Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng văn hóa đọc trong gia đình: Bồi đắp tri thức, kết nối yêu thương

Cập nhật: 09:10 ngày 20/04/2022
(BGĐT) - Thói quen đọc sách ở mỗi gia đình tạo nền tảng quan trọng để hình thành và phát triển trí tuệ, làm giàu thêm vốn tri thức của mỗi cá nhân, kết nối sợi dây tình cảm giữa các thành viên.   

Đọc sách từ nhỏ

Hộ ông Nguyễn Văn Riễn ở thôn Sấu, xã Liên Chung (Tân Yên - Bắc Giang) duy trì thói quen đọc sách nhiều năm nay. Ông bà sinh được 4 người con đều đã trưởng thành. Khi chưa nghỉ hưu, ông Riễn là giáo viên dạy Toán nhưng rất say mê văn chương. Ông rèn thói quen đọc sách cho các con từ khi còn nhỏ bằng cách thường xuyên sưu tầm những quyển sách hay, phù hợp với lứa tuổi.

{keywords}

Học sinh chọn mua sách tại Nhà sách Tiến Thọ (TP Bắc Giang).

Dù bận rộn đến mấy nhưng hằng ngày ông đều dành thời gian đọc sách cùng con. Hơn 30 năm trước, cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, nhiều gia đình cho con nghỉ học nhưng ông vẫn rong ruổi tìm đến các thư viện của huyện và trường hoặc đạp xe xuống thị xã Bắc Giang để mượn, mua sách về cho các con đọc.

Hiện tủ sách gia đình ông có hơn một nghìn cuốn các loại, từ văn học, y học, đến phật giáo, tất cả được nhập mã lên máy tính cẩn thận. Bà con hàng xóm nếu có nhu cầu sẽ được mượn sách đọc miễn phí. Các con ông tuy mỗi người lập nghiệp một nơi, công việc khác nhau nhưng ai cũng đều có tủ sách gia đình.

Năm nay, dù gần 80 tuổi nhưng ông Riễn và vợ vẫn duy trì thói quen đọc sách. "Mỗi ngày, tôi đọc 40- 50 trang vừa mở mang kiến thức, vừa chống lão hóa. Vợ tôi cũng thường xuyên đọc những sách về phật giáo, sức khỏe", ông Riễn nói.

Chị Đỗ Thị Huệ, thôn Dĩnh Sơn, xã Trung Sơn (Việt Yên) làm viên chức nhà nước, chồng kinh doanh tự do, cả hai đều ham đọc sách. 3 con của chị chăm ngoan, thông minh, học giỏi. Phòng ở của mỗi thành viên đều có một giá sách từ vài chục đến vài trăm quyển. 

{keywords}

Gia đình chị Đỗ Thị Huệ, thôn Dĩnh Sơn, xã Trung Sơn (Việt Yên) luôn chú trọng việc đọc sách.

Nhóm sách gia đình chị sưu tầm chủ yếu là sức khỏe, tâm lý, tiểu thuyết, kỹ năng sống, tiếng Anh, tiếng Trung. Mỗi khi tiết kiệm được khoản nhỏ từ tiền tiêu vặt bố mẹ cho, các con chị lại dùng để mua sách. Hiện con gái lớn đã tốt nghiệp đại học, ra trường làm phiên dịch cho một doanh nghiệp nước ngoài. Con gái thứ hai đang học lớp chuyên Trung, Trường THPT Chuyên Bắc Giang. 

Con trai út, đang học lớp 6 rất giỏi tiếng Anh. "Mỗi tối, gia đình tôi thường đọc sách khoảng 30- 45 phút trước khi đi ngủ. Cuối tuần, cả nhà thường dành thời gian rảnh rỗi trao đổi về những cuốn sách hay đã đọc. Việc đọc sách, cùng quan tâm trao đổi về những cuốn sách hay khiến các thành viên trong gia đình gắn kết với nhau hơn", chị Huệ tâm sự.

Tạo môi trường, cảm hứng đọc sách

Đọc sách giúp phát triển trí tuệ, làm giàu thêm vốn tri thức, hoàn thiện nhân cách. Chú trọng, duy trì văn hóa đọc trong gia đình giúp mỗi thành viên, đặc biệt là con trẻ tự tin trong cuộc sống, hình thành thói quen tự nghiên cứu, học tập suốt đời của mỗi người; gắn kết, tạo nên “sức mạnh mềm” cho mỗi gia đình và cộng đồng. 

{keywords}

Dù gần 80 tuổi song ông Nguyễn Văn Riễn, thôn Sấu, xã Liên Chung (Tân Yên) vẫn duy trì thói quen đọc sách hằng ngày.

Lợi ích của việc đọc sách là thế song trước tác động mặt trái của kinh tế thị trường cùng nhiều thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, quỹ thời gian của mỗi người ưu tiên cho công việc cùng với sự xuất hiện của các thiết bị thông minh thuận tiện để thỏa mãn nhu cầu giải trí dẫn đến thói quen đọc sách của không ít người dần bị mai một.

Ở phần lớn các gia đình, nhất là gia đình trẻ phổ biến tình trạng mỗi thành viên thường ôm khư khư trên tay chiếc điện thoại thông minh, dành quá nhiều thời gian cho việc lướt web, chơi games, đọc các tin tức trên mạng xã hội mà ít chú trọng đến việc đọc sách. 

Nhiều gia đình đầy đủ tiện nghi sang trọng, đắt tiền nhưng trong nhà thiếu vắng tủ sách. 

Đối với những gia đình có trẻ em, việc xuất hiện tủ sách còn giúp chúng được tham gia vào các sinh hoạt văn hóa từ sớm và liên tục trong suốt thời ấu thơ. 

Để xây dựng văn hóa đọc trong gia đình, các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương quan tâm công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách; ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là mô hình thư viện điện tử, tạo môi trường đọc sách thuận tiện, thân thiện, đáp ứng nhu cầu của mọi người đọc.

Đây là nền tảng quan trọng cho trẻ trưởng thành về tâm hồn, trí tuệ. Thực tế, nhiều cha mẹ chỉ chăm lo cho việc học của con bằng cách cho trẻ đi học thêm hết lớp này đến lớp khác mà bỏ quên công việc quan trọng này. Đặc biệt, khi cả nhà cùng đọc sách, sợi dây kết nối tình cảm giữa cha mẹ và con cái, anh chị em trở nên bền chặt, sâu sắc hơn.

Theo các chuyên gia, để xây dựng văn hóa đọc trong gia đình, các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương cần đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc đọc sách; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là mô hình thư viện điện tử, số hóa các tài liệu, tạo môi trường đọc sách thuận tiện, thân thiện, đáp ứng nhu cầu của người đọc ở mọi giới, mọi lứa tuổi. 

Mỗi gia đình nên có không gian phù hợp như phòng đọc sách, tủ sách, góc sách, chọn sách phù hợp với lứa tuổi, sở thích, nhen nhóm tình yêu sách cho con trẻ ngay từ nhỏ. Đặc biệt, ông bà, cha mẹ nên làm gương, thường xuyên hướng dẫn, khuyến khích, truyền cảm hứng đọc sách cho con cháu.

Mặt khác, các nhà trường bổ sung, trang bị sách mới, hấp dẫn, bổ ích; thường xuyên lồng ghép hoạt động đọc sách nhằm lan tỏa tình yêu sách cho học sinh. Hệ thống thư viện, nhà sách, các câu lạc bộ, đoàn thể ở địa phương tăng cường tổ chức các hoạt động khuyến đọc cho người dân như nói chuyện về sách, bình sách, giao lưu, triển lãm giới thiệu sách... qua đó góp phần xây dựng, phát triển bền vững văn hóa đọc trong cộng đồng.

Bài, ảnh: Công Doanh

Ngày hội sáng tạo trẻ về chuyển đổi số và văn hóa đọc
(BGĐT) - Sáng 18/4, hơn 1 nghìn cán bộ đoàn và học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên tham gia “Ngày hội sáng tạo trẻ - Thanh niên với chuyển đổi số và văn hóa đọc” do Thành đoàn Bắc Giang tổ chức.
Trưng bày, giới thiệu 1.000 cuốn sách trong Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2022
Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề "Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc" đã chính thức khai mạc sáng 15/4 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23/4. Lễ khai mạc có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đơn vị trong và ngoài nước.
Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc và Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến 2022
Ngày 1/4, tại phố sách Hà Nội 19/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc và Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 với chủ đề "Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc".
Nhiều hoạt động trong Ngày Sách và Văn hóa đọc
Các hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam sẽ được tổ chức từ trung tuần tháng 3 đến hết tháng 4 với chủ đề "Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc".
Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc chủ đề 'Khát vọng phát triển đất nước'
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã họp Ban tổ chức để triển khai Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2022 với chủ đề "Khát vọng phát triển đất nước".
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...