Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dấu ấn ở đảng bộ vùng ATK

Cập nhật: 08:48 ngày 03/02/2023
(BGĐT) - Mấy năm gần đây, Đảng bộ xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) nổi lên là một trong những địa phương điển hình trong công tác xây dựng Đảng; diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng, an toàn khu (ATK) II trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Tiếp nối mạch nguồn cách mạng

Theo sử sách còn ghi, ngày 16/2/1940, Chi bộ Đảng Hoàng Vân được thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng ở tổng Hoàng Vân, trong đó có xã Thanh Vân ngày nay. Từ năm 1940 đến 1942, phong trào cách mạng phát triển mạnh trên địa bàn xã Thanh Vân, tập trung ở 3 làng Thanh Vân, Hoằng Lại (nay là Hoàng Lại) và Tam Hợp. 

Đặc biệt, năm 1943, tại đây đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh chống lại chính quyền thực dân Pháp do các cán bộ Trung ương, Xứ uỷ Bắc Kỳ lãnh đạo. Tiêu biểu, ngày 27/9/1943, hàng trăm quần chúng và đại diện các tổ chức cứu quốc thuộc tổng Hoàng Vân tổ chức mít tinh tại đình làng Thanh Vân để kỷ niệm Ngày Khởi nghĩa Bắc Sơn nhằm kêu gọi quần chúng nhanh chóng mở rộng mặt trận Việt Minh, xây dựng đội tự vệ, mua sắm vũ khí, luyện tập quân sự, chuẩn bị lực lượng đón thời cơ khởi nghĩa…

{keywords}

Cán bộ thôn Thanh Phác và xã Thanh Vân trao đổi về phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu.

Về Thanh Vân đúng dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), chúng tôi cảm nhận khí thế mừng xuân, mừng Đảng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nơi đây. Đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Vân phấn khởi cho biết, 2 năm 2021- 2022, Đảng bộ xã liên tục xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Ban Thường vụ Huyện ủy khen thưởng. “Điều cốt lõi là mỗi cán bộ, đảng viên phải “thuộc vai, hiểu bài” trong việc triển khai các nhiệm vụ chính trị của mình; đồng thời tạo được khối đoàn kết thống nhất cao trong tập thể cấp ủy, chính quyền địa phương; phát huy tính tiền phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, từ đó khích lệ quần chúng tích cực tham gia các phong trào chung", đồng chí Tuấn chia sẻ.

Xã Thanh Vân chỉ còn 5,59% số hộ nghèo. 7/7 thôn đều duy trì làng văn hóa cấp huyện nhiều năm liên tục và đều được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM kiểu mẫu.

Với quan điểm trên, Đảng ủy xã Thanh Vân đã đi sâu vào việc nâng cao vai trò hạt nhân lãnh đạo của từng đồng chí cấp ủy và các chi bộ trực thuộc. Mỗi khi có hướng dẫn về công tác xây dựng Đảng của Huyện ủy thì Đảng ủy xã đều có thêm hướng dẫn cụ thể hơn để các chi bộ dễ triển khai thực hiện, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn, không rập khuôn, máy móc; mặt khác, phân công các đồng chí đảng ủy viên về dự sinh hoạt tại các chi bộ thôn. Nhằm bảo đảm tính khách quan, hiệu quả trong việc đánh giá, chỉ đạo cơ sở, Đảng ủy phân công chéo cho các đảng ủy viên phụ trách, dự sinh hoạt ở chi bộ không thuộc nơi mình sinh sống. Hằng tháng, các đồng chí đảng ủy viên báo cáo kết quả sinh hoạt chi bộ nơi được phụ trách, trong đó nhấn mạnh vào các kiến nghị, đề xuất của chi bộ; những cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Qua đó giúp Đảng ủy xã nắm bắt kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; phát hiện những điển hình hay, cách làm sáng tạo để nhân ra diện rộng.

Nơi đảng mạnh, dân giàu

Cùng đồng chí Bí thư Đảng uỷ xã đến thăm các thôn Tam Hợp, Hoàng Lại, Thanh Lay, Thanh Phác, đi đến đâu chúng tôi cũng thấy đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch đẹp; nhiều nhà tầng kiên cố với kiến trúc hiện đại mọc lên san sát, tạo ra bức tranh làng quê trù phú. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Bí thư Chi bộ thôn Thanh Phác phấn khởi kể về phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của thôn. Năm 2015, thôn đã về đích NTM. Từ đó đến nay, chi bộ tiếp tục lãnh đạo Ban quản lý thôn cùng các ngành, đoàn thể trong thôn góp công, góp của đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Riêng năm 2022, người dân trong thôn đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống đèn đường, xây dựng khuôn viên nhà văn hóa... 

Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, thôn được đầu tư làm mới đường giao thông nông thôn, cứng hóa kênh mương nội đồng, nâng cấp nhà văn hóa. Chính vì thế, năm 2022, thôn Thanh Phác được công nhận là thôn NTM kiểu mẫu. Ông Nguyễn Văn Chấn, 85 tuổi ở thôn Thanh Phác tâm sự: “Tôi thấy các cán bộ, đảng viên trong thôn rất nhiệt tình, tích cực tham gia nhiệm vụ chung của thôn; tuần nào cũng tổ chức “Ngày Chủ nhật xanh”. Bởi vậy, bản thân tôi tuy tuổi cao nhưng vẫn tích cực tham gia tạo cảnh quan, vệ sinh môi trường”.

{keywords}

Một góc xã Thanh Vân hôm nay.

Thanh Vân là xã có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào. Trên địa bàn xã có hơn 2 km quốc lộ 37 chạy qua là một lợi thế và điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực và các vùng lân cận. Đặc biệt, xã có Cụm công nghiệp Thanh Vân, diện tích 50 ha đã đi vào hoạt động, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo nhiều việc làm mới, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Đến nay, 100% các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã, với khoảng 24 km đường trục xã, liên thôn và đường ngõ, xóm đều được trải nhựa, đổ bê tông kiên cố; nhiều tuyến đường còn lắp đèn chiếu sáng. 100% các thôn đều xây dựng được nhà văn hóa khang trang. Trong đó, 5/7 nhà văn hóa, khu thể thao cấp thôn được tu bổ, nâng cấp, bảo đảm về diện tích, trang thiết bị phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của cộng đồng dân cư. 7/7 thôn duy trì làng văn hóa cấp huyện nhiều năm liên tục và đều được công nhận đạt chuẩn NTM hoặc NTM kiểu mẫu.

Trước khi chia tay Thanh Vân, đồng chí Bí thư Đảng ủy xã thông tin thêm: “Xã vừa được các sở, ngành chuyên môn của tỉnh về thẩm định, đánh giá các tiêu chí NTM nâng cao, kết quả đều đạt yêu cầu”. Thanh Vân - vùng quê cách mạng năm xưa nay đang từng ngày khởi sắc, qua đó càng củng cố thêm niềm tin sắt son của quần chúng nhân dân với sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp ủy đảng nơi đây.

Bài, ảnh: Đỗ Thành Nam

Hiệp Hòa: Phấn đấu trở thành trung tâm động lực kinh tế phía Tây
(BGĐT) - Nhiệm kỳ 2020-2025, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) phấn đấu trở thành trung tâm động lực kinh tế phía Tây của tỉnh Bắc Giang. Thời gian qua, huyện tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách; nguồn lực đầu tư nhằm tạo nền tảng để hiện thực hóa mục tiêu này.
Xuân Biều - Xuân này thêm vui
(BGĐT) - Những ngày tháng Chạp năm Nhâm Dần, chúng tôi trở lại thôn Xuân Biều, xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) - nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi cấp xã đầu tiên của tỉnh Bắc Giang. Trong nhịp sống hối hả, ngôi làng xinh xắn, yên bình nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng đang vươn mình trên hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM).
Đặc sản bánh chưng Vân
(BGĐT) - Bánh chưng Vân là đặc sản truyền thống của Hiệp Hòa dựa trên tiêu chí sạch, an toàn. Sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao của tỉnh Bắc Giang.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...