Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri >> Tin tức thời sự
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong thực hiện chính sách giảm nghèo

(BGĐT) - Ngày 21/10, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang - Trưởng đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh chủ trì buổi làm việc của đoàn tại UBND tỉnh về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Dự buổi làm việc có đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành liên quan. 

Tại đây, các thành viên trong đoàn đều thống nhất đánh giá, thông qua các chính sách hỗ trợ, về cơ bản, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình giao thông thuộc địa bàn huyện nghèo và các xã, thôn thuộc Chương trình 135 được tập trung đầu tư, nâng cấp, tạo sự chuyển biến rõ nét, khắc phục cơ bản tình trạng đi lại, giao thương khó khăn. 

{keywords}

Quang cảnh buổi làm việc.

Trong giai đoạn 2016-2020, từ tổng nguồn vốn được phân bổ gần 538 tỷ đồng của hai chương trình 30a, 135, các địa phương vùng khó khăn được hưởng lợi 618 công trình đường giao thông, thủy lợi, trường học, y tế và các thiết chế văn hóa, đáp ứng nhu cầu, từng bước nâng cao đời sống nhân dân.

Các nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế ở các địa phương được triển khai hiệu quả, bảo đảm dân chủ, công khai, tạo điều kiện tích cực cho người dân vùng thụ hưởng thay đổi tập quán canh tác, tăng thu nhập cho người dân để thoát nghèo bền vững.

Kết thúc giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh còn hơn 14,6 nghìn hộ nghèo, chiếm  3,14%, giảm 10,79% so với năm 2016, bình quân giảm 2,16%/năm, vượt mục tiêu đề ra; hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo là người có công với cách mạng. Kết quả giảm nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều đã mang tính bền vững, các nguyên nhân nghèo được giải quyết đồng bộ, tỷ lệ tái nghèo rất thấp (khoảng 0,64%/năm) so với số hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện nghèo 30a - Sơn Động giảm từ 50,81% năm 2015 xuống còn 20,94% năm 2020, bình quân giảm 5,97%/năm; tỷ lệ hộ nghèo các xã đặc biệt khó khăn còn 13,45%; các thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm bình quân 7%/năm, vượt mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cơ sở đối với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của chính sách có nơi chưa tập trung; việc tham mưu, giao kế hoạch vốn hằng năm của một số chương trình ở các địa phương chưa đạt yêu cầu; tiến độ thực hiện một số dự án chậm, phải làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau. Nhận thức của người dân ở một số vùng đặc biệt khó khăn vùng dân tộc không đồng đều, vẫn còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ chính sách hỗ trợ, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo; một số mô hình được lựa chọn đưa vào hỗ trợ còn nhỏ lẻ, phân tán, không phát huy hiệu quả.

{keywords}

Ông Nguyễn Văn Cảnh đề xuất một số giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thành viên đoàn giám sát cho rằng, việc triển khai các chính sách hỗ trợ với vùng khó khăn đã phát huy hiệu quả, cải thiện cơ sở hạ tầng, từng bước nâng cao đời sống bà con. Qua kiểm tra thực tế tại các địa phương, ông đề xuất UBND tỉnh nghiên cứu, nhân rộng các mô hình phù hợp với thổ nhưỡng địa phương và tập quán canh tác của người dân; tăng cường tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, trợ giúp bà con ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, lựa chọn con giống chất lượng, hỗ trợ tiêu thụ thuận lợi để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế các mô hình thuộc dự án sinh kế.

Ông Hà Văn Bé, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) và ông Vũ Tấn Cường, Phó Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) cùng đề nghị UBND cấp xã nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong vai trò chủ đầu tư, nhất là việc xây dựng dự toán, lựa chọn đơn vị thi công, thẩm định, nghiệm thu các công trình, dự án, bảo đảm chất lượng. Cùng đó, các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, khắc phục những tồn tại về mặt lưu trữ hồ sơ ở cơ sở.

Ngoài ra, thành viên đoàn giám sát cũng kiến nghị một số nội dung như: Khắc phục tình trạng phân bổ vốn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án; có cơ chế tháo gỡ khó khăn trong lồng ghép các nguồn ở cấp xã, tăng hiệu quả triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ; tiếp tục dành nguồn lực đầu tư cho giao thông và thủy lợi, tạo cơ sở hạ tầng đồng bộ để các vùng khó khăn có cơ hội phát triển; tăng cường vai trò của MTTQ và các tổ chức thành viên trong giám sát việc triển khai các chính sách.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn tiếp thu các ý kiến của thành viên đoàn giám sát.

Tiếp thu các ý kiến trao đổi của thành viên đoàn giám sát, đồng chí Mai Sơn nhấn mạnh, thời gian tới, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các địa phương khắc phục các tồn tại, hạn chế được chỉ ra. Linh hoạt trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai các chương trình, dự án, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; tiếp tục đề xuất với Quốc hội, Chính phủ đồng bộ và rút ngắn quy trình phân bổ vốn, kịp thời lồng ghép với nguồn lực địa phương để hỗ trợ hiệu quả các vùng khó khăn, giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững.

Phát biểu kết luận, đồng chí Lâm Thị Hương Thành đánh giá, Chương trình MTQG giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 được UBND tỉnh triển khai kịp thời, chính quyền các cấp, người dân chủ động thực hiện, sử dụng hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ.

{keywords}

Đồng chí Lâm Thị Hương Thành phát biểu kết luận.

Để phát huy hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo, thời gian tới, đồng chí đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo đánh giá tổng thể chương trình, thẳng thắng nhìn nhận những tồn tại, hạn chế để có giải pháp khắc phục. Đặc biệt, nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong tổ chức triển khai trên cơ sở kiểm điểm kết quả thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể trong mỗi năm và cả giai đoạn.

Đồng chí nhấn mạnh, hằng năm, dựa trên tham mưu của các ngành, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể trong cả chương trình và từng nội dung hỗ trợ; tổ chức đánh giá định kỳ để bàn giải pháp cho năm sau; quan tâm triển khai kịp thời các dự án sau khi được phân bổ vốn, chủ động lồng ghép với nguồn lực địa phương nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ chuyên môn cơ sở và người dân trong quản lý, sử dụng nguồn vốn; huy động sự vào cuộc, nâng cao hiệu quả giám sát của MTTQ các cấp và tổ chức thành viên để kịp thời khắc phục bất cập, tăng hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tin, ảnh: Tường Vi

Giám sát thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất
(BGĐT)- Chiều 5/10, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang do ông Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn có buổi giám sát về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giai đoạn 2016-2020 tại huyện Lục Nam.
Kỳ họp thứ 3 (HĐND tỉnh) thông qua 5 nghị quyết về phát triển KT-XH
(BGĐT)-Ngày 8/10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021- 2026 khai mạc kỳ họp thứ 3 (kỳ họp chuyên đề). Đồng chí Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Thẩm tra một số dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XIX
(BGĐT)- Sáng 5/10, Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh Bắc Giang) tổ chức hội nghị thẩm tra 3 dự thảo Nghị quyết trình kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa XIX vào tháng 10/2021. Tới dự có đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thế Toản, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...