Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Giáo dục
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới: Áp dụng phương pháp giáo dục linh hoạt

Cập nhật: 19:16 ngày 20/09/2021
(BGĐT) - Từ năm học 2020-2021, tỉnh Bắc Giang thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông năm 2018 với lớp 1. Sau một năm triển khai, nhiều bài học kinh nghiệm được ngành Giáo dục áp dụng chặt chẽ, bài bản đối với lớp 2, lớp 6 trong năm học 2021-2022.

Tăng cường tập huấn, chủ động gỡ khó

Nếu như những năm trước, toàn bộ học sinh trong tỉnh chỉ học một bộ SGK duy nhất thì từ năm học 2020-2021, ngành Giáo dục Bắc Giang cùng với cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với nhiều bộ sách khác nhau, bắt đầu thực hiện với hơn 38 nghìn học sinh lớp 1. 

{keywords}

Trường Tiểu học Dĩnh Trì (TP Bắc Giang) tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 6

năm học 2021-2022.

Sự thay đổi này nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy trong công tác quản lý, giảng dạy, thay đổi từ truyền đạt một chiều, nặng về lý thuyết sang giáo dục toàn diện phẩm chất, năng lực, phát huy tính chủ động, sáng tạo. Trong mỗi nhà trường, thầy cô được khuyến khích thay đổi, áp dụng linh hoạt mọi phương pháp giáo dục nhằm hướng tới mục tiêu giúp người học dễ nhớ, dễ hiểu, vận dụng kiến thức lý thuyết với thực tiễn đời sống.

“Vạn sự khởi đầu nan”, trong năm đầu triển khai chương trình có nhiều khó khăn, thách thức nảy sinh từ thực tiễn. Lường trước thực tế này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tập trung tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Từ tháng 6 đến tháng 9/2020, toàn ngành có hơn 11 nghìn lượt cán bộ quản lý, giáo viên dạy lớp 1 được tập huấn. Các thầy cô đã nắm được những điểm mới, khắc phục khó khăn ban đầu khi giảng dạy bằng phương pháp giáo dục linh hoạt.

Tại huyện Lục Nam, ông Vũ Thanh Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT cho biết: "Trong năm học, ngành duy trì song song 2 chương trình giáo dục hiện hành với lớp 2,3,4,5 và chương trình giáo dục phổ thông đối với lớp 1 tại 32 trường. Năng lực của đội ngũ giữa các địa bàn, các trường chưa đồng đều nên Phòng thành lập tổ giáo viên cốt cán gồm những thầy cô giàu kinh nghiệm thường trực giải đáp vướng mắc". 

Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam đã tổ chức 4 buổi sinh hoạt chuyên môn toàn huyện với gần 200 lượt thầy cô tham gia. Các trường tổ chức tập huấn theo hướng nghiên cứu bài học, lưu lại thành tài liệu dưới dạng video gửi đến giáo viên để cùng nhau chia sẻ, học tập kinh nghiệm. Nhờ đó, khi bộ môn Tiếng Việt xuất hiện từ ngữ đa nghĩa, khó hiểu với học sinh lớp 1, giáo viên đã linh hoạt điều chỉnh bằng ngữ liệu phù hợp.

Tại các địa phương khác như Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, sau một năm theo học chương trình, sách giáo khoa mới, học sinh được đánh giá có sự chủ động, mạnh dạn hơn trong các hoạt động ở lớp, ở trường, khả năng đọc, viết, tính toán, sử dụng học liệu điện tử tốt hơn học sinh học ở chương trình lớp 1 trước đây.

Quan tâm hỗ trợ học sinh học tập

{keywords}

Sách giáo khoa mới lớp 6 năm học 2021-2022.

Theo ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, nhiều bài học kinh nghiệm được ngành chỉ ra sau năm đầu thực hiện chương trình, SGK mới đó là: Bám sát lộ trình đổi mới của Bộ GD&ĐT đề ra để chủ động xây dựng kế hoạch. Các huyện, TP ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như: Xây dựng thêm phòng học, bổ sung thiết bị dạy học thông minh (smart tivi, loa, máy vi tính…); nâng cấp đường truyền Internet tốc độ cao giúp giáo viên, học sinh thuận lợi khi khai thác học liệu điện tử... 

Đặc biệt, qua thực tế, toàn ngành ghi nhận sự tiến bộ rõ rệt từ thụ động sang chủ động khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của nhiều thầy cô giáo.

Năm học 2021-2022, chương trình SGK, giáo dục phổ thông mới tiếp tục triển khai với 38 nghìn học sinh lớp 2 và hơn 30 nghìn học sinh lớp 6 trên địa bàn tỉnh.

Năm học 2021-2022, chương trình SGK, giáo dục phổ thông mới tiếp tục triển khai với 38 nghìn học sinh lớp 2 và hơn 30 nghìn học sinh lớp 6 trong tỉnh. 

Trong bối cảnh dịch bệnh tác động lớn đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi hoạt động giáo dục tại các nhà trường, Sở GD&ĐT đã chủ trì phối hợp với các ngành liên quan biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương lớp 2 và lớp 6, được Bộ GD&ĐT phê duyệt để kịp sử dụng trong năm học mới. 

Hơn 20 nghìn lượt giáo viên được tập huấn quy trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá người học thông qua hình thức trực tuyến, trực tiếp nghe các tác giả viết sách, đại diện nhà xuất bản và chuyên gia từ Bộ GD&ĐT phân tích, đánh giá, chỉ ra những điểm mới. Hiện Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Bắc Giang cung ứng đủ SGK cho học sinh lớp 2, lớp 6.

Để kịp thời ứng phó với tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ngành Giáo dục chỉ đạo các trường phổ thông xây dựng ở mỗi khối một phòng học trực tuyến, kết hợp với dạy trực tiếp nhằm giúp những học sinh bị nghỉ do cách ly vẫn được học bảo đảm đúng tiến độ của chương trình. Triển khai đa dạng các hình thức hỗ trợ học sinh học tập từ xa như dạy học trên truyền hình, dạy qua youtube, zalo, facebook. 

Điển hình như tại Trường THCS Nguyễn Khắc Nhu (TP Bắc Giang) vừa được TP đầu tư xây mới cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Đến nay, Trường đã xây dựng 8 phòng học thông minh phục vụ dạy trực tuyến.

Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh tác động, để bảo đảm thực hiện hiệu quả chương trình, SGK mới, ngành Giáo dục yêu cầu các trường tiếp tục bám sát nhiệm vụ trọng tâm, đổi mới công tác quản lý, khai thác, sử dụng SGK, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn. Tại Sở GD&ĐT và phòng GD&ĐT các huyện, TP tiếp tục duy trì đội ngũ giáo viên nòng cốt sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp vướng mắc cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Bài, ảnh: Mai Toan

Tổ chức ba đợt góp ý bản mẫu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) vừa có văn bản gửi các sở GD và ĐT về việc tổ chức cho giáo viên tham gia góp ý các bản mẫu sách giáo khoa (SGK) lớp 2 và lớp 6 làm ba đợt.
Lấy ý kiến điều chỉnh ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều
Nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh vừa công khai tài liệu điều chỉnh và bổ sung ngữ liệu sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều để xin ý kiến góp ý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa lớp 2
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết sẽ bắt đầu nhận hồ sơ thẩm định đợt 2 cho sách giáo khoa (SGK) lớp 2 chương trình giáo dục phổ thông mới từ ngày 15/11.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Sai sót trong sách giáo khoa cần được tiếp thu cầu thị, khoa học
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, sáng 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về các vấn đề kinh tế - xã hội. Nhiều đại biểu nêu ý kiến về bất cập trong công tác biên soạn, thẩm định sách giáo khoa và một số nội dung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giải trình những nội dung đại biểu đặt ra.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lấy ý kiến góp ý mở rộng trước khi phê duyệt sách giáo khoa mới
Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 đang tổ chức thẩm định vòng 2 và dự kiến, sách giáo khoa mới năm nay sẽ được ban hành sớm hơn so với năm trước. 
Sẽ thực hiện ba điều chỉnh quan trọng trong thẩm định sách giáo khoa
"Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội với việc đổi mới giáo dục phổ thông" là tọa đàm do báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 29/10 tại Hà Nội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận trách nhiệm về sách giáo khoa lớp 1
Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa nhận để dư luận bức xúc về một số điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 có trách nhiệm của Bộ, Hội đồng thẩm định và tác giả.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...