Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Yên Dũng >> Người tốt - Việc tốt
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Yên Dũng: Câu lạc bộ nông dân thu nhập “khủng”

Cập nhật: 10:20 ngày 28/02/2023
(BGĐT) - Xuất thân từ ruộng đồng, những nông dân ở huyện yên Dũng (Bắc Giang) một thời “chân lấm tay bùn” đã không quản khó khăn, vươn lên làm giàu bằng chính bàn tay, khối óc của mình. Nhờ dám nghĩ, dám làm, nay họ trở thành những nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được công nhận ở cấp T.Ư, cấp tỉnh.

Thành lập đầu tiên (tháng 8/2022) và duy nhất hiện có trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, câu lạc bộ (CLB) mang tên “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư, cấp tỉnh huyện Yên Dũng” hình thành xuất phát từ nhu cầu thực tế và khát vọng làm giàu ngay trên chính mảnh đất mà mình sinh ra và lớn lên. Cả 9 thành viên CLB đều là những nông dân tiêu biểu, gương mẫu của huyện, được công nhận nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư, cấp tỉnh.

Cơ ngơi bề thế của gia đình ông Hoàng Văn Bình (SN 1966) - thành viên CLB nổi bật giữa vùng quê đầy cây trái xanh tươi tại thôn Quyết Chiến, xã Lão Hộ (Yên Dũng). Người trong xã, ngoài làng khâm phục ý chí cũng như tinh thần dám nghĩ, dám làm của ông khi bỏ vốn tới 35 tỷ đồng đầu tư xây dựng Nhà máy gạch Tuynel Lão Hộ ngay trên vùng trũng “khỉ ho cò gáy” quanh năm nước ngập trắng đồng. Là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty, ông kể về cái nghiệp “đóng gạch” của mình. Từ một nông dân cày cấy quanh năm, ông bắt tay vào làm gạch từ năm 2002 ở xã bên Lãng Sơn. Được 2 năm, ông nhận được một gợi ý là về xã làm cho gần nhà. Năm 2004, Lão Hộ đất trũng, hoang hoá còn nhiều lắm, ông Bình đấu thầu xấp xỉ 3 ha đầm. Lúc ấy làm hoàn toàn thủ công chứ không hiện đại như bây giờ. 

{keywords}

Ông Hoàng Văn Bình giới thiệu dây chuyền sản xuất gạch sử dụng robot điều khiển.

“Không có điện, không có đường bê tông, dùng toàn máy nổ chạy dầu, xe công nông chở nguyên liệu. Sau mấy năm cải tạo, đầu tư xây dựng nhà xưởng, bắt đầu có lãi thì năm 2010, Nhà nước chủ trương chuyển đổi sang lò vòng. Tôi lại vay mượn để thực hiện theo đúng quy định. Đến năm 2019, cả gia đình vô cùng lo lắng vì mới đầu tư hàng tỷ đồng chưa được bao lâu thì phải đập bỏ để thay thế lò công nghệ mới quy chuẩn gạch nung Tuynel. Lại vay mượn, lại bắt tay xây dựng cũng như tìm hiểu thêm công nghệ mới. Bây giờ dây chuyền hiện đại công suất 20 triệu viên/năm đã đi vào hoạt động được gần 2 năm rồi” - ông Bình chia sẻ. Ông còn mạnh dạn đầu tư hơn 5 tỷ đồng mua robot điều khiển, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả. Tổng thu mỗi năm đạt 20 tỷ đồng. Từ hơn 30 công nhân vận hành mỗi ca, nay chỉ còn 20 người, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 8-10 triệu đồng/tháng. Với kết quả đạt được, ông Bình được công nhận “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” 3 năm liền (2018, 2019, 2020), được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Ở CLB, mỗi thành viên một mô hình, một đam mê làm giàu. Ông Nguyễn Văn Mùi, thôn Liễu Đê, xã Tân Liễu từng hai lần rời quê hương đi làm ăn xa nhưng cuối cùng cũng lựa chọn trở về xây dựng trang trại rộng 2 ha để nuôi vịt đẻ trứng. Ông đầu tư 5 máy ấp trứng giúp nâng cao giá trị thương phẩm, thu nhập ổn định 1,5 tỷ đồng/năm. Ông Mùi được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam trao giấy chứng nhận nông dân Việt Nam xuất sắc, hội viên sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư 5 năm (2016 - 2021), là 1 trong 100 hội viên nông dân tiêu biểu toàn quốc năm 2022, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Ông Đặng Văn Mài, xã Tân Liễu với diện tích 3,5 ha trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm hằng năm đem lại thu nhập từ 500 - 700 triệu đồng, tạo việc làm cho nhiều lao động. 

Ông Nguyễn Văn Bồi ở xã Tiến Dũng đầu tư máy gặt đập liên hoàn, máy cày cỡ lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp kết hợp trồng lúa với diện tích khoảng 10 ha đem lại thu nhập mỗi năm từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng, tạo được nhiều việc làm cho lao động thời vụ. Ông Đỗ Minh Hùng, xã Cảnh Thụy với diện tích 2 ha trồng cây ăn quả xen cây gỗ quý (sưa đỏ, đàn hương, gỗ trắc…) kết hợp với chăn nuôi thả cá, ba ba, thu nhập từ 500 triệu đến 700 triệu đồng. Ngoài ra thành viên CLB còn có các mô hình đem lại thu nhập ổn định từ 300 đến 400 triệu đồng như của hộ ông Hoàng Văn Anh, xã Tư Mại trồng 0,8 ha rau củ quả chất lượng cao; ông Nguyễn Huy Hưng, xã Tư Mại với diện tích 0,8 ha trồng cây ăn quả kết hợp với chăn thả gà; ông Nguyễn Khắc Trưởng, xã Đồng Phúc nuôi ốc nhồi sinh sản và ốc nhồi thương phẩm trên diện tích 2 ha.

9 thành viên CLB “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư, cấp tỉnh huyện Yên Dũng”gồm các ông: Hoàng Văn Bình, xã Lão Hộ; Hoàng Văn Anh, Nguyễn Huy Hưng, cùng xã Tư Mại; Đỗ Minh Hùng, xã Cảnh Thụy; Nguyễn Văn Mùi, Đặng Văn Mài, cùng xã Tân Liễu; Nguyễn Khắc Trưởng, xã Đồng Phúc; Nguyễn Văn Bồi, Nguyễn Văn Bé, cùng xã Tiến Dũng.

Là những nông dân được công nhận sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, T.Ư nên ngoài thu nhập cao, họ còn bảo đảm tiêu chuẩn về đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm, vốn, vật tư, tham gia dạy nghề, truyền nghề cho lao động khi có yêu cầu... Từ ngày thành lập, các thành viên CLB đã tạo dựng được lòng tin và tình cảm sâu sắc thể hiện qua việc thường xuyên chia sẻ công việc, kinh nghiệm cũng như thăm hỏi sức khỏe, đời sống, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện. Đơn cử như ông Hoàng Văn Bình, xã Lão Hộ, khi bức tường vành lao của một trường học tại xã bị đổ, sau khi được đại diện nhà trường vận động, ông sẵn sàng ủng hộ 1 vạn viên gạch để xây mới. Ông còn là thành viên tích cực của CLB Doanh nhân họ Hoàng tỉnh Bắc Giang, thường xuyên tham gia các hoạt động nghĩa tình ở trong và ngoài tỉnh.

CLB “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp T.Ư, cấp tỉnh huyện Yên Dũng” bước đầu đã lan tỏa tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, làm giàu và tạo việc làm cho nông dân, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Ông Nguyễn Mạnh Chiến, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: “CLB quy tụ các nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, am hiểu kỹ thuật, làm giàu chính đáng. Đây là nơi để giúp đỡ, lan tỏa kinh nghiệm cho nhiều nông dân khác cùng làm giàu. Mục tiêu hướng đến không chỉ dừng lại ở con số 9 thành viên mà sẽ phát triển thêm trong những năm tới”.

Bài, ảnh: Thu Phong

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Thị Thu Hồng dự lễ giao, nhận quân tại huyện Yên Dũng
(BGĐT) - Ngày 6/2, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2023. Các đơn vị nhận quân là: Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lữ đoàn thông tin 601 (Quân khu 1); Trung đoàn 141, Sư đoàn 3 (Quân khu 1) và một số đơn vị thuộc Bộ Công an.
Yên Dũng: Trao 8 bộ giải cho VĐV tham dự Giải việt dã “Chinh phục đỉnh Non Vua huyền thoại”
(BGĐT) – Nằm trong chương trình lễ hội xuân và Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Giang”, sáng 4/2 (tức 14 tháng Giêng năm Quý Mão), UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức Giải việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh Non Vua huyền thoại” lần thứ III - năm 2023 với 345 vận động viên (VĐV) tham gia.
Yên Dũng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại
(BGĐT) - Xác định hệ thống giao thông có vai trò “đi trước một bước” để thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển KT-XH, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đặc biệt chú trọng đầu tư hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại.
Yên Dũng phấn đấu trồng thêm 600.000 cây phân tán
(BGĐT) - Sáng 27/1 (tức mùng 6 Tết Quý Mão), tại Nhà văn hoá thôn An Phú, xã Xuân Phú (Yên Dũng), UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”.
Công trường cầu Đồng Việt: Hối hả những ngày áp Tết
(BGĐT) - Trong cái giá lạnh của thời tiết những ngày áp Tết, gió từ sông Thương lồng lộng thổi, nhưng tại công trường cầu Đồng Việt, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) không khí làm việc vẫn rất hăng say. Hàng trăm công nhân, kỹ sư, cán bộ giám sát thi công hối hả thực hiện nhiệm vụ; xe, máy tấp nập thi công.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...