Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Sức khỏe
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phản ứng có thể xảy ra ở trẻ sau tiêm vaccine Covid-19

Cập nhật: 14:55 ngày 18/10/2021
Trẻ có thể gặp các phản ứng thông thường sau tiêm như sốt, sưng đỏ hoặc đau nhức tại chỗ tiêm, nổi cục nhỏ, ngứa hay nhức mỏi cánh tay.

Người thân nên ở bên cạnh trẻ 24/24 giờ, ít nhất là trong ba ngày đầu sau tiêm vacicne để có thể kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, khuyên.

{keywords}

Một cậu bé 14 tuổi được tiêm vaccine Covid-19 nội địa của Cuba tại thủ đô Havana hôm 29/6. Ảnh: Reuters

"Tùy từng trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng sau tiêm khác nhau, kéo dài 2-3 ngày. Có những trường hợp triệu chứng xuất hiện muộn hơn 7-14 ngày sau tiêm", bác sĩ Minh nói.

Tại chỗ tiêm có thể có các phản ứng như sưng, đỏ, đau nhức. Cánh tay nhức mỏi hoặc nổi cục nhỏ, ngứa. Trẻ có thể sốt, mệt mỏi, nhức đầu, nhức mỏi toàn thân, buồn nôn. Một số trẻ buồn ngủ hoặc đói bụng nhiều hơn bình thường.

Phụ huynh cần thường xuyên đo thân nhiệt cho trẻ. Nếu sốt dưới 38,5 độ C, cho mặc quần áo mỏng, thoáng mát song lưu ý không để nhiễm lạnh, nhắc nhở trẻ uống nhiều nước. Sốt từ 38,5 độ C trở lên hoặc sưng đau nhiều tại chỗ tiêm, cho uống thuốc hạ sốt với liều cho trẻ 12-17 tuổi là mỗi lần uống một viên paracetamol 500 mg (như panadol, hapacol, tylenol, efferalgan...), ngày uống 3-4 lần.

"Không nên bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì như lá cây, dầu gió, trứng gà... vào chỗ sưng đau. Có thể massage nhẹ nhàng cánh tay cho trẻ. Các loại thuốc kháng dị ứng nên được dùng với sự hướng dẫn của nhân viên y tế", bác sĩ khuyên.

Ngoài ra, phụ huynh theo dõi những dấu hiệu bất thường sau tiêm, đặc biệt là biến chứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, dù rất hiếm gặp. Biến chứng này có thể xảy ra sau tiêm vaccine mRNA, thường gặp ở trẻ nam và sau liều tiêm vaccine thứ hai. Các dấu hiệu thường vào 2-4 ngày sau tiêm vaccine (cũng có thể gặp sớm 12 giờ sau tiêm hoặc muộn hơn), như: đau ngực, cảm giác ép nặng hoặc khó chịu ở ngực, thở hụt hơi, khó thở, cảm giác nhịp tim nhanh hay chậm bất thường, không đều hoặc đập thình thịch, hồi hộp đánh trống ngực. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những dấu hiệu trên.

"Tuy nhiên phụ huynh không nên quá lo lắng vì các trường hợp này rất hiếm gặp, đều khá lành tính và thường sẽ hồi phục nhanh chóng", bác sĩ Hiền Minh chia sẻ.

Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.

Chuẩn bị gì cho trẻ trước khi tiêm vaccine Covid-19
Cho trẻ uống nhiều nước, bổ sung thêm vitamin C, ngủ sớm nghỉ ngơi trước ngày tiêm, không tự ý ngưng thuốc với trẻ có bệnh mạn tính.
WHO khuyến cáo về vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em
Lâu nay, giới chuyên gia cho rằng việc tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa Covid-19 có ý nghĩa quan trọng trong việc khống chế đại dịch, do đó, việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ cũng luôn được quan tâm.
Tháng 10 tiêm vắc xin cho trẻ 12-17 tuổi, tiêm 2 mũi cùng loại vắc xin
Bộ Y tế ngày 14/10 cho phép tiêm vaccine Covid-19 trẻ 12-17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, tiêm trước cho trẻ 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi, theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Vaccine Covid-19 cho trẻ em khác gì người lớn
Thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi tiêm liều vaccine Pfizer giống với người trưởng thành là 30 microgam, trong khi trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tiêm liều bằng một phần ba.

Theo VnExpress

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...