Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Cựu chiến binh Trung đoàn Đề Thám thăm lại chiến trường xưa

Cập nhật: 14:56 ngày 29/04/2022
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các cựu chiến binh (CCB) Trung đoàn Đề Thám Hà Bắc Anh hùng đã hành quân về thăm lại chiến trường xưa, thắp hương tưởng nhớ đồng đội hy sinh tại tỉnh Quảng Ngãi.
{keywords}

Đại tá Nghiêm Xuân Nhậm thắp hương phần mộ liệt sĩ Trung đoàn 21 tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi).

Được sự nhất trí của Tỉnh ủy, HĐND, UBND hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ngãi, từ ngày 22 đến 29/4, các CCB Trung đoàn Đề Thám tổ chức hành quân về thăm lại chiến trường xưa tại tỉnh Quảng Ngãi. Dẫn đoàn có các đồng chí: Đại tá Nghiêm Xuân Nhậm, Trưởng Ban Liên lạc Trung đoàn Đề Thám; Đại tá Nguyễn Trọng Chung, Phó Chính uỷ Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang.

Trung đoàn Đề Thám thành lập ngày 9/4/1965 tại tỉnh Hà Bắc. Cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Trung đoàn phần lớn là con em hai tỉnh Hà Bắc (nay là Bắc Giang và Bắc Ninh) và tỉnh Hải Hưng (nay là tỉnh Hải Dương và Hưng Yên). Tháng 7/1965, Trung đoàn Đề Thám với phiên hiệu Trung đoàn Bộ binh 21, Sư đoàn 2 hành quân vào Nam chiến đấu tại chiến trường Khu 5.

Trong những năm chiến đấu ở đây, CBCS Trung đoàn đã tham gia nhiều trận đánh lớn, tiêu biểu như: Tiêu diệt tiểu đoàn Mỹ ở Cẩm Khê (1/1966); Diệt số lượng lớn quân Mỹ ở điểm cao 62 - Đông Giáp (3/1966); Chiến thắng Đồi Tranh - Quang Thạnh đánh qụy Lữ đoàn Rồng Xanh lính Nam Triều Tiên (2/1967); Lữ đoàn 196 Mỹ ở Núi Ngang (5/1968)… Đến năm 1971 Trung đoàn Bộ binh 21 sáp nhập vào Sư đoàn 3 Sao Vàng. Tuy thời gian trên đất mẹ miền Trung không dài nhưng đây là quãng thời gian nhiều gian khổ, hy sinh và rất đỗi tự hào của lớp lớp CBCS Trung đoàn.

{keywords}

CCB Trung đoàn Đề Thám viếng nghĩa trang xã Tịnh Bình.

Tại tỉnh Quảng Ngãi, CCB Trung đoàn Đề Thám đã thăm lại nơi diễn ra trận đánh tại điểm cao 62, thuộc thôn Bình Bắc, xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh. Nơi đây đã ghi dấu trận đánh ác liệt của Trung đoàn 21 vào tháng 3/1966, tiêu diệt 7 tiểu đoàn Mỹ - Ngụy và thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng du kích, rào làng chiến đấu tại đây.

Dịp này, đoàn CCB Trung đoàn Đề Thám đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Tịnh Bình; dâng hương, tham quan khu chứng tích Sơn Mỹ, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, thăm lại đồng đội xưa. Cùng đó, các CCB Trung đoàn đã trao quà đến các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình có công che chở, nhường cơm, sẻ áo giúp CBCS Trung đoàn trong suốt qua trình chiến đấu tại đây.

Về thăm lại chiến trường xưa, CCB Nguyễn Văn Huyền, quê xã Hoàng An (Hiệp Hòa) xúc động: “Được trở lại thăm nơi tuổi thanh xuân cống hiến cho Tổ quốc, thắp cho đồng đội nén nhang để những người nằm xuống ấm lòng là việc làm ý nghĩa của các CCB Trung đoàn Đề Thám, nhất là trong dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam 30/4”.

{keywords}

Đoàn CCB đến thăm điểm cao 62, nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của Trung đoàn trong trận đánh tháng 3/1966.

Chiều 24/4, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi tổ chức gặp mặt Đoàn CCB Trung đoàn Đề Thám. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, Thượng tá Lương Đình Chung, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh bày tỏ lòng tri ân của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đối với những cống hiến, hy sinh của CBCS Trung đoàn Đề Thám trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng tỉnh Quảng Ngãi và miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Trung đoàn đã cùng với quân và dân Quảng Ngãi làm nên những chiến thắng oanh liệt trên chiến trường Liên khu 5. Thượng tá Lương Đình Chung mong muốn các CCB Trung đoàn luôn mạnh khỏe, có dịp trở lại Quảng Ngãi thêm nhiều lần nữa.

{keywords}

Xúc động khi gặp lại những đồng đội năm xưa.

Thay mặt Đoàn CCB về thăm chiến trường xưa, Đại tá Nghiêm Xuân Nhậm bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến nhân dân các xã khu Tây Sơn Tịnh đã cưu mang, giúp đỡ, che chở CBCS Trung đoàn trong những năm tháng chiến chiến đấu ở chiến trường. 

Đồng thời bày tỏ vui mừng trước sự đổi thay trên vùng đất Quảng Ngãi chịu nhiều đau thương trong chiến tranh. Đại tá Nghiêm Xuân Nhậm gửi lời cảm ơn đến chính quyền hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ngãi đã quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để các CCB của Trung đoàn về thăm lại chiến trường xưa.

{keywords}

Trong chuyến về thăm lại chiến trường xưa, CCB Trung đoàn Đề Thám thăm lại một số gia đình đã cưu mang, giúp đỡ đơn vị trong những năm chiến đấu trên mảnh đất này.

Cùng các CCB Trung đoàn Đề Thám thăm những chứng tích xưa, Đại tá Nguyễn Trọng Chung chia sẻ: “Đây là hoạt động rất ý nghĩa, kịp thời của cấp uỷ, chính quyền địa phương và Bộ CHQS hai tỉnh Bắc Giang, Quảng Ngãi; đáp ứng được nguyện vọng của các CCB Trung đoàn Đề Thám và những người con quê hương Bắc Giang có dịp tri ân nghĩa tình với đồng chí, đồng đội đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc, vì hạnh phúc của nhân dân đang nằm lại trên mảnh đất địa danh lịch sử này. Đây cũng là dịp để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay biết được truyền thống của quê hương, của những người con Bắc Giang, Quảng Ngãi anh hùng, gan dạ, dũng cảm chiến đấu giữ từng tấc đất biên cương cho quê hương bình yên”.

Chuyến đi đã để lại trong mỗi CCB Trung đoàn Đề Thám và nhân dân hai tỉnh Bắc Giang - Quảng Ngãi nhiều tình cảm sâu nặng.

Hữu Trình - Nguyễn Năng

Dũng sĩ Hoàng Văn Ta
(BGĐT) -  Đúng như mong muốn của cha, giữa năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, thanh niên Hoàng Văn Ta ở thôn Quảng Hiên, xã Quang Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang) và nhiều bạn cùng trang lứa đã hăng hái tòng quân. 
Sâu nặng nghĩa tình đồng đội
(BGĐT) - Hơn ai hết, cựu chiến binh (CCB) là những người hiểu rõ nhất sự khốc liệt của chiến tranh cũng như tinh thần chiến đấu quả cảm của các đồng đội. Bằng tình cảm chân thành, lòng biết ơn sâu sắc, các cấp hội CCB trong toàn tỉnh Bắc Giang đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm tri ân với người có công, gia đình chính sách.
Thượng tướng Nguyễn Hữu An và kỷ vật chiến trường
(BGĐT) - Bảo tàng Quân đoàn 2 trưng bày nhiều hiện vật, kỷ vật liên quan đến Thượng tướng Nguyễn Hữu An (1926-1995), Tư lệnh Quân đoàn 2 giai đoạn 1975-1979. Mỗi hiện vật là một câu chuyện không chỉ của riêng ông mà còn nói lên khí thế tiến công “thần tốc, táo bạo, quyết thắng” của đơn vị anh hùng, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...