Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ / Tin tức
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khởi nghiệp từ lợi thế của địa phương

Cập nhật: 09:22 ngày 04/02/2023
(BGĐT) - Nhiều năm qua, Tỉnh đoàn Bắc Giang đã triển khai các chương trình nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng sản phẩm có lợi thế của địa phương, giúp nhiều đoàn viên ổn định kinh tế, thậm chí có thu nhập cao. 

Hỗ trợ thanh niên xây dựng sản phẩm OCOP

Năm 2016, chị Nguyễn Thị Hòa (SN 1990), thôn Lục Hạ, xã Tân Trung (Tân Yên) bắt tay vào sản xuất bánh quế và tiếp tục nghề làm mỳ gạo của gia đình. Việc kinh doanh khá thuận lợi tuy nhiên hầu hết sản phẩm mới chỉ được phân phối tới các cấp đại lý tại một số tỉnh hoặc bán online. Năm 2020, chị quyết định mở rộng quy mô và thành lập Hợp tác xã (HTX) Hưng Phú. 

Được sự hướng dẫn của cán bộ Huyện đoàn, chị tham gia lớp tập huấn về kỹ năng thuyết trình, xây dựng, hoàn thiện hồ sơ để đăng ký sản phẩm OCOP. Đến nay, thương hiệu bánh quế Ông Phú và mỳ gạo Hưng Phú đều được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Hiện nay, các mặt hàng được phân phối rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và trên sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Sendo. Nhờ vậy, doanh thu mỗi tháng tăng nhiều so với trước.

{keywords}

Mô hình sản xuất bánh quế tại xã Tân Trung (Tân Yên) của chị Nguyễn Thị Hòa.

Tháng 12/2022, hai sản phẩm “Tinh bột nghệ curcumin Thùy Dương”, “Bột củ sen nguyên chất Thùy Dương” của HTX Nông nghiệp sạch Thùy Dương (Yên Dũng) được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Chị Bạch Thị Mến (SN 1986), Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp sạch Thùy Dương hy vọng đây sẽ là cơ hội tốt để tăng uy tín sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Chị Nguyễn Thị Hương, Bí thư Huyện đoàn Yên Dũng cho biết: “Huyện đoàn thường xuyên rà soát các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp nhằm đồng hành với đoàn viên, thanh niên. Từ đó, kịp thời hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nắm bắt tình hình, giúp đỡ các ý tưởng, mô hình có tính khả thi cao của thanh niên trên địa bàn huyện. Đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm xây dựng nông thôn mới”.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng nội lực và gia tăng giá trị cho sản phẩm có lợi thế ở mỗi địa phương do các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể thực hiện. Năm 2022, các huyện, thành đoàn trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ thanh niên xây dựng 7 sản phẩm OCOP, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, thực phẩm.

Đa dạng các chương trình đồng hành

Thời gian qua, các cấp bộ đoàn đã có nhiều sáng tạo trong tìm kiếm, tổ chức các hoạt động đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp từ nông sản điạ phương với nhiều hình thức khác nhau. Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chỉ đạo đoàn các cấp tổ chức rà soát nhu cầu vay vốn của thanh niên tại địa phương; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội phân bổ nguồn vốn, kịp thời cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vay thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh.

Thời gian tới, Tỉnh đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp thành công của thanh niên. Cùng đó, khuyến khích đoàn viên phát triển các mô hình kinh tế trong khu vực nông thôn.

Công tác quản lý vốn vay Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên Bắc Giang khởi nghiệp luôn được quan tâm. Giai đoạn từ năm 2018-2022, toàn tỉnh giải ngân cho 146 dự án vay vốn, trong đó có 110 dự án trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp với tổng số tiền gần 10 tỷ đồng, mức vay lên tới hơn 400 triệu đồng/dự án. Nhiều dự án, mô hình của ĐVTN đã phát huy tốt hiệu quả. Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổ chức thường niên cuộc thi “Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” nhằm tìm kiếm, thúc đẩy ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp. Năm 2022, có hơn 70 dự án tham gia chương trình. Trong đó, nhiều mô hình về nông nghiệp được đánh giá cao về tính mới, sự khả thi như: “Đặc sản lạp sườn lợn đen gác bếp dân tộc Cao Lan” của đoàn viên Nguyễn Thị Lành (Yên Thế); “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất các loại hoa trồng chậu tại Bắc Giang” của đoàn viên Ngô Hồng Quang (Tân Yên)…

Thời gian tới, Tỉnh đoàn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, nhân rộng các mô hình khởi nghiệp, lập nghiệp thành công của thanh niên. Cùng đó, khuyến khích đoàn viên phát triển các mô hình kinh tế trong khu vực nông thôn, dựa trên việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, hướng đến xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường; triển khai hiệu quả chương trình OCOP; tăng cường ứng dụng thương mại điện tử trong tổ chức các hoạt động quảng bá, kết nối ý tưởng kinh doanh, hỗ trợ đầu ra sản phẩm.

Bài, ảnh: Thu Thủy

Thủ lĩnh Đoàn tuổi Mão tâm huyết
(BGĐT) - Chị Nguyễn Thị Hương (SN 1987), Bí thư Huyện đoàn Yên Dũng (Bắc Giang)  có nhiều đóng góp trong công tác đoàn, hội, phong trào thanh thiếu nhi và tổ chức các hoạt động xây dựng quê hương.
Công dân Bắc Giang ưu tú Hoàng Thanh Huyền: Tấm gương truyền cảm hứng cho tuổi trẻ
(BGĐT) - Trong tiết trời giá rét một ngày cuối năm 2022, chúng tôi có dịp gặp Hoàng Thanh Huyền, Công dân Bắc Giang ưu tú năm 2022, quê ở thôn Kim Bảng, xã An Lạc (Sơn Động) tại con ngõ nhỏ của đường Láng, TP Hà Nội. 
Tỉnh đoàn Bắc Giang tổ chức chương trình "Xuân biên cương - Tết nghĩa tình"
(BGĐT) - Từ ngày 11 - 12/1, Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) tỉnh Bắc Giang phối hợp với Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh Cao Bằng tổ chức chương trình “Xuân biên cương - Tết nghĩa tình” năm 2023 tại hai huyện Hạ Lang, Bảo Lạc (Cao Bằng).
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...