Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Thế >>Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hướng đi mới trong phát triển kinh tế rừng ở Yên Thế

Cập nhật: 07:16 ngày 11/08/2020
(BGĐT) - Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong phát triển rừng kinh tế, đến nay huyện Yên Thế (Bắc Giang) hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng, giá trị kinh tế rừng, thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Thu nhập cao từ rừng

Huyện Yên Thế hiện có hơn 7 nghìn hộ dân và một số tổ chức đang canh tác hơn 16,6 nghìn ha rừng trồng, tập trung ở các xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Vương, Đông Sơn, Tam Tiến, Đồng Tiến, Đồng Hưu… Tìm hiểu tại xã Canh Nậu được biết, toàn xã hiện có hơn 2,3 nghìn ha rừng kinh tế. Những năm qua, nhiều hộ trong xã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế rừng với các giống keo lai, bạch đàn mang lại thu nhập cao. 

{keywords}

Mô hình trồng rừng kinh tế tại xã Tam Tiến (Yên Thế).

Gia đình anh Nguyễn Văn Tuấn, bản Đống Cao là một điển hình. Nhận thấy kinh tế rừng mang lại lợi ích về kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường nên cách đây 15 năm, gia đình anh đầu tư hàng trăm triệu đồng phủ xanh toàn bộ 2 ha đất trống bằng keo lai, bạch đàn. Sau mỗi chu kỳ thu hoạch, gia đình anh lại thu dọn thực bì, cuốc hố trồng rừng mới thay thế. Từ thu hoạch gỗ, anh thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm. Ở xã Canh Nậu còn có 30-40 mô hình kinh tế tương tự cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Để nâng cao giá trị lâm sản, tạo đầu ra cho sản phẩm, nhiều hộ ở xã Canh Nậu còn đầu tư máy móc, thành lập cơ sở chế biến gỗ. Gia đình anh Nông Minh Chức, bản Đình đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng cơ sở chế biến gỗ. Với sản phẩm ván ép xuất khẩu, trung bình mỗi tháng, cơ sở chế biến 250 m3 gỗ thành phẩm, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động.

Tương tự, tại xã Tam Tiến cũng có nhiều mô hình trồng rừng kinh tế kết hợp chế biến gỗ cho thu nhập cao, như hộ ông Nguyễn Đình Mến, bản Quỳnh Lâu. Với hơn 40 ha rừng bạch đàn và keo lai, mỗi năm gia đình ông thu về từ 1,3-1,5 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 20 lao động, thu nhập 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết, tại các xã: Xuân Lương, Đồng Vương, Đồng Tiến, Đồng Hưu… cũng có nhiều hộ dân thu nhập cao từ phát triển kinh tế rừng. Vừa trồng vừa khai thác, 5 năm qua toàn huyện Yên Thế trồng mới khoảng 5 nghìn ha rừng. Cùng với trồng rừng, trong huyện có hơn 100 cơ sở băm dăm, ván bóc và xẻ gỗ, tổng công suất chế biến hàng chục nghìn m3/năm, bảo đảm chế biến 100% sản lượng gỗ của các hộ. Giá trị sản xuất lâm nghiệp toàn huyện đạt 300-350 tỷ đồng/năm.

Gắn sản xuất với chế biến gỗ

Kết quả trên có được là do các cấp ủy đảng, chính quyền trong huyện đã chú trọng quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển rừng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đặc biệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 249-NQ/TU ngày 1/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

5 năm qua toàn huyện Yên Thế trồng mới khoảng 5 nghìn ha rừng. Cùng với trồng rừng, trong huyện có hơn 100 cơ sở băm dăm, ván bóc và xẻ gỗ, tổng công suất chế biến hàng chục nghìn m3/năm, bảo đảm chế biến 100% sản lượng gỗ của các hộ.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND huyện cho biết, xác định trồng rừng kinh tế là hướng đi tạo đột phá, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân nên UBND huyện đã quan tâm xây dựng chính sách khuyến khích người dân phát triển rừng gắn với hình thành cơ sở chế biến gỗ. Huyện ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2018-2020 là ứng dụng khoa học công nghệ chăm sóc rừng trồng, trồng mới gần 2,3 nghìn ha rừng kinh tế.

Ngoài ra, địa phương khuyến khích các hộ dân, doanh nghiệp đưa tập đoàn cây giống keo lai, bạch đàn mới như bạch đàn: PNCT3, UP72, UP74, UP99; keo lai: BV10, BV16, BV71 vào sản xuất thay thế giống cũ, nâng gấp đôi giá trị thu nhập một chu kỳ (5-7 năm) từ 40-50 triệu đồng lên 80-100 triệu đồng/ha. Đi liền đó, huyện triển khai phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp doanh nghiệp ký các đơn hàng xuất khẩu với lợi nhuận cao hơn 10-30% so với trước.

Được biết, để rừng trồng phát triển tốt, Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế phối hợp với một số viện nghiên cứu giống cây lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai các đề tài nghiên cứu, lai tạo, đưa các loại bạch đàn, keo lai thế hệ mới vào trồng thay thế giống cũ, chậm phát triển. Nhờ đó, hơn 2 nghìn ha rừng trồng của Công ty sinh trưởng, phát triển tốt, doanh thu hai năm qua đạt hơn 30 tỷ đồng/năm, cao hơn 10 tỷ đồng so với năm 2015. Công ty trở thành một trong những doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước đạt chứng chỉ rừng quốc tế với ưu đãi giá gỗ xuất khẩu cao hơn 15% so với các đơn vị khác.

Bắc Giang: Không còn tình trạng lấn chiếm đất rừng của doanh nghiệp ở Yên Thế
(BGĐT)- Thời gian gần đây, các vụ phá, lấn chiếm đất rừng do Công ty TNHH hai thành viên Lâm nghiệp Yên Thế (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Yên Thế) và Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn (Lục Nam) quản lý đã không còn tái diễn.
Phong trào thi đua Dân vận khéo ở Yên Thế: Lan tỏa những mô hình hợp lòng dân
(BGĐT) - Nhằm thúc đẩy phong trào thi đua dân vận khéo (DVK), thời gian qua, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã chú trọng thực hiện và nhân rộng nhiều mô hình tiêu biểu. Các mô hình đều mang lại lợi ích thiết thực nên được người dân đồng tình ủng hộ.
Yên Thế tạo chuyển biến trong thu hút đầu tư
(BGĐT) - So với những huyện khác trong tỉnh, kết quả thu hút đầu tư vào huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhiều năm qua đạt thấp trong khi địa phương có tiềm năng, thế mạnh về phát triển công, nông, lâm nghiệp. Huyện đang tập trung các giải pháp để khắc phục tình trạng này.
Cây lim xanh nghìn năm tuổi- báu vật rừng Yên Thế
(BGĐT) - Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương (Yên Thế-Bắc Giang) có chiều cao gần 50m, gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm, được nhiều người cao tuổi ở địa phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đã có nghìn năm tuổi.
Yên Thế: Mạch nguồn chảy mãi
(BGĐT) - Tôi cảm giác trong núi đồi, sông suối Yên Thế (Bắc Giang) còn lưu giữ những hình bóng xưa mà đậm nét nhất là cuộc khởi nghĩa chống giặc Pháp kéo dài ba mươi năm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX do cụ Đề Thám lãnh đạo.

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...