Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri >> Tin tức thời sự
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đào tạo nghề sát với nhu cầu doanh nghiệp, tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn

(BGĐT) - Ngày 1/3, đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2020- 2022 trên địa bàn huyện Việt Yên. 

Năm 2020 và 2021, công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Việt Yên đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, từng bước đáp ứng các tiêu chí về đích nông thôn mới.

{keywords}

Quang cảnh buổi giám sát.

Toàn huyện có 8,7 nghìn lao động nông thôn được đào tạo nghề (trong đó có gần 6 nghìn chỉ tiêu nghề phi nông nghiệp); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt từ 70% trở lên; kết quả tạo việc làm mới vượt từ 4-6% kế hoạch năm.

Hiện trên địa bàn huyện có 3 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (quy mô nhỏ) gồm: Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp (GDNN)- Giáo dục thường xuyên (GDTX); Công ty TNHH Một thành viên Thương mại - Nông lâm nghiệp Hồng Liên (thị trấn Bích Động); Trung tâm Dạy nghề Vinh Quang (thị trấn Nếnh). Các cơ sở có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng đủ quy mô đào tạo được cấp phép theo quy định.

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều tồn tại như: Việc điều tra, thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động ở các xã, thị trấn gặp khó khăn; cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa quan tâm sâu sát đến công tác GDNN, thụ động trong triển khai nhiệm vụ; sự phối hợp giữa các doanh nghiệp (DN) với trung tâm đào tạo còn thiếu chặt chẽ, dẫn tới hạn chế trong đáp ứng nhu cầu thị trường.

{keywords}

Ông Hoàng Huy Việt trao đổi tại buổi giám sát.

Qua kiểm tra thực tế tại Trung tâm GDNN-GDTX, các đại biểu tập trung trao đổi, đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nghề ngắn hạn và liên kết với DN, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Ông Hoàng Huy Việt, Phó trưởng Ban VHXH nêu hoạt động dạy nghề trình độ sơ cấp theo thẩm quyền của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Việt Yên chưa hiệu quả; không hoàn thành chỉ tiêu tuyển sinh (từ 20-30 học viên/nghề) ở cả 3 ngành nghề gồm: May công nghiệp, điện dân dụng, hàn. Điều này gây lãng phí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực hiện có. 

Để khắc phục khó khăn này, nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề, ông Việt kiến nghị các ngành liên quan tham mưu xây dựng lộ trình phù hợp để chuyển chức năng quản lý trung tâm GDNN-GDTX về UBND cấp huyện; ngành giáo dục, đào tạo chỉ quản lý về mặt chuyên môn giảng dạy.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Cảnh đề nghị huyện Việt Yên thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp.

Phân tích tồn tại trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ông Hà Văn Bé, Trưởng Ban VHXH và ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh cho rằng, hiện chưa có nhiều cơ chế khuyến khích người học, người dạy và DN tham gia vào công tác đào tạo nghề; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan, nhất là DN với cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ nên kết quả đào tạo nghề chưa tương xứng với tiềm năng địa phương - huyện trọng điểm phát triển công nghiệp.

Các thành viên đoàn giám sát đề nghị huyện Việt Yên thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp ngay từ bậc THCS; nắm bắt nhu cầu tuyển dụng lao động của DN trên địa bàn để xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy nghề phù hợp, cung ứng kịp thời, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương sau đào tạo.

{keywords}

Đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng phát biểu kết luận buổi giám sát.

Phát biểu kết luận, đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng đánh giá cao việc quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của HĐND, UBND huyện Việt Yên với công tác đào tạo nghề. 

Để khắc phục hạn chế, khó khăn đã được chỉ ra, đồng chí đề nghị huyện đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức các cấp, ngành, người dân về GDNN, nhất là Luật Việc làm, Nghị quyết 61/2021/NQ-HĐND quy định về một số chính sách hỗ trợ GDNN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (thông qua tại kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh khóa XIX, tháng 12/2021).

Cùng đó, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai hiệu quả các đề án, chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nguồn nhân lực của tỉnh trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế.

UBND huyện quan tâm bố trí kinh phí, huy động các nguồn xã hội hóa cho công tác đào tạo nghề, ưu tiên đầu tư cải thiện cơ sở vật chất các trung tâm dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức dạy nghề, thu thập thông tin thị trường lao động.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề, kịp thời chấn chỉnh vi phạm trong hoạt động đào tạo, cấp chứng chỉ, tuyển dụng lao động. Đặc biệt, có giải pháp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng của DN, từ đó tổ chức dạy nghề phù hợp, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương.

Tin, ảnh: Tường Vi

Bắc Giang tổ chức giám sát việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham gia tố tụng, giám định, định giá tài sản
(BGĐT) - Ngày 22/2, Đoàn giám sát Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (CCTP) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị bàn về chương trình giám sát việc cung cấp tài liệu, chứng cứ, tham gia tố tụng, giám định, định giá của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của cơ quan tố tụng giai đoạn 2020-2021. 
Tăng hiệu quả giám sát qua các phiên giải trình
(BGĐT) - Từ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đến nay, Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang đã duy trì đều đặn, nghiêm túc các phiên họp hằng tháng, trong đó đặc biệt chú trọng hoạt động chất vấn, giải trình bảo đảm đúng quy định. Qua đây nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát đối với hoạt động quản lý nhà nước trên các lĩnh vực KT-XH của tỉnh.
Nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra nhà nước
(BGĐT)- Chiều 8/10, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức giao ban quý 3, kiểm điểm, đánh giá hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra trên địa bàn tỉnh. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...