Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bất động sản hạ nhiệt

Cập nhật: 08:24 ngày 31/10/2022
(BGĐT)- Lãi suất ngân hàng tăng cao, hấp dẫn người gửi vào và làm khó người vay. Những phiên đấu giá không còn sôi động. Số lô đất không có người trả tăng. Số người bỏ cọc nhiều… Tất cả cho thấy dấu hiệu thị trường bất động sản đang chững lại.

Huyện Việt Yên vừa đấu giá 118 lô đất ở tại các xã: Quang Châu, Việt Tiến và thị trấn Bích Động. Tổng giá trị khởi điểm các lô là 221 tỷ đồng. Kết quả, chỉ có 85 lô có người trả giá, số tiền chênh lệch so với giá khởi điểm khoảng gần 60 tỷ đồng.

Sau đấu giá, cũng không thấy sự sôi động, bán trao tay, kênh so với giá trúng. Thậm chí, nhiều người trả giá cao, đăng bán giảm hơn cả trăm triệu đồng để thu hồi tiền cọc mà vẫn rao đi rao lại, chưa thấy có người mặn mà mua lại.

Không chỉ Việt Yên một phiên đấu giá đất có 32 lô không có người trả. Các phiên đấu giá khác ở các huyện, thành phố đều rơi vào tình trạng tương tự, giá chênh lệch thấp, số lô bỏ tăng, ít giao dịch.

Đơn cử như ở huyện Hiệp Hòa, từ đầu năm đến nay huyện tổ chức 6 cuộc đấu giá, tổng 348 lô đất, 32 lô không có khách trả. Riêng một cuộc đấu giá đất tại khu dân cư xã Danh Thắng có 17 lô khách hàng bỏ ngỏ, không đấu. Cùng đó, có 54 lô khách trúng rồi bỏ cọc…

Tại các công ty bất động sản, các trang mua bán nhà đất, các khu dân cư mới cũng thưa vắng, ít giao dịch, nhân viên không vào ra tấp nập như trước. Nếu trước kia, chỉ ít phút sau phiên đấu giá, khách hàng, các nhân viên môi giới rao bán ào ào trên mạng; căng ô, ngồi uống trà, trải bản đồ ngoài thực địa sôi động như phiên chợ thì nay không còn.

Có những phiên đấu giá khi đợi công bố kết quả trúng, người nào trả cao chỉ mong chủ tọa đừng gọi tên mình. Có người được gọi tên lên ký biên bản trúng đấu giá thì vừa đi vừa nhăn nhó, vì trót trả quá cao.

Trong khi tại các ngân hàng trong tỉnh, lãi suất huy động tiền gửi đều tăng. Ví dụ ở kỳ gửi ngắn hạn 1-3 tháng, nhiều ngân hàng trả lãi chạm trần 5%. Theo đó, gửi dài hạn và với số tiền lớn lãi suất tăng hơn vài %, rất hấp dẫn. Và đương nhiên, lãi suất cho vay ở các ngân hàng cũng tăng mạnh, siết chặt hơn, đặc biệt cho vay mua bất động sản, vay dài hạn.

Các chuyên gia cho rằng, hiện nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng cho dòng tiền nghỉ ngơi và cũng để thăm dò thị trường. Nếu nút thắt về nguồn cung, dòng vốn không được tháo gỡ thì thị trường bất động sản có thể sẽ tiếp tục hạ nhiệt và trả về với gần giá trị thực của nó.

Về phía cầu, người sử dụng, nếu thị trường hạ nhiệt, đây sẽ là cơ hội để người mua được sở hữu những lô đất, căn nhà phù hợp túi tiền và quan trọng là sát với thị trường. Tuy nhiên, khi tín dụng siết chặt, sẽ là khó khăn cho những người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách chưa đủ tiền, phải mua trả góp, vay ngân hàng.

Ở nhiều nơi, đất khu dân cư mới còn rất nhiều. Chưa kể, khu này chưa xong đã thấy khu dân cư khác đang triển khai, san lấp. Đấu giá xong đấy, sổ đỏ trao đi trao lại nhiều người nhưng vẫn chỉ trên giấy, qua công chứng, còn đất vẫn bỏ hoang, chưa có người sử dụng, xây nhà ở, thật lãng phí.

Nhiều người bảo, đất tăng mãi rồi cũng phải giảm. Và có lẽ đã đến lúc cũng cần cho đất nghỉ ngơi.

Hồng Châu

“Ngã ngửa” vì màn lừa đảo của nữ Phó Giám đốc sàn giao dịch bất động sản
(BGĐT) - Ngay sau khi cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang phát đi thông báo đối tượng Giáp Thị Oanh (SN 1992) trú tại tổ dân phố Lê Duẩn, thị trấn Chũ (Lục Ngạn) có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng thông qua mua bán bất động sản, nhiều nạn nhân đã bị sốc. Họ không ngờ rằng bản thân từng có nhiều năm mua bán bất động sản lại bị một phụ nữ mới “chân ướt chân ráo” lừa tinh vi đến thế.
Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững
(BGĐT) - Trước những diễn biến bất ổn của tình hình chính trị, kinh tế thế giới thời gian qua, để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của đất nước, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành T.Ư, các địa phương có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tích cực nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Thủ tướng chỉ thị về phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững
Ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Thị trường bất động sản hạ nhiệt
(BGĐT) - Thời gian qua, nhất là năm 2021, giá đất nền tăng chóng mặt. Tuy vậy, hiện nay, thị trường bất động sản (BĐS) đang hạ nhiệt, giao dịch trầm lắng, thanh khoản thấp.
Phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với các thành phố lớn về phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.
Những nút thắt của thị trường bất động sản
Thời gian gần đây, nhiều khu vực thị trường bất động sản bắt đầu chững lại, thanh khoản khó. Các chuyên gia cho rằng, trong 2 quý đầu của năm 2022, khan hiếm nguồn cung và khó khăn trong việc huy động vốn chính là hai yếu tố tác động nhiều đến cục diện của thị trường bất động sản. Đây cũng chính là "nút thắt" cần gỡ để thị trường chuyển động lành mạnh trong thời gian tới.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...