Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng

Cập nhật: 08:33 ngày 25/10/2021
(BGĐT) - Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng vừa kết thúc. Không chỉ mang lại hiệu quả tuyên truyền, Cuộc thi giúp Ban tổ chức có thêm kinh nghiệm về triển khai thi trực tuyến và phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mạng Internet.

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin

Trước xu hướng phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại 4.0, hầu hết người dân đều sử dụng điện thoại thông minh có kết nối mạng Internet nên sẽ dễ dàng tiếp cận hơn. Ban Chỉ đạo (BCĐ) cải cách tư pháp tỉnh Bắc Giang xác định việc tuyên truyền trực tuyến qua mạng Internet sẽ đem lại hiệu quả cao. 

{keywords}

Giáo viên Trường THPT Lạng Giang số 1 phổ biến nội dung Cuộc thi tới học sinh.

Thay vì phải sắp xếp thời gian, cơ sở vật chất, người dân chỉ cần tranh thủ lúc rảnh rỗi là có thể tìm hiểu các vấn đề mình quan tâm. Vì vậy, BCĐ cải cách tư pháp tỉnh đề ra chương trình trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. 

Ngay khi Cuộc thi bắt đầu (từ 7 giờ 30 phút, ngày 15/9), BCĐ tỉnh đã tích cực chỉ đạo các đơn vị thành viên vào cuộc. Kết thúc Cuộc thi vào lúc 7 giờ 30 phút ngày 15/10, toàn tỉnh có 168 nghìn người tham gia với hơn 572 nghìn lượt thi. Trong đó có 2.301 lượt thi trả lời đúng 100% câu hỏi trắc nghiệm.

Là địa phương triển khai bài bản cuộc thi này, huyện Tân Yên đã xuất sắc giành giải Nhất tập thể. Đồng chí Phan Thế Vinh, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Tân Yên cho biết: “Chúng tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, tích cực thông tin về các nội dung ở từng giai đoạn trên hệ thống đài truyền thanh, trang thông tin điện tử của địa phương; giao cán bộ phụ trách địa bàn, lĩnh vực thường xuyên nắm bắt, đôn đốc tham gia. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã góp phần hình thành thói quen, ý thức tự giác, chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn".

Ban tổ chức đã chọn ra 11 tập thể, 19 cá nhân xuất sắc nhất để trao giải. Giải Nhất tập thể thuộc về huyện Tân Yên. Giải Nhất cá nhân thuộc về ông Vũ Văn Thìn, thôn Đức Nghiêm, xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa).

Không phải là cán bộ nhà nước nhưng tình cờ biết được cuộc thi khi xem tin tức trên một trang thông tin điện tử, ông Vũ Văn Thìn ở thôn Đức Nghiêm, xã Ngọc Sơn (Hiệp Hòa) đã tham gia. Ông dành thời gian tìm hiểu các quy định cơ bản về Luật Phòng, chống tham nhũng; các tình huống cán bộ, người dân dễ mắc phải. Sau khi nắm chắc các kiến thức, ông mới đăng ký và thực hiện bài thi. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, ông Thìn đã đoạt giải Nhất. Cũng từ đây, ông hiểu thêm nhiều quy định về phòng, chống tham nhũng mà trước đây ông chưa từng nghĩ đến đó là hành vi vi phạm.

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật sáng tạo, đem lại sức lan tỏa lớn. Đây là một kênh thông tin giúp nhân dân nắm bắt, hiểu thêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Từ đó, kịp thời phát hiện, tố giác và đấu tranh với các hành vi vi phạm.

Kinh nghiệm tổ chức các cuộc thi trực tuyến

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, quá trình diễn ra cuộc thi vẫn còn hạn chế. Một số đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm, chất lượng bài thi chưa cao, người dân tham dự còn ít. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật có lúc chưa bảo đảm. Từ việc tổng hợp ý kiến đánh giá của người tham gia thi cho thấy, đề thi khó, người thi không biết câu trả lời có đúng hay không.

Từ những tồn tại đó, Ban tổ chức đã rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng các cuộc thi trực tuyến, đồng thời xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật tới những đối tượng ít được tiếp cận, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. 

Biên soạn nội dung trong các cuộc thi tiếp theo cần ngắn gọn, có tính phổ thông, đại chúng và cung cấp kết quả ngay sau khi kết thúc bài thi đối với những câu thi trắc nghiệm. Đối với công tác tuyên truyền, bên cạnh tăng thời lượng trên các phương tiện thông tin đại chúng thì việc thông qua các ứng dụng mạng xã hội cũng là cách thức hiệu quả.

Đồng chí Đỗ Thị Việt Hà, Giám đốc Sở Tư pháp, thành viên Ban tổ chức cuộc thi nhận định: Việc chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức cuộc thi kịp thời, giao chỉ tiêu về số lượng, chất lượng sẽ nâng trách nhiệm, hiệu quả. Từng thành viên BCĐ cải cách tư pháp tỉnh được phân công theo dõi địa phương để nắm bắt tình hình, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai. 

Ngoài phát động cuộc thi sâu rộng thì việc động viên, khuyến khích kịp thời đối với những người có tâm huyết với cuộc thi cũng cần được quan tâm. Qua đó hỗ trợ phương tiện để bài thi đạt chất lượng tốt, góp phần quan trọng tạo nên thành công của cuộc thi trực tuyến về phòng, chống tham nhũng.

Bài, ảnh: Ngọc Anh

Hôm nay (24/10), Quốc hội thảo luận về công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Ngày 24/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về: Các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Hôm nay (23/10), Quốc hội thảo luận về công tác tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 2, sáng 23/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi).
11 tập thể và 19 cá nhân đoạt giải Cuộc thi về phòng, chống tham nhũng
(BGĐT)- Theo thông tin từ Ban tổ chức Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” của tỉnh Bắc Giang, đã có 168.240 người đăng ký tham gia dự thi và 572.028 lượt tham gia dự thi. Trong đó, có 2.301 lượt thi trả lời đúng 19/19 câu hỏi trắc nghiệm kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Bắc Giang: Nâng cao nghiệp vụ công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng
(BGĐT)- Sáng 15/10, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tập huấn công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2021.
Bắc Giang tăng tốc thực hiện Cuộc thi pháp luật về phòng, chống tham nhũng
(BGĐT) - Chỉ còn ba ngày nữa là kết thúc Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng”. Để tiếp tục nâng cao số lượng, chất lượng các bài dự thi, các đơn vị, địa phương tập trung đôn đốc, tuyên truyền, vận động người dân tham gia.
59 tác phẩm vào chung khảo Giải báo chí toàn quốc về phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Chiều 8/10, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc "Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí” lần thứ ba, năm 2020 - 2021 tổ chức họp Hội đồng chung khảo.
Lan tỏa cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng
(BGĐT) - Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng” (PCTN) là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng quan trọng nên các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai. Qua đó thiết thực nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng chuẩn mực về đạo đức, hành vi cho mỗi người. 
Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - chủ động từ gốc
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 32-QĐ/TW quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thay thế Quy định số 211-QĐ/TW ngày 25/12/2019 của Bộ Chính trị khóa XII về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...