Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Stress có thể khiến hệ miễn dịch 'lão hóa' sớm

Cập nhật: 14:34 ngày 27/06/2022
Căng thẳng xã hội, chịu đựng bất công, gặp vấn đề gia đình, công việc và tiền bạc có thể khiến hệ thống miễn dịch bị lão hóa sớm.

Nghiên cứu do Tiến sĩ Eric Klopack và các đồng nghiệp tại Trường Lão khoa Leonard Davis thuộc Đại học Nam California công bố hôm 25/6. Tình trạng lão hóa miễn dịch có thể dẫn đến ung thư, bệnh tim mạch và các loại bệnh nền khác.

"Ở những người chỉ số căng thẳng cao, hệ miễn dịch già cỗi hơn. Tỷ lệ tế bào chống dịch bệnh mới thấp và tế bào T (đặc trị mầm bệnh) đã bị bào mòn cao hơn", tiến sĩ Klopack nói.

{keywords}

Nghiên cứu cho thấy căng thẳng tâm lý có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ảnh: Freepik.

Tế bào T là một trong những hàng rào bảo vệ quan trọng nhất cơ thể, có khả năng loại bỏ trực tiếp tế bào nhiễm virus và ung thư, đồng thời tiêu diệt các tế bào hình liềm già nua, không còn phân chia được nữa.

Các nhà khoa học phát hiện ở người có mức độ căng thẳng cao, tế bào hình liềm phát triển mạnh hơn. Tế bào này có hại cho cơ thể bởi chúng giải phóng nhiều protein ảnh hưởng đến các mô xung quanh, gây ra viêm mạn tính. Khi tế bào hình liềm tích tụ nhiều trong cơ thể, chúng còn thúc đẩy tình trạng lão hóa, chẳng hạn loãng xương, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và Alzheimer.

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích xét nghiệm máu của hơn 5.700 người trưởng thành trên 50 tuổi, nằm trong công trình lớn hơn tìm hiểu về sức khỏe và hưu trí.

Các tình nguyện viên được khảo sát về mức độ căng thẳng xã hội, gồm "các vấn đề gây stress trong cuộc sống, tình trạng căng thẳng mạn tính, kỳ thị hàng ngày và xuyên suốt cuộc đời", tiến sĩ Klopack nói. Phản ứng của họ sau đó được so sánh với mức tế bào T trong xét nghiệm máu.

Nghiên cứu cho thấy người bị căng thẳng có ít tế bào T mới hơn, ngay cả khi đã hạn chế thuốc lá, rượu bia, kiểm soát cân nặng.

Các chuyên gia cũng cho biết khi nồng độ hormone căng thẳng của cơ thể tăng, các mạch thần kinh trong não thay đổi, ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và đưa ra quyết định. Tất cả các thay đổi thần kinh này có tác động lên toàn bộ cơ thể, bao gồm hệ thống trao đổi chất và miễn dịch.

"Các tác nhân gây căng thẳng phổ biến nhất thường tồn tại lâu dài và ở mức độ thấp, ảnh hưởng đến chúng ta theo những cách nhất định. Ví dụ, căng thẳng có thể khiến chúng ta lo lắng và trầm cảm, mất ngủ vào ban đêm, ăn uống quá độ, nạp nhiều calo hơn nhu cầu cơ thể, hút thuốc hoặc uống quá nhiều rượu", chuyên gia thần kinh Bruce McEwen cho biết.

Suzanne Segerstrom, Giáo sư tâm lý học phát triển tại Đại học Kentucky ở Lexington, nhận định: "Nghiên cứu bổ sung thêm dữ liệu cho thấy cả căng thẳng tâm lý và tình trạng sức khỏe nói chung đều ảnh hưởng đến quá trình lão hóa miễn dịch".

Đủ nước, thêm sữa sẽ có lợi cho hệ miễn dịch
Không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng hoặc chất bổ sung riêng lẻ nào được coi là “thần dược” giúp tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, chúng ta có thể hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể và bảo đảm nó hoạt động tối ưu bằng một chế độ ăn uống cân bằng, đủ nước, thêm sữa đi đôi với lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, kiểm soát căng thẳng.
Bệnh nhân Covid-19 không triệu chứng có đáp ứng miễn dịch yếu
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa tiết lộ rằng các bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng đáp ứng miễn dịch yếu hơn so với nhiễm có triệu chứng.
Phát hiện mới về tế bào miễn dịch ở những người đã khỏi bệnh
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nature số ra ngày 24/5, trong cơ thể những người từng mắc Covid-19 thể nhẹ sau vài tháng khỏi bệnh vẫn còn các tế bào miễn dịch tiếp tục sản sinh kháng thể chống virus SARS-CoV-2 và có thể tồn tại suốt đời.
4 cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ
Dinh dưỡng, vệ sinh, giấc ngủ, tiêm chủng là những yếu tố cần bảo đảm để giúp trẻ tăng đề kháng, sinh kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Theo VnExpress


Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...