Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Áp lực học tập của con trẻ

Cập nhật: 08:22 ngày 04/04/2022
(BGĐT) - Dư luận lại một phen rúng động về chuyện của em học sinh 15 tuổi ở Hà Nội tự tử với lá thư tuyệt mệnh mới đây. Áp lực học hành của con trẻ được các diễn đàn mổ xẻ, với mong muốn tìm ra câu trả lời làm gì để không xảy ra vụ việc đau lòng tương tự ?

Cậu bé ấy học ở một trường chuyên danh tiếng và cậu nhảy lầu lúc 3 giờ sáng, khi đang được bố kèm học. “Điều đó có nghĩa cậu được gia đình quan tâm và kỳ vọng rất nhiều. Nhưng cậu bé đã chọn cái chết, điều đó có nghĩa là sự quan tâm và kỳ vọng của người thân không phải luôn là tiền đề cho hạnh phúc của bọn trẻ” – một nhà báo viết như vậy.

Trong 2 tháng qua, có ít nhất 4 trường hợp trẻ em tìm tới cái chết do áp lực từ việc học hành. Những trường hợp này, trước hết, gia đình các em là những người chịu đau thương, mất mát không gì bù đắp được nhưng đồng thời họ còn đang phải chịu một nỗi đau nữa từ vô vàn lời chỉ trích cho rằng chính họ đã gây áp lực học hành và dẫn đến cái chết của con trẻ.

Có phải như vậy không? Chuyên gia giáo dục công bằng hơn khi chỉ ra rằng, chính cha mẹ các em ấy cũng là nạn nhân. Bởi lâu nay vấn đề giáo dục chưa bao giờ hết “nóng” chuyện  áp lực thi cử và bệnh thành tích. Áp lực ấy đến hằng ngày, từ việc bố mẹ luôn hỏi con sau mỗi khi chúng từ lớp về "hôm nay con được mấy điểm". 

Áp lực đến từ các kỳ thi và sau đó các bố mẹ tự hào con có điểm cao khoe trên Facebook. Áp lực ấy đến từ việc ở các cơ quan, cứ đến dịp là công đoàn lại thông báo bố mẹ nào có con là học sinh giỏi đưa giấy khen để tặng quà… Có ai nghĩ áp lực đó là thứ thuốc độc vô hình trút lên vai những đứa trẻ?

Có phụ huynh chia sẻ: "Tôi xem điểm giữa kỳ của học sinh trường khác thấy cao ngất mà điểm của con và học sinh khác trong trường con mình thì thấp làm tôi rất sốt ruột. Tôi lo ngại con bị thiệt thòi khi trường ra đề, quản lý quá nghiêm. Vì hiện nay các trường đại học cũng đang tuyển sinh dựa vào điểm học bạ, hồ sơ xin học bổng du học cũng xét cả điểm học bạ, bảo đừng quan tâm đến điểm số chỉ là chuyện lý thuyết thôi". Ý kiến này cũng nhận được sự đồng tình khi cho rằng "con càng học lên cao thì càng phải có áp lực mới sinh ra động lực".

Một phụ huynh khác viết: "Khi trường báo điểm kiểm tra giữa kỳ 2, tôi ngỡ mình nhìn nhầm, phải dụi mắt mấy lần để đọc lại. Điểm của con giảm mạnh so với đợt học kỳ 1. Tôi có mắng con và hơi bực khi thấy con im lặng, vào phòng đóng cửa. Khi đọc được thông tin về cậu bé 15 tuổi, phản ứng của tôi là chạy vào phòng và ôm con. Tôi thấy mình đang may mắn vì tôi vẫn còn có thể được ôm con”. 

Còn rất nhiều tranh luận về chuyện cậu bé trường chuyên 15 tuổi nêu trên, song có lẽ câu nói “Tôi thấy mình đang may mắn vì tôi vẫn còn có thể được ôm con” là điều thức tỉnh cho các bậc phụ huynh trước vấn đề học hành còn biết bao nan giải hiện nay.  Xin chia sẻ ý kiến từ một bài báo như sau: “Tôi  mong các bố mẹ nhận ra rằng trẻ học là để thành người hạnh phúc và có ích, chứ không phải là trở thành cây mía, đất sét hay tệ nhất, với một số trường hợp đã xảy ra, học không phải để chết”.

Trần Anh

Chuẩn bị tuyển sinh vào lớp 10: Tập trung ôn luyện, tránh gây áp lực cho học sinh
(BGĐT) - Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập diễn ra ngày 3 và 4/6 với 4 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh và Giáo dục công dân (GDCD). Ngay sau khi môn thứ tư được công bố, giáo viên, học sinh lớp 9 các trường THCS nhanh chóng cập nhật thông tin, điều chỉnh kế hoạch dạy và học phù hợp.
Nhà trường xin lỗi phụ huynh nữ sinh nghi bị gây áp lực tinh thần dẫn tới tự tử
Liên quan vụ nữ sinh N.T.N.Y, học lớp 10 ở Trường THPT Vĩnh Xương, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, An Giang nghi bị nhà trường, giáo viên chủ nhiệm gây áp lực tinh thần đến mức phải uống thuốc tự tử, ngày 9/12, Đoàn công tác thuộc các ban, ngành thị xã Tân Châu đã đến Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP Hồ Chí Minh thăm hỏi em Y.
Tinh giản nội dung chương trình phổ thông: Giảm áp lực cho giáo viên, học sinh
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn điều chỉnh nội dung học kỳ II năm học 2019-2020, đối với cấp Tiểu học, THCS, THPT. Theo đó, Bộ đã tinh giản một số nội dung các môn học, giúp các trường hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch năm học đã điều chỉnh. 


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...