Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Đại biểu nhân dân với cử tri >> Tiếng nói người đại biểu nhân dân
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những con đường “43 - 07”

(BGĐT) - Giai đoạn vừa qua, toàn tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc về giao thông nông thôn (GTNT), hoàn thiện tiêu chí quan trọng hàng đầu trong xây dựng nông thôn mới (XDNTM), tạo động lực phát triển KT-XH. Đó là kết quả thực hiện chính sách đặc thù của địa phương do HĐND tỉnh Bắc Giang ban hành trong nhiệm kỳ. 

Ý Đảng - lòng dân

Tại huyện Lạng Giang, trước năm 2017, dù đã có chủ trương ưu tiên nguồn lực nâng cấp hạ tầng GTNT nhưng tỷ lệ cứng hóa đường trục và đường liên thôn chỉ đạt 55,8%, đường ngõ xóm 52,9%. Quy mô, chất lượng đường cũng hạn chế, chưa bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân. 

{keywords}

Sau khi hoàn thành đường giao thông từ nguồn hỗ trợ theo Nghị quyết 07, xã Tiên Lục (Lạng Giang) giao hội viên phụ nữ trồng hoa, duy trì vệ sinh. Ảnh: Hà Phương

Ông Hoàng Văn Quyền, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện cho biết, triển khai Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh (gọi tắt là NQ 07), giai đoạn 2017-2019, toàn huyện đã cứng hóa gần 600km đường. Tỷ lệ cứng hóa đường trục và liên thôn đạt 90,3%; ngõ xóm đạt 85,1%; toàn bộ các tuyến đường có bề rộng mặt từ 3,5m trở lên, vượt mục tiêu đề ra. Tổng kinh phí tỉnh hỗ trợ mua xi măng hơn 170,2 tỷ đồng. 

Để khuyến khích người dân tích cực tham gia, huyện đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ như: Hỗ trợ các xã XDNTM giai đoạn 2016-2019, hỗ trợ 100% xi măng để làm đường ngõ xóm; hỗ trợ 200 triệu đồng/km để làm đường trục thôn, liên thôn với mặt đường rộng 4,5 m trở lên; 100 triệu đồng/km để làm đường trục thôn, liên thôn với mặt đường rộng 3,5m - 4,5m. Cùng với cấp ủy, chính quyền, phong trào cứng hóa đường GTNT đã được nhân dân đồng lòng, góp sức.

Tiên Lục là một trong những xã được đánh giá cao trong triển khai NQ 07 với hơn 70km đường trục, liên thôn, ngõ xóm được cứng hóa; tỷ lệ đạt gần 100%. Ông Trần Văn Thịnh, Bí thư Đảng ủy xã nói: Nghị quyết 07 thực sự là chủ trương đúng, trúng, hợp với lòng dân nên được nhân dân đồng thuận cao.

Cùng với Lạng Giang, các huyện khác như: Tân Yên, Hiệp Hòa, Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn cũng đạt kết quả cao trong phát triển GTNT theo NQ 07.

Nhiều cái “nhất”

{keywords}

Người dân thôn Tuấn Thịnh, xã Tân Thanh (Lạng Giang) đóng góp thêm kinh phí làm đường giao thông. 

Ở nhiều vùng quê hiện nay, người dân thường gọi những con đường bê tông mới được cứng hóa to rộng, phẳng phiu, chắc chắn là đường “43-07”. Bởi đó là kết quả thực hiện Kết luận số 43-KL/TU ngày 11/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn; vấn đề thiếu lớp học, thiếu giáo viên ở bậc học mầm non; vấn đề GTNT trên địa bàn tỉnh hiện nay và Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh.

Ở nhiều vùng quê, người dân thường gọi những con đường bê tông mới là đường “43-07”. Bởi đó là kết quả thực hiện Kết luận số 43-KL/TU ngày 11/5/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu lớp học, GTNT... trên địa bàn và Nghị quyết số 07/2017/NQ-HĐND ngày 13/7/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh.

Chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống bởi sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ngành cũng như cấp ủy, chính quyền các huyện cùng cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của nhân dân. 

Phong trào đã tạo ra sự thay đổi diện mạo nông thôn, giao thông thuận tiện; các tuyến đường được cứng hóa bảo đảm quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đạt bề rộng mặt đường từ 3,5 đến 5 mét, một số tuyến mặt đường rộng hơn 7 mét; góp phần XDNTM, ngày càng hoàn chỉnh hệ thống GTNT, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh.

Cái được lớn nhất từ chủ trương, nghị quyết này là đã tạo ra phong trào toàn dân làm đường GTNT sôi nổi, mạnh mẽ và hiệu quả nhất từ trước đến nay. Chiều dài, bề rộng và chất lượng đường đều được nâng lên. Nhân dân tự nguyện đóng góp nhiều tỷ đồng, hàng vạn ngày công lao động, hàng nghìn m2 đất, chặt cây, phá dỡ tường rào để mở rộng đường. 

Sự gắn kết cộng đồng cũng từ đó mà thêm bền chặt. Kết quả từ cuối năm 2017 đến năm 2019, toàn tỉnh đã bê tông hóa theo tiêu chuẩn và quy chuẩn 4.231km góp phần đưa tỷ lệ cứng hóa đường huyện đạt 95%, tăng 15%; đường xã đạt 97%, tăng 27%; đường thôn, bản 87%, tăng 32% so với năm 2015.

Bà Ngụy Kim Phương, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) cho biết bài học kinh nghiệm trong xây dựng chính sách để hiện thực hóa chủ trương của Tỉnh ủy đó là sự chủ động, tích cực, đổi mới, đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thực tiễn. Được Thường trực HĐND tỉnh giao, Ban Kinh tế - Ngân sách phối hợp với Sở Giao thông - Vận tải, Sở Tài chính và một số cơ quan, đơn vị cùng các huyện tiến hành khảo sát thực tế về đối tượng, nguồn lực, phương thức hỗ trợ. 

Đây chính là cơ sở cho bước thẩm tra dự thảo nghị quyết, chuẩn bị kỹ lưỡng về thông tin, cơ sở thực tiễn cho việc trình tại kỳ họp. Để bảo đảm hiệu quả thực tế của chính sách, sau khi nghị quyết được thông qua, quá trình thực hiện tiếp tục được khảo sát, giám sát để đánh giá, phát hiện, chấn chỉnh, điều chỉnh những bất cập; đôn đốc, tháo gỡ vướng mắc ở những địa phương, đơn vị gặp khó khăn, nơi chưa làm tốt. 

Cùng đó, Sở Giao thông-Vận tải-cơ quan thường trực Ban chỉ đạo thực hiện NQ 07 của tỉnh phối hợp sở, ngành liên quan và UBND các huyện thường xuyên kiểm tra, sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm. 

Từ đó kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục kịp thời khó khăn về nguồn cung xi măng, phương thức thanh quyết toán; chấn chỉnh về chất lượng đường ở một số nơi... Qua khảo sát, giám sát thực tế, chính sách đã được HĐND tỉnh xem xét, điều chỉnh, bổ sung bằng NQ số 06/2018/NQ-HĐND ngày 11/7/2018 theo hướng rút ngắn thời hạn thực hiện, hỗ trợ 100% xi măng theo kế hoạch được duyệt hàng năm thay vì khống chế khối lượng xi măng cho toàn tỉnh; khắc phục khó khăn trong huy động nguồn lực ở những xã nghèo.

Theo ông Bùi Thế Sơn, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, chính sách đã tạo “cú hích” mạnh mẽ, các huyện, thậm chí các xã cũng có cơ chế hỗ trợ tạo nên nguồn lực tổng hợp, tập trung để mạng lưới GTNT toàn tỉnh đạt được kết quả ngoạn mục. 

Người dân phấn khởi, tin tưởng vào cấp ủy, chính quyền; quá trình thực hiện hơn 4 nghìn km đường GTNT giai đoạn này không xảy ra bức xúc, đơn thư, khiếu kiện. Từ đơn vị gặp nhiều khó khăn nhất, Lục Ngạn trở thành địa phương thực hiện được khối lượng lớn nhất. Lạng Giang là huyện có số km đường có bề rộng từ 5 mét trở lên nhiều nhất. 

Có đường mới, các tổ chức đoàn thể vận động hội viên, đoàn viên giữ gìn vệ sinh, lắp đèn chiếu sáng, trồng hoa, cây xanh làm đẹp cảnh quan, góp phần làm nên những làng quê sáng - xanh - sạch - đẹp thực sự đáng sống.

Kim Hiếu - Đỗ Quyên

Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang hỗ trợ thôn Tân Hợp, xã Bắc Lý (Hiệp Hòa) làm đường bê tông
(BGĐT)-Ngày 15-10, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang trao 20 triệu đồng hỗ trợ thôn Tân Hợp, xã Bắc Lý (Hiệp Hòa) để làm đường bê tông.
Thực hiện Nghị quyết 07 của HĐND tỉnh: Đổi thay diện mạo nông thôn
(BGĐT) - Nghị quyết số 07 ngày 13-7-2017 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh (giai đoạn 2017-2021) đang được tập trung triển khai trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Qua phong trào cứng hóa đường giao thông đã làm đổi thay diện mạo nhiều vùng nông thôn. 
Lục Ngạn sơ kết 6 tháng thực hiện Nghị quyết số 07 HĐND tỉnh
(BGĐT) - UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa tổ chức hội nghị đánh giá thực hiện Nghị quyết số 07 ngày 13-7-2017 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ cứng hóa đường trục thôn, đường liên thôn và đường nội đồng gắn với giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Thân Văn Khánh, Bí thư Huyện ủy cùng các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện dự.
Xây dựng nông thôn mới: Lồng ghép nguồn vốn cho tiêu chí thủy lợi
(BGĐT) - Hoàn thiện hệ thống thủy lợi là một trong những tiêu chí rất quan trọng về hạ tầng kỹ thuật khi xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí lớn. Nhiều địa phương đã chủ động cơ chế hỗ trợ linh hoạt, phù hợp điều kiện để huy động nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.
Lạng Giang xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển đô thị
(BGĐT) - Thực hiện xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã dành nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 
Bắc Giang: Thêm xã Việt Lập đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
(BGĐT) - Hôm nay (30/12), Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương đã ký Quyết định công nhận xã Việt Lập, huyện Tân Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Bắc Giang: Xã Đồng Tân (Hiệp Hòa) đạt chuẩn nông thôn mới
(BGĐT) - Ngày 26/12, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đồng Tân tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM)  năm 2020.
Sáng 26/12, Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đồng Tân long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang công nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM)  năm 2020.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...