Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Xã hội
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Hộ dân ở Bắc Giang thêm việc làm, thu nhập từ nguồn vốn ưu đãi

Cập nhật: 08:08 ngày 15/09/2021
(BGĐT) - Thực hiện chính sách giải quyết việc làm, thời gian qua, các ngành, địa phương đã triển khai linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó quan tâm phát huy tối đa hiệu quả của Quỹ quốc gia về việc làm (gọi tắt là Quỹ). Với những quy định được điều chỉnh phù hợp, nguồn vốn vay ưu đãi này trở thành đòn bẩy giúp người dân, cơ sở sản xuất có điều kiện xây dựng, mở rộng quy mô tạo việc làm, thu nhập ổn định.

Cách đây khoảng 7 năm, gia đình chị Nguyễn Thị Nguyên (SN 1971) ở thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) loay hoay chuyển đổi hướng canh tác cho hơn 6 sào ruộng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ban đầu, chị bỏ vốn làm giàn để trồng bí, mướp đắng. Sau hai vụ, nguồn thu chỉ vừa đủ bù vốn do thời tiết không ủng hộ, thiếu kiến thức chăm sóc nên sản lượng thấp, việc tiêu thụ cũng gặp khó. 

{keywords}

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Yên hướng dẫn người dân xã Ngọc Vân làm thủ tục vay vốn. (Ảnh tư liệu).

Đầu năm 2018, chị Nguyên mạnh dạn góp vốn để tham gia Hợp tác xã Dịch vụ và Sản xuất nông nghiệp Trung Thịnh, phát triển nghề trồng rau cải canh truyền thống của địa phương. Đến cuối năm 2018, qua tư vấn của cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, chị bàn với chồng làm thủ tục vay 50 triệu đồng từ Quỹ. Có thêm vốn, gia đình chị đầu tư cải tạo đất, lắp đặt hệ thống tưới tự động, làm khung lưới để hạn chế nhược điểm của rau cải là dễ dập nát sau mưa. 

Thêm nữa, sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh, bảo đảm sản phẩm an toàn với người tiêu dùng. Chị Nguyên chia sẻ: “Sau hơn một năm chuyển sang trồng rau cải canh, gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng. Đến nay, với việc thu hoạch từ 8-10 lứa rau mỗi năm, sản lượng khoảng 750 kg/sào/lứa, với giá bán bình quân khoảng 7 nghìn đồng/kg, gia đình tôi thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm từ hơn 6 sào rau cải. Đặc biệt, do liên kết thành hợp tác xã, sản xuất quy mô lớn nên các thương lái về tận nơi thu mua, chúng tôi không phải lo đầu ra”.

{keywords}

Vay vốn ưu đãi từ Quỹ, ông Nguyễn Đình Nghị thu lãi khoảng 300 triệu đồng/năm từ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi.

Thôn Bến Lường là một trong những địa bàn còn nhiều hộ dân khó khăn của xã Quang Thịnh (Lạng Giang). Nguyên nhân là do nhiều gia đình thiếu vốn để đầu tư xây dựng mô hình sản xuất. Những năm gần đây, nhờ chính sách tín dụng ưu đãi từ Quỹ, các hộ được vay đã đầu tư vào mua cây, con giống, máy móc sản xuất, vươn lên trở thành hộ khá, giàu. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Đình Nghị (SN 1960) hiện thu lãi khoảng 300 triệu đồng/năm từ mô hình trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gà. 

Được biết, năm 2012, ông chặt bỏ vườn bạch đàn, chuyển sang trồng vải thiều. Khi vải thiều bắt đầu cho thu hoạch thì giá cả bấp bênh khiến mô hình của gia đình không hiệu quả. Năm 2016, ông quyết tâm chặt bỏ toàn bộ diện tích vải thiều để trồng bưởi da xanh, cam lòng vàng. Vừa làm, vừa tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật, đồng thời mạnh dạn vay thêm vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện ủy thác qua Hội Nông dân xã, hiệu quả kinh tế của mô hình đã thấy rõ. 

Từ hộ khó khăn, gia đình ông trở thành hộ khá, giàu của xã, không chỉ xây nhà tầng khang trang, mua sắm nhiều đồ dùng sinh hoạt giá trị mà còn tạo việc làm thường xuyên cho 3-5 lao động địa phương.

Thành lập từ năm 1992, Quỹ là chính sách tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình. Từ năm 2016 đến cuối năm 2019, hoạt động cho vay từ Quỹ được thực hiện theo quy định tại Luật Việc làm, Nghị định 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn. Đến ngày 23/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 61, nâng mức vay ưu đãi với doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người lao động. 

Cụ thể, mức vay được nâng lên tối đa 100 triệu đồng đối với người lao động (trước đây là 50 triệu đồng); đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ được vay mức tối đa 2 tỷ đồng/dự án (trước đây là 1 tỷ đồng/dự án). Thời hạn cho vay nâng lên tối đa 120 tháng (trước đây là 60 tháng). Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh tăng, bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo (7,92%/năm) thay vì trước đây là bằng lãi suất cho vay với hộ nghèo (6,6%/năm).

Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH tỉnh, doanh số cho vay giai đoạn 2016-2020 đạt hơn 147 tỷ đồng với hơn 4 nghìn lượt khách hàng được vay vốn; số lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm hơn 6,6 nghìn người. Ngoài ra, còn có gần 460 người được vay gần 38,8 tỷ đồng từ Quỹ để đi làm việc ở nước ngoài.

Trao đổi với ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng Lao động - Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) được biết: "Nhằm tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận, sử dụng vốn vay hiệu quả, đơn vị đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh, các ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền. Đến nay, Quỹ đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp người dân có vốn khởi nghiệp, xây dựng các mô hình sản xuất, bảo đảm thu nhập để thoát nghèo, trở thành hộ khá, giàu tại địa phương".

Bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động cho vay vẫn còn những khó khăn, bất cập như: Đối tượng vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên số người có việc làm mới không nhiều, chất lượng việc làm tạo ra chưa cao, thiếu bền vững; số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã vay vốn còn ít. 

Đặc biệt, theo ông Hà Quốc Quân, Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh, nguồn vốn T.Ư phân bổ vào Quỹ khá khiêm tốn (68 tỷ đồng), số cho vay chủ yếu từ vốn quay vòng. Vì vậy, dư nợ của chương trình này rất thấp, chiếm 5,6% tổng dư nợ của ngân hàng, chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu việc làm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Để chính sách tín dụng này tiếp tục đi vào cuộc sống, Ngân hàng CSXH tỉnh đề nghị Chính phủ tăng nguồn bổ sung, các địa phương cân đối ngân sách để đối ứng hằng năm vào nguồn Quỹ, đáp ứng tối đa nhu cầu của người vay. 

Cùng đó, Sở LĐTBXH tăng cường hơn nữa công tác phối hợp với Ngân hàng CSXH trong xây dựng kế hoạch tạo việc làm và giải ngân nguồn vốn. Ở khâu thẩm định, ưu tiên cho vay các cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo nhiều việc làm, đặc biệt là việc làm phi nông nghiệp, lao động là người khuyết tật, thanh niên, phụ nữ nông thôn.

Đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép hoạt động tín chấp với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật của các hội, đoàn thể ở địa phương. Từ đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các dự án phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động.

Bài, ảnh: Tường Vi

Bắc Giang giao dịch việc làm trực tuyến các tỉnh, thành phố khục vực miền Bắc
(BGĐT) - Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bắc Giang (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa tổ chức phiên giao dịch việc làm online kết nối trực tuyến với các tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc là: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang.
"Kỳ nghỉ hồng": Lan tỏa những việc làm ý nghĩa
(BGĐT) - Năm nay, do dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp nên chiến dịch tình nguyện "Kỳ nghỉ hồng" của các cấp bộ Đoàn tỉnh Bắc Giang đã được đổi mới, linh hoạt, sáng tạo, bám sát tình hình thực tế địa bàn. 
Bắc Giang: Hỗ trợ DN tuyển dụng lao động qua phiên giao dịch việc làm
(BGĐT) - Đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 286 doanh nghiệp (DN) trong 4 khu công nghiệp gồm: Vân Trung, Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng đã hoạt động trở lại với gần 82 nghìn công nhân.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh: Tích cực hỗ trợ, duy trì hoạt động kết nối việc làm
(BGĐT) - Nhằm góp phần thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển KT-XH, phát huy vai trò kết nối người lao động (NLĐ) với doanh nghiệp (DN), Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp tích cực. Qua đó hỗ trợ giúp bảo đảm quyền lợi của NLĐ trong mùa dịch.
Lạng Giang: Đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm
(BGĐT) - Công nghiệp, dịch vụ ngày càng phát triển, người nông dân có xu hướng ly nông làm công ty. Làm thế nào để người dân “ly nông” mà không “ly hương"? Một trong những giải pháp được huyện Lạng Giang (Bắc Giang) quan tâm thực hiện là đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm cho người lao động.
Đảng bộ Khối DN tỉnh Bắc Giang: Gần 16 nghìn việc làm tốt theo gương Bác
(BGĐT) - Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, toàn Đảng bộ Khối Doanh nghiệp (DN) tỉnh Bắc Giang có 15.831 việc làm tốt, trong đó có 1.725 việc tốt của tập thể, 14.106 việc tốt của cá nhân.
Bắc Giang: Gần 400 học sinh được tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm
(BGĐT) - Ngày 8/4, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Giang) phối hợp với Huyện đoàn Lục Nam tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lục Nam (Bắc Giang).
Giới trẻ ở Singapore thay đổi quan điểm về việc làm
Mạng xã hội Singapore đang "dậy sóng" vì bài viết của nhà tuyển dụng Delane Lim than phiền rằng, các ứng viên quá "lười nhác, đòi hỏi và không khát khao làm việc".
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...