Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lạng Giang >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lạng Giang: Hòa giải kịp thời mâu thuẫn, gắn kết tình làng

Cập nhật: 08:41 ngày 19/04/2022
(BGĐT) - Nhận thức rõ công tác hòa giải ở cơ sở sẽ góp phần hóa giải mâu thuẫn, gắn kết tình cảm và bảo đảm an ninh trật tự ở địa phương, những năm qua, công tác này luôn được các cấp ủy, chính quyền huyện Lạng Giang (Bắc Giang) quan tâm, chú trọng.  

Nhìn hai con chăm ngoan, đã biết giúp đỡ việc nhà những lúc bố mẹ bận rộn, vợ chồng anh Nguyễn Văn T, chị Bùi Thị M ở thôn Ao Luông (xã Yên Mỹ) không giấu nổi niềm vui. 

Chị M bày tỏ: “Nếu không có sự vào cuộc tích cực của tổ hòa giải thôn thì chắc vợ chồng tôi hơn một năm trước đã đường ai nấy đi. Ngày đó, những mâu thuẫn tưởng không thể hàn gắn nếu không được các thành viên tổ hòa giải động viên, giải thích về những hệ lụy sau ly hôn. Giờ đây, nghĩ về những vấp váp đã qua, chúng tôi thêm trân trọng cuộc sống”.

{keywords}

Thành viên tổ hòa giải thôn Ao Luông, xã Mỹ Thái gặp gỡ, nắm bắt tâm tư người dân trên địa bàn.

Được biết, thôn Ao Luông có 246 hộ, địa bàn rộng nhưng các thành viên tổ hòa giải thôn luôn sâu sát nắm tình hình. Khi có phát sinh mâu thuẫn, các hòa giải viên đều đến gặp gỡ các bên để hóa giải. Mới đây, tổ vừa hòa giải thành công một vụ xích mích giữa hai hộ dân liên quan đến việc san lấp đất làm sạt đổ tường bao chung.

Tới thôn Cả (xã Mỹ Thái) đúng hôm tổ hòa giải đang họp rút kinh nghiệm sau khi hòa giải thành công mâu thuẫn vụ việc liên quan đến đường thoát nước thải chung giữa hai hộ liền kề. 

Bà Phạm Thị Canh, Tổ phó chia sẻ: “Bà con trong thôn nhiều khi chỉ vì những chuyện rất nhỏ nhặt, nhưng do chưa biết phân định đúng sai, cái "tôi cá nhân" lớn quá dẫn đến tranh cãi làm mất đi tình làng, nghĩa xóm. Để hóa giải thành công, các thành viên trong tổ phải tìm hiểu cặn kẽ vụ việc, họp bàn thống nhất cách giải quyết, bảo đảm đúng pháp luật, khách quan, công tâm thì mới tháo gỡ được khúc mắc".

Xác định vai trò quan trọng của công tác hòa giải, những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã triển khai bằng nhiều hình thức, biện pháp cụ thể. Trong đó, trọng tâm là phát huy vai trò của tổ hòa giải cơ sở. Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên; tăng cường đôn đốc, chỉ đạo các tổ hòa giải thực hiện tốt hoạt động. 

Toàn huyện hiện có 261 tổ với gần 2 nghìn hòa giải viên. Hầu hết đội ngũ này đang đảm nhận các nhiệm vụ ở thôn, tổ dân phố như: Bí thư chi bộ, trưởng ban công tác mặt trận và một số chi hội, đoàn thể. Đa số các hòa giải viên đều có trình độ học vấn từ THPT trở lên, được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm sống, công tâm, khách quan khi giải quyết các vụ việc. 

Với phương châm “giải quyết dứt điểm từ cơ sở”, các tổ hòa giải thường xuyên nắm bắt tình hình khu dân cư được phân công phụ trách. Khi xảy ra vụ việc, các hòa giải viên khéo léo phân tích, giải thích có lý, hợp tình để vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh.

Với phương châm “giải quyết dứt điểm từ cơ sở”, các tổ hòa giải thường xuyên nắm bắt tình hình khu dân cư được phân công phụ trách. Khi xảy ra vụ việc, các hòa giải viên khéo léo phân tích, giải thích có lý, hợp tình để vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh. 

Mỗi năm, các tổ hòa giải thành công khoảng 250 vụ việc, đạt hơn 85%. Nội dung chủ yếu về chế độ chính sách, tranh chấp đất đai, hôn nhân gia đình, mâu thuẫn phát sinh trong cuộc sống hằng ngày...

Để nâng cao chất lượng hòa giải, hằng năm Phòng Tư pháp huyện tổ chức các hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, tọa đàm, giao lưu. Nội dung tập trung vào những vấn đề sát với thực tế cơ sở như: Hôn nhân và gia đình, tranh chấp đất đai, vệ sinh môi trường. 

Tại các xã, thị trấn, kinh phí cho cho công tác này bố trí theo vụ việc với mức bình quân từ 150 - 200 nghìn đồng/vụ hòa giải thành; hỗ trợ chi tiền chè nước, văn phòng phẩm. Ngoài ra, nhiều nhà văn hóa thôn được trang bị tủ sách pháp luật phục vụ nhu cầu đọc, tìm hiểu kiến thức của các hòa giải viên và người dân.

Ông Hà Ngọc Tuân, Trưởng Phòng Tư pháp huyện cho biết: Công tác hòa giải trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các vụ việc hòa giải thành đạt tỷ lệ cao. Nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng dân cư được giải quyết kịp thời, góp phần giảm thiểu vụ việc khiếu nại, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật. 

Tuy nhiên, trước sự phát triển mạnh mẽ của đời sống KT-XH dẫn tới tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp ngày càng phức tạp đòi hỏi những người làm công tác hòa giải ở cơ sở phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới và không ngừng trau dồi về kỹ năng. 

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục tham mưu với UBND huyện tăng cường chỉ đạo nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền cơ sở về vai trò của công tác này. Mặt khác phối hợp chặt chẽ hơn giữa cơ quan tư pháp với MTTQ và các tổ chức thành viên trong công tác hòa giải, hạn chế tối đa những vụ việc hòa giải không thành.

Bài, ảnh: Tuệ An

Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở
(BGĐT) - Ngày 9/2, Sở Tư pháp, Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy ký kết chương trình phối hợp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và hòa giải ở cơ sở giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 
Hòa giải trong tố tụng dân sự: Khuyến khích đương sự tự thỏa thuận
(BGĐT) -  Năm vừa qua, dù tác động bởi dịch Covid-19 nhưng TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành tốt chỉ tiêu xét xử. Trong quá trình giải quyết án, TAND hai cấp đã chú trọng tới công tác hòa giải trong tố tụng dân sự.
Dân vận khéo nâng cao chất lượng hòa giải ở cơ sở
(BGĐT) - Mục đích của hòa giải ở cơ sở là hàn gắn, xoa dịu những mâu thuẫn, hiềm khích giữa các bên, không để bức xúc nhỏ bùng phát dẫn đến vi phạm pháp luật. Vì thế kỹ năng “dân vận khéo” có vai trò quan trọng, là chìa khóa để hòa giải thành công. 
Kịp thời hòa giải mâu thuẫn, phòng ngừa trọng án
(BGĐT)- Nhằm phòng ngừa các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, mất an ninh trật tự (ANTT), Công an tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, có sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương và huy động quần chúng cùng tham gia.  
Phát huy vai trò hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp
(BGĐT) - Hòa giải tại TAND là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự. Thực hiện nhiệm vụ này, trong quá trình giải quyết án, TAND hai cấp trên địa bàn tỉnh đã chú trọng công tác hòa giải giữa các đương sự, phát huy tốt vai trò của các hòa giải viên nhằm giảm áp lực xét xử. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...