Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chọn lối sống tiết kiệm

Cập nhật: 15:45 ngày 24/04/2021
(BGĐT) - Năm 2020 và đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc sản xuất, kinh doanh ở nhiều nhóm ngành nghề gặp khó khiến thu nhập của không ít bạn trẻ giảm. Để vượt khó, ổn định cuộc sống, nhiều người chọn lối sống tiết kiệm và học cách quản trị tài chính cá nhân hiệu quả. 

Ba tháng nay, vợ chồng chị Lương Quỳnh Trang (SN 1992) ở phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang) tranh thủ buổi trưa về nhà nấu cơm thay vì đi ăn ở ngoài với đồng nghiệp như trước. Do thời gian nghỉ trưa ngắn nên bữa cơm đơn giản chỉ hai, ba món nhưng vừa bảo đảm vệ sinh mà gia đình lại có thời gian quây quần bên nhau. Chị Trang nói: “Mỗi sáng, tôi thức dậy sớm hơn khoảng một giờ để đi chợ mua thức ăn thay vì ăn cơm hàng, nhờ đó gia đình có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể”.

{keywords}

Chị Hoàng Kim Anh, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) và mẹ chồng tự chuẩn bị nấu ăn tại nhà nhằm tiết kiệm chi tiêu.

Sự thay đổi này là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến thu nhập của cả hai vợ chồng chị Trang giảm đáng kể. Để ổn định cuộc sống, vợ chồng chị chủ động có những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài nấu cơm tại nhà, chị Trang và chồng còn tự hạn chế các hoạt động vui chơi, giải trí khác. Trước đây, mỗi tuần gia đình chị lại hẹn bạn bè gặp gỡ, ăn uống tại nhà hàng thì giờ hẹn mọi người đến nhà, cùng nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn. Mục tiêu của chị là tiết kiệm được từ 2 - 3 triệu đồng/tháng để dành cho những khoản chi tiêu cần thiết khác của gia đình.

Nhà gần cơ quan nên chị Hoàng Kim Anh (SN 1993) ở tổ dân phố số 3, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) cũng ít khi đi ăn uống bên ngoài. Để tiết kiệm chi tiêu, chị Kim Anh tiết giảm mua quần áo, túi xách, giày dép. Chị chia sẻ: “Mấy tháng nay, tôi không click chuột vào các trang fanpage bán quần áo, giày dép hay túi xách để tự tránh trường hợp tiện tay đặt hàng qua kênh online. Thay vào đó, tôi chờ đợt giảm giá lớn của các hãng và chỉ mua những đồ dùng cần thiết”.

Biết cách mua sắm, chi tiêu có kế hoạch thì việc tiết kiệm với những người trẻ cũng không phải quá khó. Tuy nhiên mỗi người làm việc có một mục đích, thói quen chi tiêu khác nhau. Thay vì tiết kiệm, nhiều người lại chọn cách sống trải nghiệm, hưởng thụ những giá trị vật chất, tinh thần mà không quá lo lắng về việc tiết kiệm. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng tiêu hết tháng lương cho các trải nghiệm như: Ăn uống ở nhà hàng sang trọng, đi du lịch ở nơi đắt đỏ, sử dụng đồ dùng có thương hiệu... 

Chị Đỗ Thị T N (SN 1989) ở thị trấn Bích Động (Việt Yên) đang làm cán bộ ở cơ quan nhà nước với mức lương 7 triệu đồng/tháng nhưng chị chẳng ngại bỏ ra nửa tháng lương để sắm chiếc túi hay đôi giày hàng hiệu hoặc sẵn sàng chi khoản tiền không nhỏ cho chuyến du lịch nghỉ dưỡng cùng bạn bè. Chị N bày tỏ: “Hằng ngày chúng ta đã dành thời gian để làm việc kiếm tiền chi tiêu thì cũng cần giành tiền, thời gian để tái tạo sức lao động. Chỉ lo tích cóp mua nhà, mua xe hay gửi tiền vào ngân hàng thì có lẽ không bao giờ chúng ta có được những trải nghiệm và niềm vui”.

Người trẻ nên từ bỏ thói quen mua sắm tùy thích và tự đặt ra, tuân thủ quy tắc mua sắm những mặt hàng, đồ dùng cần thiết cho cuộc sống; chú trọng học cách tiết kiệm bởi việc tiết kiệm tiền không đồng nghĩa với phong cách sống keo kiệt, hà tiện mà đó là lối sống không lãng phí.

Theo anh Nguyễn Văn Tấn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, qua khảo sát, hiện nay hầu hết người trẻ đều chưa được học hay đào tạo, hiểu sâu về cách quản trị tiền bạc, tài chính cá nhân. Dù mỗi người có một quan niệm về tiền bạc và tự chọn lối sống khác nhau nhưng việc chi tiêu cũng cần có kế hoạch dựa trên hiểu biết về tiền bạc và kỹ năng quản trị tài chính. Nếu không có kiến thức, không đủ tỉnh táo thì người trẻ dễ dàng rơi vào tình trạng tiêu dùng, chi tiêu không có kế hoạch mà chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trước mắt.

Cũng theo anh Tấn, để quản trị tài chính cá nhân hiệu quả, người trẻ cần xác định nguồn thu nhập cá nhân dựa các nguồn đầu vào như lương và thu nhập ngoài trên cơ sở theo tháng, quý, năm. Sau đó tự chia khoản thu nhập của mình thành các nhóm chính như: Khoản chi tiêu thiết yếu phải trả (hóa đơn tiền điện, nước, xăng xe, tiền học phí của con cái, tiền thuê nhà…); chi phí dự phòng (khoản tiền tiết kiệm là 10- 15% mức thu nhập); chi phí khác dùng để mua sắm, giải trí và dùng một phần để tái đầu tư giúp sinh lời.

Đặc biệt người trẻ nên từ bỏ thói quen mua sắm tùy thích và tự đặt ra, tuân thủ quy tắc mua sắm những mặt hàng, đồ dùng cần thiết cho cuộc sống; chú trọng học cách tiết kiệm bởi việc tiết kiệm tiền không đồng nghĩa với phong cách sống keo kiệt, hà tiện mà đó là lối sống không lãng phí. Quan trọng nhất đó là hạn chế “tiêu sản” - đồ dùng chỉ phục vụ thỏa mãn nhu cầu nhất thời như túi xách, đồng hồ, điện thoại... mà không phục vụ tái đầu tư.

Bài, ảnh: Tuyết Mai
Học Bác, thực hành tiết kiệm
(BGĐT) - Với phương châm học và làm theo Bác từ những việc nhỏ, giản dị trong đời sống hằng ngày, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã thực hiện tiết kiệm theo gương Bác.
Nâng cao ý thức tiết kiệm điện cho học sinh
(BGĐT)- Đối với học sinh, việc giáo dục, nâng cao kiến thức về tiết kiệm điện là việc vô cùng cần thiết nhằm hình thành ý thức trách nhiệm, thói quen trong việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng quốc gia. Nhiều trường học và ngành chức năng đã quan tâm hướng dẫn các em nội dung này. 
Lan tỏa lối sống tích cực cho người trẻ
(BGĐT) - Sáu năm nay, vợ chồng ông Trần Văn Thanh (SN 1957) và bà Nguyễn Thị Thu (SN 1961) ở tổ dân phố số 3, thị trấn Thắng, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) cùng các thành viên CLB Chung một tấm lòng huyện Hiệp Hòa đã vận động nguồn lực hỗ trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn trong và ngoài tỉnh. Cặp vợ chồng này cùng lan tỏa lối sống tích cực đến nhiều người, nhất là giới trẻ. 
Làng nói phét Dương Sơn: Lan tỏa lối sống lạc quan, yêu đời
(BGĐT) - Từ bao đời nay, làng Dương Sơn, xã Liên Sơn, huyện Tân Yên (Bắc Giang) có tục “ăn no, nói phét, người cười rụng răng”. Nghe những câu chuyện ấy, chúng ta không chỉ thấy một nét văn hóa độc đáo mà còn cảm nhận được lối sống lạc quan, yêu đời của người dân nơi đây.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...