Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ / Thanh niên công nhân
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhóm sinh viên lặn lội vì những sinh mệnh hài nhi

Cập nhật: 15:42 ngày 01/07/2020
Thu gom bào thai từ các phòng khám rồi mang đi chôn cất; hỗ trợ những mẹ bầu có hoàn cảnh khó khăn để níu giữ sự sống... là công việc mà Bin, Huế cùng 3 tình nguyện viên khác đều là sinh viên, đang lặng lẽ thực hiện hàng ngày, hàng đêm, từ cuối năm 2016 đến nay.

“Cây tập kết”

Hơn 9 giờ tối, Bin và cô bạn tên Huế dừng xe tại một gốc cây trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) - điểm hẹn của cả nhóm. Nhễ nhại mồ hôi, hai bạn ghé ngồi tạm trên chiếc ghế xếp, được quán nước bên cạnh cho mượn làm chỗ nghỉ chân.

{keywords}

Bin và Huế đồng hành cùng nhau trong đêm tối trên các cung đường để làm công việc thiện nguyện.

Trước khi nhận nước, Bin nhẹ nhàng treo các túi xách đang móc ở xe lên chạc cây, mà các bạn tạm gọi là “cây tập kết”. Trên đó đã có sẵn vài túi nhỏ được treo từ trước. Còn chiếc ba lô to, Bin luôn giữ bên mình. Chỉ lát nữa, sau khi cả nhóm tề tựu, Bin sẽ dùng chiếc ba lô đó để chứa tất cả các túi đã gom trong của buổi tối hôm nay, mang về khu trọ xử lý.

Bin chia sẻ: Là sinh viên Dược, Bin có lần được tiếp cận với các phòng khám chuyên nạo phá thai, và chứng kiến cảnh những bào thai bị bỏ chung rác thải y tế để đổ đi. Ám ảnh và thương cảm, Bin nảy ra ý định rủ các bạn thu gom lại, đưa đi an táng. Sau một thời gian cân nhắc, các bạn xin ý kiến của cha xứ ở Nam Định, nơi có thể hỗ trợ đất để chôn cất bào thai, và tiến hành công việc này.

Những ngày bắt đầu công việc này, Bin cùng các bạn tìm đến các bệnh viện, phòng khám, để lại số điện thoại, xin đón các thai đã nạo bỏ mang đi chôn cất. Mới đầu chẳng có mấy người gọi vì các phòng khám còn dè chừng. 

Bin và Huế hàng tối phải đứng canh trước cửa các phòng khám chờ người ta mang rác vứt, rồi chia nhau bới mấy cái túi đó tìm. Có những hôm gần 3, 4 giờ sáng, hai bạn vẫn ngồi canh xe rác. Sau, nhân viên các phòng khám thấy thương tình, gọi điện cho các bạn đến nhận bào thai về từ sớm.

Nhớ lại những ngày bới rác tìm các thai nhi, Bin không thể quên những khi bị vật sắc nhọn như mảnh thuỷ tinh từ ống thuốc và kim tiêm châm phải. Chính Bin đã từng bị kim đâm vào tay, phải đi xét nghiệm HIV và uống thuốc chống phơi nhiễm. Tuy kết quả âm tính nhưng nguy hiểm luôn rình rập những chàng trai, cô gái ấy. Tuy nhiên, họ vẫn làm công việc của mình. 

Đã khuya, chiếc ba lô to đựng tất cả các túi thai lấy từ các phòng khám ra được mang về phòng trọ. Cả nhóm lại cùng nhau gỡ các túi ra khâm liệm cho các bé. Thai nhi ít tuần tuổi thì chia túi zip, còn thai nào đã thành hình hài thì lau chùi sạch sẽ theo thủ tục khâm liệm, rồi gói cẩn thận lại bằng khăn xô. 

{keywords}

"Cây tập kết" của nhóm bạn trên đường Nguyễn Trãi, được cô bán nước đối diện trông coi hộ các "túi hàng đặc biệt" khi cả nhóm đi thu gom.

Xong xuôi, nhóm cất các bào thai vào tủ giữ lạnh, thắp một nén nhang. Một thời gian, khi tủ đầy (khoảng 1.200-1.500 bé) thì các bạn tổ chức đem chôn tại một nghĩa trang công giáo, thánh địa của Giáo xứ An Bài – Giáo phận Bùi Chu (Nam Định). Mỗi bé có một ngôi nhà riêng ngay ngắn, gọn ghẽ, được các thành viên về thắp hương và chăm nom thường xuyên.

Trong cuốn “Sổ Nam tào”, nơi ghi chép lại số lượng các thai nhi mà cả nhóm nhặt về, mỗi ngày ít nhất là 7 - 10 cháu, đỉnh điểm có những ngày 60 - 70 cháu.

Mái ấm chở che sự sống

Sau một thời gian gom nhặt thai nhi, cả nhóm bạn có những lần được tiếp cận những phụ nữ tìm đến các địa chỉ phá thai. Cả nhóm nảy sinh ý nghĩ phải bảo vệ các em bé trong bụng mẹ, bảo vệ những người mẹ đang rất hoang mang khi có thai ngoài ý muốn.

Vậy là một phần công việc khác lại ra đời. Liên hệ với các phòng mạch, nếu phát hiện người mẹ nào còn phân vân trước khi bỏ thai, nhất là những thai đã lớn, nhóm sẽ liên hệ, tiếp cận, thuyết phục họ giữ lại các bé, chờ sinh nở.

Từ giữa năm 2017 đến nay, nhiều mảnh đời phụ nữ khác nhau đã đến với nhóm. Có trường hợp bị gia đình và xã hội ruồng bỏ, không có khả năng mưu sinh, thậm chí còn nghĩ đến cái chết. Trước khi nhận cưu mang những người phụ nữ ấy, cả nhóm luôn cố gắng thuyết phục người nhà mở lòng yêu thương, đón nhận con em mình.

Còn những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, không được gia đình đón nhận, sẽ được nhóm gửi về địa chỉ chăm sóc thai phụ và người lang thang, một số khác, thể theo nguyện vọng lại được sắp xếp cho một chỗ trọ, toàn bộ kinh phí do nhóm đứng ra lo liệu. Sinh nở xong, có mẹ để con lại, có mẹ tự tìm việc mưu sinh và nuôi con, hoặc xin ở lại với các mái ấm.

{keywords}

Thi hài các bé sau khi khâm liệm được gói khăn xô ngay ngắn, xếp trong tủ đông giữ lạnh, đợi khi đầy tủ sẽ mang đi chôn cất.

Hiện nay, tại một Mái ấm nhỏ ở Nam Định, nhóm của Bin đang cưu mang 3 chị em mang thai. Một trong số đó là em N.T.H V sinh năm 2003 – một thai phụ còn rất trẻ.

Nhóm các bạn cũng có những niềm vui, ví dụ chị P.T.C sau khi được cưu mang đã quay lại ủng hộ nhóm và chung tay giúp đỡ những số phận lầm lỡ khác.

Cứ vậy mà đã 4 năm, Bin và Huế cùng các bạn không quản ngại vất vả, thiếu thốn, vừa đi đón nhận các bào thai, vừa thuyết phục, chăm sóc những mẹ mang bầu. Điều đáng mừng là những hành động thiện nguyện, sẻ chia, nâng niu sự sống của các bạn ngày càng được nhiều người ủng hộ. 

Tại Trường Cao đẳng Dược, nơi Huế và Bin đang theo học, sau khi biết được nghĩa cử cao đẹp của hai bạn, nhà trường đã miễn học phí và tuyên dương nhằm lan rộng những hành động đẹp đến cộng đồng. Còn rất nhiều tấm lòng hảo tâm khác, cũng ngày đêm chung sức với các bạn, âm thầm hỗ trợ những vật dụng cần thiết cho công việc thiện nguyện ý nghĩa này.

Cứu trẻ sơ sinh nguy kịch vì uốn ván từ tro bếp bôi rốn
Người phụ nữ lấy tro bếp bôi vào rốn trẻ sơ sinh theo hủ tục khiến bệnh nhi bị uốn ván, rơi vào tình trạng nguy kịch.
Vũ Hán ghi nhận trẻ sơ sinh nhiễm nCoV nghi lây truyền từ mẹ sang con
Một cháu bé tại Vũ Hán có dương tính với nCoV chỉ 30 tiếng sau khi chào đời, ca bệnh nhỏ tuổi nhất từ trước tới nay, và mẹ bé đã có xét nghiệm dương tính trước khi sinh nở.
Dự án triệu USD hỗ trợ trẻ sơ sinh Việt Nam
Dự án giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong tại Việt Nam sẽ triển khai ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Năm 2020 tất cả trẻ sơ sinh sẽ được cấp mã số định danh
Mã số định danh in trong giấy khai sinh chính là số thẻ căn cước công dân của trẻ khi lớn lên, từ năm 2020 cả nước sẽ hoàn tất việc này.
Bắc Giang: Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở xã Tiên Lục (Lạng Giang) đã có người nhận chăm sóc
(BGĐT) - Như Báo Bắc Giang đã thông tin, ngày 16-8, một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng nhà ông Nguyễn Đình Đoan ở thôn Tây, xã Tiên Lục (Lạng Giang). 

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...