Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thi viết về "Đền ơn đáp nghĩa"
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Người quản trang tri ân đồng đội

Cập nhật: 19:25 ngày 30/06/2022
(BGĐT) - Trải qua chiến tranh với gần chục vết thương trên người, thương binh Dương Nguyên Thống (SN 1943), ở tổ dân phố Thanh Mai, phường Đa Mai (TP Bắc Giang) thấy mình thật may mắn khi được trở về gia đình, quê hương. Gần 20 năm tự nguyện chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ là cách ông thể hiện nghĩa tình với đồng đội, tri ân những người đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Một thời đạn bom vào sinh ra tử

Ngôi nhà nhỏ của thương binh Dương Nguyên Thống ngay bên đường vào Nghĩa trang liệt sĩ phường Đa Mai luôn ấm cúng, vui vẻ bởi tấm lòng nồng hậu, thân thiện của chủ nhà. Vợ chồng ông Thống đều đã gần 80 tuổi song nhìn trẻ hơn với lối trò chuyện xởi lởi, hài hước, nụ cười luôn trên môi. Mấy ai ngờ cơ thể người cựu binh này mang 8 vết thương và hiện vẫn còn mảnh đạn trong đầu.

Bao năm trôi qua nhưng những năm tháng chiến đấu hào hùng, ác liệt vẫn không phai mờ trong tâm trí người thương binh già. Ngày 29/5/1965, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, chàng trai Dương Nguyên Thống lên đường nhập ngũ sau khi cưới được 4 ngày. Thời bom rơi, đạn lạc, 6 năm trời biền biệt không tin tức, nhiều người nói có lẽ ông đã hy sinh thế nhưng người vợ trẻ vẫn sắt son chờ đợi. 

{keywords}

Hằng ngày, vợ chồng thương binh Dương Nguyên Thống thăm nom, dọn dẹp khuôn viên nghĩa trang.

Là bộ đội đặc công, ông Thống cùng đồng đội trải qua những đợt huấn luyện gian khổ, khắc nghiệt. Khi thì tập võ ở Ba Vì, cắt xe lửa ở ga Hàng Cỏ, nhảy nhà tầng ở phố Trần Quý Cáp, nhảy dù ở sân bay Gia Lâm (Hà Nội); có lúc lái tàu biển ở Cầu Đất (Hải Phòng); tập bắn súng ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc); nhảy ô tô ở dốc Sài Hồ (Lạng Sơn) hay lái tàu ngầm ở đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị)...

Sau đó là những ngày tháng chiến đấu đầy cam go tại chiến trường B. Những trận đánh nối tiếp nhau, sự sống và cái chết cách nhau trong gang tấc, người chiến sĩ từng nhiều lần bị thương, di chứng cho tới hôm nay. Nặng nhất là vào năm 1969, trong trận chiến tại vịnh Cam Ranh, ông Thống bị địch bắn xuyên thủng chân phải và bom dội ngất đi. Khi tỉnh dậy, ông cố lê mình đi tìm đồng đội. Suốt một tuần, ông bứt những cây rau lang, dứa dại bên đường ăn để duy trì sự sống; đến khi được người dân phát hiện, vết thương đã nhiễm trùng nặng. Ông được đưa về đơn vị để chữa trị và may mắn vẫn giữ lại được chân dù phải cắt bỏ 18 cm và thay nối bằng đinh nội tủy. Tuy vậy, trong suy nghĩ của ông, những vết thương trên mình không là gì so với bao người phải nằm lại nơi chiến trường.

Nghĩa tình đồng đội

Sau khi bị thương nặng, ông Thống xuất ngũ và an dưỡng tại Nam Sách, Hải Dương theo chế độ của Nhà nước. Đến năm 1971, ông trở về quê hương, hưởng chế độ thương binh hạng ¾, mất 41% sức khỏe. Những khi trái gió trở trời, toàn thân nhức nhối, mảnh đạn còn sót lại khiến đầu óc ông quay cuồng, trí nhớ giảm sút. Từng cơn sốt rét hành hạ, có khi giữa trưa hè ông vẫn đắp chăn bông, lạnh run người mà trán toát mồ hôi. Với bản lĩnh người lính, ông cố gắng vượt qua để làm những việc có ích cho xã hội. Nhà gần nghĩa trang liệt sĩ, ông thấy mình có thể chăm sóc những phần mộ đồng đội như một sự tri ân nên đề nghị UBND xã Đa Mai (nay là phường) giao nhiệm vụ đó.

{keywords}

Vợ chồng ông Thống cẩn thận lau dọn từng phần mộ liệt sĩ.

Gần 20 năm qua, ông quét dọn, chăm sóc, chỉnh trang các phần mộ cho nghĩa trang ngày càng khang trang, sạch đẹp. Trước kia nơi đây là nền đất, các ngôi mộ xây xi măng, cây cỏ dại mọc liên tục, ngày nắng thì bụi bặm, mưa xuống thì lầy lội. Không quản ngại sức yếu, việc đi lại khó khăn, hằng ngày, người thương binh nhổ cỏ, quét dọn nghĩa trang, lau những tấm bia, phần mộ và tưới nước chăm sóc cho hàng cây, trồng thêm những bụi hoa giấy, cúc, mười giờ, vận động mọi người ủng hộ trồng hàng cau trên đường vào.

Ông Thống thường nhắc đến vợ với sự trìu mến, yêu thương. Bà Lâu, vợ ông vốn là cán bộ năng nổ, từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã nhiều năm và khi về nghỉ vẫn tích cực tham gia công việc ở thôn, xóm. Những lúc ông Thống đau ốm, mỏi mệt, bà lại thay chồng thực hiện những việc làm tình nghĩa ấy. Từ mấy chục ngôi mộ, qua nhiều năm, người dân tìm kiếm quy tập hài cốt liệt sĩ nên hiện nay, Nghĩa trang liệt sĩ phường Đa Mai có 104 mộ liệt sĩ. Sau này, vợ chồng ông đề xuất địa phương đầu tư kinh phí, vận động xã hội hóa ốp gạch men sạch đẹp, xây dựng các hạng mục phụ trợ và lắp đặt đèn chiếu sáng tại nghĩa trang. Nhờ sự chăm sóc của vợ chồng ông Thống và sự quan tâm của địa phương cùng một số người dân, nghĩa trang như khuôn viên luôn xanh mát, hoa nở quanh năm. Thân nhân liệt sĩ, người dân đến viếng thăm thường xuyên, khói hương ấm áp. 

{keywords}

Quang cảnh nghĩa trang. 

Vào dịp 27/7 hay Tết Nguyên đán, cùng với quét dọn, tỉa cây, nhổ cỏ, ông bà Thống và các đoàn viên thanh niên còn chuẩn bị mỗi phần mộ một nhành hoa tươi, một bộ vàng mã để chính quyền, người thân và nhân dân trong phường tới thắp hương được trang trọng, thành kính nhất. Nhiều thân nhân liệt sĩ cảm kích bởi dù họ bận rộn không thường xuyên đến đây thăm viếng nhưng có vợ chồng người quản trang chăm lo nên phần mộ của người thân vẫn luôn tươm tất.

Thương binh Dương Nguyên Thống chia sẻ dù tuổi cao, sức yếu song vợ chồng ông sẽ tiếp tục chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ vì tình đồng chí, sự tri ân với đồng đội. Cùng những câu chuyện ông kể với các cháu học sinh, đoàn viên thanh niên về những năm tháng chiến đấu của mình và đồng đội, những việc làm cụ thể chăm sóc phần mộ liệt sĩ góp phần giáo dục thế hệ trẻ không quên một thời đạn bom gian khổ mà rất đỗi hào hùng.

Bài, ảnh: Lệ Thanh - Thu Thủy

“Nhà báo” thương binh
(BGĐT) - Là thương binh nặng song ông Trương Quang Luận (SN 1954), thôn Phúc Hạ, xã Song Mai (TP Bắc Giang) đã gắn bó với Đài Truyền thanh xã suốt 14 năm qua. Bằng niềm đam mê, trách nhiệm với nghề, ông được người dân địa phương thường gọi là “nhà báo” thương binh với sự quý mến, thân tình.
Thương binh nặng Nguyễn Xuân Dậu: 30 năm gắn bó với công tác xã hội
(BGĐT) - Về hưu từ năm 1992, đến nay đã 30 năm, cũng từng ấy thời gian, ông Nguyễn Xuân Dậu, 81 tuổi, là thương binh nặng ở thôn An Long, xã Yên Mỹ, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) gắn bó với công tác xã hội. 
Về hưu tháng 2/1992 đến nay tròn 30 năm, cũng từng ấy thời gian ông Nguyễn Xuân Dậu (81 tuổi)- thương binh nặng ở thôn An Long (Yên Mỹ, Lạng Giang) gắn bó với công tác xã hội.
Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang thi đua cao điểm kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ
(BGĐT) - Ngày 12/5, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang phát động đợt thi đua cao điểm kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7 (1947-2022) với chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công với cách mạng”. Dự lễ phát động có các đồng chí: Đại tá Lê Văn Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; Đại tá Vũ Đức Hiền, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.
Hành trình quy tập hài cốt liệt sĩ: Khó đến mấy cũng gắng tìm
(BGĐT)-Tìm kiếm, quy tập và xác minh danh tính liệt sĩ là việc làm thiêng liêng, ý nghĩa, thể hiện sự tri ân đối với những người hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Tại Bắc Giang, cấp ủy, chính quyền các cấp đã đẩy mạnh số hóa và tuyên truyền, vận động nhân dân cung cấp thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. 
Tấm lòng son của hai vợ liệt sĩ
(BGĐT) - Xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có 7 thôn, gần 2.300 hộ với 8.700 nhân khẩu. Trong các cuộc kháng chiến, xã có 7 Mẹ Việt Nam Anh hùng, 114 liệt sĩ, trong đó liệt sĩ Ngô Văn Hả là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ; 106 thương binh, bệnh binh nhiễm chất độc da cam. 
Chủ tịch nước dâng hương tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết thắng
Trong chương trình dự Lễ kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình, chiều 14/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ đường 20 Quyết thắng trên địa bàn xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...