Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kiến nghị sửa đổi toàn diện Luật Thi hành án dân sự

Cập nhật: 19:38 ngày 20/03/2023
Chiều 20/3, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực kiểm sát trong khuôn khổ phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã chỉ đạo toàn ngành tổng kết 15 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự để kiến nghị sửa đổi toàn diện luật này và các văn bản pháp luật có liên quan.
{keywords}

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn.

Trước chất vấn của đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) về giải pháp tăng cường kiểm sát viên trong các vụ án dân sự, Viện trưởng Lê Minh Trí cho biết, gần đây, nhiều tranh chấp dân sự phát sinh, số lượng các phiên tòa tăng đột biến, trong khi biên chế kiểm sát viên không tăng. Do đó, chất lượng đội ngũ kiểm sát viên cần được nâng lên.

“Một kiểm sát viên phải giỏi một, hai lĩnh vực và biết nhiều lĩnh vực để khi đồng nghiệp vắng mặt có thể hỗ trợ. Kiểm sát viên trong những lĩnh vực khó sẽ được đào tạo chuyên đề”, Viện trưởng Lê Minh Trí nói.

Về công tác thi hành án dân sự chưa đạt yêu cầu đề ra, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết, hiện có nhiều quy định bất cập, không phù hợp trong Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản liên quan. Do đó, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã chỉ đạo toàn ngành tổng kết 15 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập của luật và các văn bản có liên quan để kiến nghị sửa đổi toàn diện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

{keywords}

Đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) chất vấn.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) về hình thức thay thế tạm giam bằng bảo lãnh và đặt tiền, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao thông tin, theo quy định của pháp luật, biện pháp bảo lãnh đặt tiền được thực hiện thay thế cho tạm giam với những điều kiện chặt chẽ về quy trình, tiêu chí, điều kiện... Căn cứ quy định của pháp luật, cơ quan tố tụng cần thận trọng, khách quan trong xem xét, quyết định việc áp dụng hình thức bảo lãnh hoặc đặt tiền để bảo đảm đúng quy định.

"Với các trường hợp thực hiện bảo lãnh nhưng sau đó đối tượng bỏ trốn hoặc phạm tội khác, cần lưu ý làm rõ quy trình xem xét, quyết định, thực hiện có đúng quy định của pháp luật không. Sau khi xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, tùy theo mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý theo quy định", Viện trưởng nói.

Trả lời chất vấn về giải quyết vụ án hành chính được đại biểu Nguyễn Tạo (Đoàn Lâm Đồng) nêu, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, án hành chính có trở ngại, khó khăn cả về khách quan và chủ quan, do đó, việc thi hành án cũng gặp khó khăn.

“Thời gian qua, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã yêu cầu viện kiểm sát nhân dân các cấp quan tâm, kiểm tra, tập trung thực hiện nhiều biện pháp, phối hợp với nhiều cơ quan khác nhau để chủ động rà soát, tháo gỡ, giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài”, đồng chí Lê Minh Trí nói.

{keywords}

Hình ảnh các điểm cầu phiên chất vấn chiều 20/3.

Về giải pháp hạn chế trả hồ sơ điều tra bổ sung được đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Hải Dương) chất vấn, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí cho biết, đây là một trong những chế định được quy định trong Luật Tố tụng hình sự để kiểm soát oan, sai, hạn chế bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện để bảo đảm không xảy ra tình trạng lạm dụng.

“Các vụ án lớn thuộc diện Trung ương theo dõi, được đưa ra truy tố xét xử vừa rồi bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung vì có nội dung phức tạp. Đại biểu không cần quá lo lắng đối với việc trả hồ sơ này. Nếu phát hiện có dấu hiệu của lạm dụng, chúng tôi sẽ xử lý kỷ luật, song tinh thần không coi biện pháp này cần bị hạn chế", đồng chí Lê Minh Trí nói.

Về xử lý tin báo, tố giác tội phạm, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao cho biết, thời gian qua, khi lực lượng công an chính quy được điều động về công an xã, trình độ của lực lượng này được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, khi đặt trách nhiệm mới cho lực lượng công an, cần làm rõ và quán triệt tinh thần trách nhiệm ngay từ đầu trong việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Viện Kiểm sát cũng phối hợp chặt chẽ, có hướng dẫn cụ thể, chi tiết trong vấn đề này, tuy nhiên, còn gặp một số khó khăn do biên chế không đủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát
(BGĐT) - Ngày 20-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn tại phiên họp thứ 21 đối với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên chất vấn. 
Sự tham gia của chính quyền các cấp trong các phiên tòa hành chính còn hạn chế
Sáng 20/3, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án trong khuôn khổ phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tỷ lệ án hành chính bị hủy, sửa còn cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó sự tham gia của chính quyền các cấp trong các phiên tòa hành chính còn rất hạn chế.
Xây dựng Luật Tố tụng điện tử để quy định trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến
Sáng 20/3, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án trong khuôn khổ phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, sẽ xây dựng Luật Tố tụng điện tử để quy định trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến.
Theo Hà Nội Mới

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...