Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tết Nguyên tiêu Hội An đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cập nhật: 20:29 ngày 05/02/2023
Ngày 5/2 (Rằm tháng Giêng năm Quý Mão), tại phố cổ Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Nguyên tiêu Hội An.
{keywords}

Lãnh đạo thành phố Hội An đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tết Nguyên tiêu ở Hội An.

Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn chia sẻ: Những giá trị đặc trưng của Tết Nguyên tiêu ở Hội An là kết quả của quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa Việt Nam, Nhật Bản, Trung Hoa tại thương cảng quốc tế Hội An, được các thế hệ người dân nơi đây trân trọng giữ gìn và nay đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Tết Nguyên tiêu ở Hội An bao đời nay không chỉ riêng cộng đồng người Việt mà cả cộng đồng người Hoa tổ chức với nhiều nghi thức tế lễ, tín ngưỡng, sinh hoạt vui chơi giải trí cộng đồng tạo thành một lễ hội truyền thống, tập quán xã hội đặc trưng của cư dân Hội An.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hội An, mỗi cộng đồng cư dân địa phương có tục lệ cúng tế Tết Nguyên tiêu theo cách riêng nhưng có điểm chung là nhân ngày rằm đầu tiên của một năm, người dân bày tỏ tấm lòng tôn kính đối với các chư vị Phật, vị thần và bậc tiền nhân. Người dân cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời tổ chức lễ hội mừng xuân để bước vào một năm mới với bao ước vọng tốt đẹp. Đây vừa là dịp lễ hội, ngày cúng tế cầu an, tế tự, xin lộc đầu năm ở nhiều di tích tín ngưỡng trên địa bàn thành phố và các hội quán trong khu phố cổ Hội An. Đây sẽ là một sản phẩm du lịch độc đáo trong tương lai.

Phát biểu tại buổi lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Tết Nguyên tiêu Hội An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nhấn mạnh, Tết Nguyên tiêu Hội An vinh dự đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là sự trân trọng và ghi nhận của Nhà nước đối với di sản này.

“Tết Nguyên tiêu ở Hội An được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa là niềm vui, niềm tự hào to lớn của chính quyền và nhân dân thành phố Hội An, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân - chủ thể di sản đã đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn sự phong phú, đa dạng của kho tàng di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Di sản này chắc chắc sẽ trở thành sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo đối với du khách mỗi khi đến Di sản Văn hóa thế giới Hội An” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu kỳ vọng.

Lễ hội Cổ Loa được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Tối 26/1/2023 (mùng 5 Tết), tại Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, UBND huyện Đông Anh tổ chức Lễ công bố Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và Lễ hội Cổ Loa.
Lễ hội đền Đông Cuông trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nước mắm Phú Quốc được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 16/12, tại thành phố Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ đón nhận Bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian “Nghề làm nước mắm ở Phú Quốc” của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao.
Việt Nam có thêm hai Di sản tư liệu được ghi vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào lúc 12 giờ 30 (10 giờ 30 giờ Việt Nam) ngày 26/11/2022 tại Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) diễn ra ở Thành phố Andong (Hàn Quốc), đã thông qua hai hồ sơ "Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng" và "Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)" là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...