Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

An ninh
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thường xuyên đôn đốc, bảo đảm chất lượng tố tụng

Cập nhật: 18:33 ngày 07/11/2018
(BGĐT) - Trước thực trạng án liên quan đến các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình có chiều hướng gia tăng, TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử, qua đó, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân.

Mỗi năm, trung bình TAND huyện Việt Yên xét xử từ 550 đến 600 vụ án. Trong đó chiếm tới 2/3 là án dân sự, hôn nhân gia đình. Vướng mắc chung khi giải quyết án dân sự là một số đương sự chưa hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật nên còn có thái độ bất hợp tác, gây khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết. 

{keywords}

Các thẩm phán TAND huyện Việt Yên họp bàn giải quyết án dân sự.

Đơn cử như vụ án giữa đương sự là bà Bùi Thị G (SN 1959) ở thôn Thổ Hà, xã Vân Hà với bị đơn là bà Hoàng Thị B, thôn Xuân Lạn, xã Hương Mai, theo quy định bà G phải trả cho bà B số tiền nợ 132 triệu đồng. Tuy nhiên bà B một mực cho rằng bà G phải trả cho mình 232 triệu, bao gồm cả số tiền 100 triệu do con gái bà G vay. Thụ lý vụ án, thẩm phán phải trực tiếp đi tìm hiểu, xác minh cặn kẽ và giải thích rõ cho hai bên, trên cơ sở đó yêu cầu đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Theo ông Nguyễn Hải Vinh, Chánh án TAND huyện Việt Yên: "Để bảo đảm tiến độ giải quyết án, ngay từ đầu năm nay, Chi bộ đã ban hành nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo, chỉ đạo xét xử án dân sự, hôn nhân gia đình. Theo đó, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, từng đồng chí đảng viên là thẩm phán phải chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết án trong từng tháng, định kỳ hằng tuần báo cáo với lãnh đạo đơn vị. Với những vụ án phải gia hạn, yêu cầu thẩm phán đề xuất trước khi hết hạn chuẩn bị xét xử 3 ngày. Nhờ đôn đốc, chỉ đạo thường xuyên, tỷ lệ giải quyết án dân sự hằng năm ở đơn vị đạt từ 95% trở lên".

Là một trong những địa phương có lượng án dân sự, hôn nhân gia đình lớn, với gần 800 vụ mỗi năm. Từ đầu năm đến nay, TAND huyện Lạng Giang đã thụ lý và xét xử gần 700 vụ. Quá trình xét xử án, các thẩm phán luôn chú trọng tới công tác hòa giải trong tố tụng dân sự. Đây được coi là phương thức hiệu quả để bảo đảm quyền quyết định, tự định đoạt của đương sự, hạn chế việc kháng cáo, kháng nghị. Ví như án về hôn nhân gia đình, 10 tháng qua, đơn vị có 57/383 vụ thông qua hòa giải, người đứng đơn đã tự nguyện rút đơn.

10 tháng qua, TAND hai cấp thụ lý hơn 6.000 vụ việc về dân sự, hôn nhân gia đình, tăng gần 500 vụ việc so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó đã giải quyết hơn 3.500 vụ, công nhận thuận tình hơn 1.700 vụ, số còn lại là đang xử lý, đình chỉ, tạm đình chỉ và chuyển hồ sơ giải quyết theo thẩm quyền.

Được biết, để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án dân sự, hằng năm, ngoài duy trì kiểm tra định kỳ, TAND tỉnh còn tổ chức kiểm tra đột xuất về giải quyết án dân sự đối với các đơn vị tòa cấp huyện. Nội dung kiểm tra tập trung vào trình tự tố tụng, thời gian giải quyết án từ khâu tiếp nhận đơn đến khi kết thúc. Cùng đó, chú trọng công tác đào tạo, tổ chức tập huấn cho đội ngũ Thẩm phán, Thư ký và Hội thẩm nhân dân về chuyên môn, cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn xét xử. 

Đối với những vụ án dân sự phức tạp yêu cầu các đơn vị giao cho Thẩm phán có nhiều kinh nghiệm giải quyết nhằm bảo đảm việc xét xử có chất lượng, không để quá hạn. Trước yêu cầu cải cách tư pháp, TAND hai cấp còn chủ động phối hợp cùng Viện Kiểm sát nhân dân thực hiện phiên tòa xét xử rút kinh nghiệm đối với án dân sự, hôn nhân gia đình bằng hình thức trực tuyến. Thực hiện công khai một số bản án, quyết định của Tòa lên cổng thông tin điện tử của TAND Tối cao.

Mới đây, tại buổi làm việc với Ban Pháp chế HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật tố tụng dân sự, ông Thân Quốc Hùng, Phó Chánh án TAND tỉnh cho biết: “Thời gian tới, TAND hai cấp của tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện việc đổi mới phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp, trong đó quán triệt các Thẩm phán thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng, đặc biệt là nghĩa vụ chứng minh, xác định sự thật khách quan của vụ việc, các vấn đề pháp lý tranh chấp cần giải quyết trong vụ án. Mặt khác, quan tâm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ thẩm phán, thư ký”.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành kiểm sát: Bảo đảm chất lượng xét xử, điều tra án
(BGĐT) - Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những biện pháp đổi mới nghiệp vụ được Viện KSND hai cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tích cực triển khai nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cải cách tư pháp.
 
Nâng cao hiệu quả giải quyết, xét xử án dân sự
(BGĐT)- Chiều 28-8, đoàn công tác của Ban Pháp chế HĐND tỉnh do đồng chí Vũ Mạnh Hùng, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã giám sát tại Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh về việc chấp hành pháp luật về tố tụng dân sự. Cùng dự có đồng chí Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
 
Trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng: Góp phần xét xử đúng người, đúng tội
(BGĐT) - Chủ động khắc phục khó khăn, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác TGPL trong hoạt động tố tụng. Qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được TGPL.
 
Xét xử án ma túy kết hợp tuyên truyền pháp luật
(BGĐT) - Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, bên cạnh công tác xét xử, TAND hai cấp trong tỉnh còn chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngay tại phiên tòa. Các bản án được tuyên bảo đảm đúng người, đúng tội, có tính răn đe cao, nhất là đối với những đối tượng có nguy cơ dễ tái phạm.
 

Tuệ An

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...