Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Dũng >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sức sống mới làng mộc Đông Thượng

Cập nhật: 14:31 ngày 17/04/2020
(BGĐT) - Nghề mộc đã xuất hiện ở thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) từ lâu đời. Nhờ quan tâm đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, học hỏi tinh hoa nghề mộc các vùng miền nên những năm qua, nghề mộc truyền thống nơi đây ngày càng phát triển.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên mấy ngày qua, xưởng sản xuất đồ gỗ của anh Hoàng Cao Phong, Hội trưởng Hội nghề mộc Đông Thượng không sôi động như thường lệ. Xưởng chỉ có ba bố con anh đang thực hiện nốt mấy đơn hàng còn lại của khách ở TP Hồ Chí Minh đặt từ đầu năm. Anh Phong chia sẻ: “Đông Thượng có gần nửa làng gắn bó với nghề mộc. Như gia đình tôi, các cháu được làm quen với đục, chạm gỗ từ nhỏ. Trước kia, đồ mộc của làng chủ yếu được sản xuất thủ công. Khi thị trường rộng mở và nhu cầu của người dân nâng cao, sản phẩm mộc Đông Thượng ngày càng đa dạng, chất lượng hơn”.

{keywords}

Xưởng sản xuất của anh Hoàng Cao Phong, thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn.

Giờ đây, sản phẩm phổ biến ở Đông Thượng là giường, tủ, bàn ghế… được đục, tiện với hoa văn độc đáo, sáng tạo theo nhu cầu khách hàng. Ngoài sản phẩm truyền thống, nhiều hộ còn đầu tư phát triển nghề mộc theo hướng nghệ thuật với việc sản xuất tượng gỗ, đồng hồ cách điệu, tranh phong thủy, gỗ lũa, bàn ghế bằng gốc cây. Để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hầu hết các hộ làm nghề mộc trong thôn đã đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại như: Máy cưa đứng, máy vào cuốn, máy soi, mài, phun sơn…

Mỗi năm, trừ chi phí, các hộ sản xuất trong Hội nghề mộc Đông Thượng thu lãi từ 200 đến 300 triệu đồng. Cá biệt có một số hộ thu hơn 400 triệu đồng/năm.

Được biết, từ năm 2007, xã đã quy hoạch khu làng nghề mộc truyền thống rộng hơn 1,4 ha. Đây vừa là điểm tập kết nguyên vật liệu, vừa là nơi để các hộ sản xuất, giới thiệu sản phẩm. Đến năm 2010, Hội nghề mộc Đông Thượng được thành lập nhằm quy tụ các hộ sản xuất, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Từ khoảng 30 hộ, đến nay Hội thu hút hơn 60 hộ tham gia. Trong đó ngoài Đông Thượng còn có một số hộ ở các thôn: Ngọc Lâm, Trại Thượng, Phú Thịnh và Tân Mỹ. Mỗi năm, trừ chi phí, mỗi cơ sở sản xuất trong Hội thu lãi từ 200 đến 300 triệu đồng. Cá biệt một số hộ thu hơn 400 triệu đồng/năm. Hiện nay, các hộ làm nghề mộc ở đây giải quyết việc làm cho khoảng 300 lao động trong và ngoài xã với mức thu nhập bình quân từ 7 đến 10 triệu đồng/tháng. Những lao động tay nghề cao thu nhập mỗi tháng từ 15 đến 20 triệu đồng, thậm chí hơn 30 triệu đồng.

Ngoài được truyền nghề từ gia đình, dòng họ, để nâng tầm nghề mộc ở Đông Thượng, nhiều thanh niên trong thôn mạnh dạn đến những làng nghề mộc nổi tiếng như: Đồng Kỵ, Tam Sơn, thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh); Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (Hà Nội) để học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Điển hình như các anh: Hoàng Cao Phong, Bùi Đức Đô, Nguyễn Văn Tuyên… từng đến học nghề ở Đồng Kỵ nhiều năm, qua đó mở mang kiến thức, tiếp thu tinh hoa nghề mộc để góp phần phát triển nghề mộc quê nhà. Anh Bùi Văn Tuấn, nghệ nhân mộc của thôn còn dành hơn 10 năm học nghề gỗ khảm trai ở Đồng Kỵ, nghề gỗ nghệ thuật ở Đắk Lắk trước khi về làng. 5 năm gần đây, đồ gỗ nghệ thuật, gỗ lũa, bàn ghế làm bằng gốc cây của anh Tuấn được nhiều người chơi đồ gỗ trong và ngoài tỉnh săn đón. Chịu khó học hỏi nên sản phẩm ở Đông Thượng có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng, được khách hàng nhiều tỉnh, TP ưa chuộng.

Đồng chí Nguyễn Đức Thu, Chủ tịch UBND xã Lãng Sơn chia sẻ: “Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020-2025 xác định, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển, nâng tầm nghề mộc Đông Thượng. Từ thành quả đạt được, thời gian tới, xã chủ trương động viên các hộ tập trung sản xuất những sản phẩm mộc chất lượng cao hơn. Cùng đó, cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện mở rộng quy mô làng nghề, quy mô sản xuất đối với từng hộ. Có chính sách hỗ trợ đào tạo lao động nghề mộc, giúp các hộ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư cho sản xuất, kinh doanh”.

Yên Dũng (Bắc Giang): Thẩm định, đánh giá thôn nông thôn mới kiểu mẫu ở Đông Thượng
(BGĐT)-Đoàn kiểm tra, thẩm định nông thôn mới (NTM) huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa tổ chức kiểm tra, thẩm định, đánh giá kết quả thực hiện xây dựng thôn NTM kiểu mẫu tại thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn.
Đa dạng sản phẩm mộc Đông Thượng
(BGĐT) - Làng Đông Thượng, xã Lãng Sơn, Yên Dũng (Bắc Giang) nổi tiếng với nghề mộc truyền thống. Thôn có gần 180 hộ thì có tới 1/3 số hộ làm nghề này.
Đông Thượng về đích nông thôn mới
(BGĐT) - Là một trong hai thôn được huyện Yên Dũng (Bắc Giang) chọn làm điểm xây dựng thôn nông thôn mới (NTM), đến nay, thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn đã về đích đúng hẹn với 16/16 tiêu chí đạt chuẩn.
Đông Thượng: Phố trong làng
(BGĐT)-Chúng tôi về thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) ngày đầu tháng Ba. Con đường bê tông phẳng phiu quanh làng có hệ thống đèn đường và những ngôi nhà 3- 4 tầng san sát với lối kiến trúc hiện đại. Điều đặc biệt là nhà nào cũng có số, ngõ nào cũng có tên khiến ai một lần đến đều ngỡ như lạc vào nơi phố xá chốn thị thành.

Quốc Trường

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...