếp vào người em trai là Dương Minh Công (SN 1965) và hàng xóm là Hà Văn Tiến (SN 1943) khiến cả hai tử vong. 

Nguyên nhân ban đầu dẫn đến vụ việc là do mâu thuẫn cãi vã giữa Sơn và em trai. Ông Tiến vào can ngăn cũng bị đánh tử vong.

{keywords}

Ông Dương Minh Sơn bị tâm thần và căn nhà nơi xảy ra án mạng làm hai người thân tử vong.

Đêm 22-8-2015, Nguyễn Văn Hùng (SN 1964), trú tại số nhà 175, thôn Mỹ Cầu, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) đã dùng búa đập vào đầu anh trai là ông Nguyễn Văn Thái (SN 1955, ở cùng địa chỉ trên) khiến ông Thái tử vong. 

Khi bà Vũ Thị Lương (SN 1968) phát hiện sự việc đã hô hoán hàng xóm thì Hùng lại tiếp tục ra tay sát hại. Hùng bị bệnh tâm thần đã được chữa trị từ năm 2003, vừa mới ra viện được hơn một tháng thì gây ra án mạng. 

Cùng năm đó, tại thôn Phương Lạn 2, xã Phương Sơn (Lục Nam), Đỗ Văn Thành (SN 1990, bị tâm thần) dùng cuốc sát hại em ruột là Đỗ Thị Thủy (SN 1996) chỉ vì bị gọi là “thằng dở”. 

Ở thôn Xuân Phú, xã Xuân Phú (Yên Dũng), Trần Văn Chiến (SN 1973) khi phát hiện em mình là Trần Văn Thắng (SN 1975) bị cảm chết nên tinh thần bị kích động. Y đã vô cớ chém chết chị Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1962) ở cùng thôn. Anh Nguyễn Văn Minh (SN 1967- em ruột chị Nguyệt) khi thấy tiếng la hét chạy ra cũng bị Chiến sát hại. 

Chiều ngày 9-8-2015 tại bờ đê trên đỉnh cống Chợ Xa thuộc thôn Vườn, xã Đan Hội (huyện Lục Nam), anh Vũ Trí Tráng (SN 1970), Trưởng Công an xã Đan Hội đang ngồi chơi thì bị Dương Văn Quy (SN 1984) là người cùng thôn dùng búa tạ đánh mạnh vào đỉnh đầu làm anh Tráng chết ngay tại chỗ. 

Quy là bệnh nhân có biểu hiện tâm thần từ năm 2011 nhưng gia đình chưa đưa đi chữa trị…

Nguy hiểm rình rập

Việc liên tiếp xảy ra các vụ án giết người mà đối tượng gây án đều là bệnh nhân tâm thần và có tiền sử tâm thần gây ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh trật tự và trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 

Đáng lo ngại là hiện nay có nhiều người bị tâm thần, thậm chí mức độ nặng nhưng không được gia đình cho đến bệnh viện chữa trị, vẫn để họ sống chung cùng gia đình như vậy rất nguy hiểm. Người tâm thần thường dễ bị kích động, dễ gây ra những hành vi nguy hiểm cho những người xung quanh. 

{keywords}

Không nên chủ quan chung sống với người tâm thần mà không có sự tư vấn, điều trị của bác sĩ.

Đã đến lúc cần có những giải pháp tích cực để phòng chống loại tội phạm có liên quan đến bệnh tâm thần. Trong đó cần có những quy định pháp luật, hỗ trợ tài chính để đưa những người bị bệnh tâm thần đi chữa trị. 

Đó không chỉ là biện pháp nhân đạo mà còn là cách phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm nhưng khó lường này. 

Ngành y tế, công an và cả chính quyền địa phương cần cảnh báo, nhắc nhở, theo dõi thường xuyên để có giải pháp ứng xử đúng mức với người bệnh tâm thần đang sống tại cộng đồng dân cư, phòng tránh kịp thời việc người bệnh tâm thần gây ra thảm họa cho gia đình và cộng đồng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta hiện có khoảng 15% dân số mắc các chứng rối loạn tâm thần phổ biến, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng.

Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp nhất như: Trầm cảm, động kinh, rối loạn hành vi, tâm thần phân liệt... đã có hơn 13 triệu người mắc, trong đó khoảng 40% bệnh nhân ở độ tuổi dưới 30.

{keywords}

Bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Giang đang điều trị cho hàng trăm bệnh nhân.

Những dấu hiệu nhận biết về bệnh tâm thần 

Mức độ nhẹ: Mất ngủ, ăn kém ngon miệng; buồn phiền, lo lắng hoặc bất an hay vui vẻ, hoạt động quá mức; giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động hoặc học tập; hay cáu gắt, tức giận hoặc khó kìm chế cảm xúc, rối loạn thần kinh thực vật (run, ra nhiều mồ hôi, thổn thức, hồi hộp, bó ngực, đánh trống ngực...).

Mức độ trung bình: Hay gây gổ, cãi nhau vô cớ, xung động không phù hợp.

Mức độ nặng: Đánh người, đập phá, công kích, tấn công hay hành vi nguy hiểm khác (chẳng hạn: Giết người, tự sát hoặc giết người rồi tự sát), hoang tưởng (ý nghĩ kỳ lạ), ảo giác (kỳ lạ qua các giác quan).

Các hoang tưởng và ảo giác chi phối hành vi của người bệnh nên có thể hành vi nguy hiểm của người bệnh do hoang tưởng hoặc và ảo giác chi phối gây ra.

Hiệp Hòa: Con tâm thần giết cha
(BGĐT) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang vừa thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Ngô Đình Luận (SN 1986) ở thôn Lý Viên, xã Bắc Lý (Hiệp Hòa) để điều tra về hành vi giết người.
"Mánh khóe" làm giả hồ sơ bệnh án tâm thần của Phó trưởng khoa Bệnh viện tâm thần
Cơ quan tố tụng cáo buộc bác sĩ Thân Thái Phong, cựu Phó trưởng khoa Tâm thần – Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (BVTT TW1) đã có hành vi nhận hối lộ để giúp Lê Thanh Tùng nhằm thoát khỏi sự trừng trị của pháp luật. 
Tuấn Minh (Tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...