Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đánh thức vùng lòng hồ Cấm Sơn

Cập nhật: 18:05 ngày 18/06/2022
(BGĐT) - Những năm gần đây, cuộc sống của người dân 4 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) gồm: Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải và Tân Sơn đã có bước cải thiện. Tuy nhiên, nhiều hộ vẫn đối mặt khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu đất sản xuất nên thu nhập bấp bênh, tỷ lệ hộ nghèo cao, cần có sự hỗ trợ của Nhà nước.  

Tỷ lệ hộ nghèo cao

Vợ chồng ông Lăng Văn Thao (SN 1974, dân tộc Nùng), thôn Cổ Vài, xã Sơn Hải có 3 người con. Nhà ông có 2,5 ha đồi rừng, trong đó có 1 ha trồng vải thiều và 1,5 ha trồng keo lấy gỗ. Những năm trước, do không có kinh nghiệm chăm sóc nên mỗi năm 1 ha vải chỉ cho thu vài tấn quả, chưa bằng 50% năng suất của các hộ ở xã vùng thấp trong huyện. 

{keywords}

Anh Nhọt buông lưới bắt cá trên hồ Cấm Sơn.

Dù gia đình ông cấy thêm 2 sào lúa lấn hồ Cấm Sơn nhưng phụ thuộc vào con nước nên năm được, năm mất. Mong muốn thoát nghèo, ông nỗ lực học hỏi kỹ thuật chăm sóc vải, thâm canh rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Năm 2010, gia đình ông được ra khỏi diện hộ nghèo. Tuy nhiên, khoảng 6 năm trở lại đây, kinh tế gia đình ông mới có bước chuyển mạnh nhờ chăn nuôi ngựa. 

Ông Thao kể, năm 2017, gia đình bắt đầu chăn nuôi 3 con ngựa nái; năm 2018, được huyện hỗ trợ 25 triệu đồng (tương đương với 50% giá giống) để mua thêm 1 con ngựa bạch nái giống (theo đề án phát triển chăn nuôi vùng Đông Bắc của huyện). Sau gần 6 năm, đàn ngựa đã tăng lên đáng kể. “Hiện tổng thu nhập của gia đình tôi đạt hơn 400 triệu đồng/năm, trở thành hộ khá trong thôn”, ông Thao nói.

Với nỗ lực của người dân địa phương và sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp, cuộc sống của người dân vùng lòng hồ Cấm Sơn đã có nhiều đổi thay. Nhiều hộ có thu nhập khá và vươn lên làm giàu từ chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng kinh tế và vải thiều. Nhiều hợp tác xã (HTX) du lịch vùng lòng hồ ra đời, hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, khu vực lòng hồ Cấm Sơn vẫn còn không ít hộ gặp khó khăn. 

Ví như hộ anh Ngô Văn Nhọt (SN 1983, dân tộc Nùng), thôn Đồng Phai, xã Hộ Đáp, nhà có 3 khẩu nhưng chỉ có 0,3 ha đất đồi, vừa làm nhà vừa trồng 40 cây vải. Hiện con còn nhỏ nên thu nhập chính của gia đình chỉ trông vào anh với công việc phụ hồ và đánh bắt cá, thu nhập bấp bênh. Anh Nhọt chia sẻ: “Gia đình cũng có mấy sào ớt và lúa cấy lấn hồ nhưng năm nay nước lên cao, cây màu mất trắng”.

Đại diện Phòng Dân tộc Lục Ngạn cho biết, 4 xã vùng lòng hồ là những địa phương khó khăn nhất của huyện, tỷ lệ hộ nghèo hiện nay là 13,26%, cao hơn 9,45% mức bình quân chung của huyện.

Đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sản xuất

Nguyên nhân tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng lòng hồ còn cao là do điều kiện tự nhiên nơi đây khắc nghiệt. Hầu hết diện tích là đồi núi, độ dốc cao, suất đầu tư/1 km đường giao thông cao gấp rưỡi so với các xã vùng xuôi nên khó xây dựng. 

Diện tích đất canh tác nông, lâm nghiệp bình quân/người dân thấp, thủy lợi chậm phát triển, chưa chủ động được nguồn nước. Trường học, trạm y tế, điện sinh hoạt đã được đầu tư song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trình độ dân trí, chất lượng lao động thấp…

Nhằm đánh thức tiềm năng, giúp người dân vùng lòng hồ vươn lên làm giàu, cuối năm 2021, UBND huyện Lục Ngạn đã ban hành đề án “Hỗ trợ phát triển KT-XH 4 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn huyện Lục Ngạn, giai đoạn 2021-2025”. Bà Vi Thị Anh Thùy, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Lục Ngạn cho biết, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo 4 xã vùng lòng hồ giảm xuống còn 8%. 

Tổng diện tích đất tự nhiên 4 xã vùng lòng hồ hơn 19,9 nghìn ha. Đây là địa bàn sinh sống của đa số đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 60%), với hơn 5 nghìn hộ, 23,36 nghìn khẩu. Hiện còn 400 hộ thiếu khoảng 52 nghìn m2 đất ở; 31 hộ không có đất sản xuất và 1.972 hộ thiếu hơn 210 ha đất sản xuất.

Để đạt mục tiêu này, huyện sẽ đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 

Đồng thời phát huy các tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển KT-XH, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào, thu hẹp khoảng cách về kinh tế với các xã vùng thấp trên địa bàn huyện.

Cụ thể: Huyện, tỉnh và T.Ư sẽ đầu tư hơn 194 tỷ đồng (trong đó có 24,3 tỷ đồng do người dân đóng góp) để nâng cấp, xây mới 8 trạm bơm, mở 3 tuyến mương mới dài 760 m ở các thôn. Bảo đảm tưới tiêu đạt 90% diện tích canh tác nông nghiệp. Mở rộng và cứng hóa hơn 94 km đường liên thôn nhỏ, hẹp. Nâng cấp và xây mới 16 trạm biến áp tại các xã Tân Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, bảo đảm nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt. 

Xây mới 19 phòng học và phòng chức năng ở Trường Tiểu học Cấm Sơn và Tiểu học Hộ Đáp. Xây dựng 41 mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và 4 HTX kinh doanh dịch vụ du lịch; dạy nghề, tư vấn xuất khẩu lao động cho hơn 1 nghìn lượt người. Phấn đấu 100% hộ dân có nhu cầu vay vốn được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, cải tạo nhà ở…

Ông Lục Văn Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Hộ Đáp chia sẻ, đề án hỗ trợ phát triển KT-XH 4 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn đã triển khai đến các xã. Người dân chỉ mong Nhà nước sớm hỗ trợ để đề án sớm được thực hiện, giúp đời sống người dân nơi đây ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Bài, ảnh: Thế Đại

Săn cá hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Quanh năm lấy thuyền làm nhà, trăng sao làm bạn, cuộc mưu sinh của một số hộ dân vùng lòng hồ Cấm Sơn lênh đênh theo sóng nước. Với họ, chỉ cần nhìn bầu trời hay dòng nước là biết nơi nào có nhiều cá và thời điểm nào sẽ “săn” được cá to.
Mùa trái ngọt của thanh niên vùng hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Năm nay, vải thiều của các xã vùng cao, nhất là ở xã Hộ Đáp (Lục Ngạn, Bắc Giang) được mùa. Người dân vui vì vải được giá, càng vui hơn khi nhiều thanh niên trong xã giờ đã biết khai thác được lợi thế, khá giả hơn nhờ đặc sản địa phương.
Bắc Giang: Thả hơn 1,8 tấn cá công ích xuống hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Ngày 21/8, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang phối hợp với UBND huyện Lục Ngạn tổ chức thả cá công ích tại hồ Cấm Sơn.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...