Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh dân tộc thiểu số học tập, sinh hoạt

Cập nhật: 17:45 ngày 13/09/2021
(BGĐT) - Ngày 13/9, đồng chí Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với học sinh dân tộc nội trú, bán trú và công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT -XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2021-2022 tại các huyện Sơn Động và Lục Ngạn. 

Cùng đi có đại diện lãnh đạo các sở, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh.

Hiện ngoài Trường Phổ thông Dân tộc nội trú, huyện Sơn Động có 2 trường bán trú THCS, gồm: Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS An Lạc và Trường Phổ thông bán trú THCS Dương Hưu. Năm học 2021-2022, 2 trường có 15 lớp với 431 học sinh, trong đó có 175 học sinh đăng ký ở bán trú. Nhờ có các chính sách hỗ trợ, học sinh có điều kiện học tập tốt hơn, giảm bớt khó khăn đi lại, không còn hiện tượng học sinh bỏ học vì trường cách xa nhà.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn kiểm tra các hạng mục công trình xây dựng tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sơn Động. 

Hằng năm, các trường duy trì hơn 50% số học sinh bán trú; tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng. Các chế độ chính sách của học sinh được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, công khai. Năm học 2020-2021, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS các trường bán trú đạt hơn 95%, số học sinh thi đỗ THPT đạt 100%. Chất lượng giáo dục mũi nhọn ngày càng được nâng lên, nhiều em đạt học sinh giỏi văn hóa cấp huyện, tỉnh.

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN, tổng số công trình thực hiện giai đoạn 2021-2022 là 32 công trình với tổng mức đầu tư hơn 192 tỷ đồng. Đến nay, toàn huyện đã thiết kế xong 17 công trình; 15 công trình đã khảo sát xong và đang thiết kế, phấn đấu xong trong tháng 10. Tuy nhiên, công tác này còn khó khăn, vướng mắc do hiện tại vẫn chưa có Nghị định, Thông tư, hướng dẫn của Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư và tỉnh nên khó khăn cho công tác chuẩn bị đầu tư. UBND huyện Sơn Động đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí hơn 52 tỷ đồng để xây dựng 4 dự án gồm: Cải tạo, nâng cấp đường vào trung tâm xã Giáo Liêm; nâng cấp đường đến trung tâm xã Long Sơn; đầu tư xây dựng cầu Suối Xả, xã Cẩm Đàn; cải tạo, nâng cấp Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS An Lạc.

{keywords}

Ông Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động đề xuất ý kiến liên quan đến xây dựng các công trình theo chương trình MTQG. 

Huyện Lục Ngạn hiện có 2 trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS là Sơn Hải và Hộ Đáp. Năm học 2020-2021, toàn huyện có 12 trường thuộc thôn, xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi có học sinh ở bán trú. Thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chức năng, các xã, trường học tổ chức triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ đối với học sinh. Chủ tịch UBND huyện đã ban hành văn bản về việc chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS&MN năm 2021-2022. Trong đó, có 10 công trình giao thông; 10 công trình nhà văn hóa thôn, bản; 8 công trình trường học; 7 công trình y tế... UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, triển khai thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư theo quy định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt xong trong tháng 10/2021.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn tặng khẩu trang phòng dịch cho Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sơn Động. 

Huyện Lục Ngạn đề nghị UBND tỉnh quan tâm vận động các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ cho các xã nghèo; kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp để giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Tập trung hỗ trợ, đầu tư kinh phí xây dựng các công trình hồ, đập, hệ thống kênh mương tưới tiêu, công trình thủy lợi vừa và nhỏ, đường giao thông, trạm y tế, trường học… Đồng thời, quan tâm hỗ trợ đầu tư cho 4 xã vùng lòng hồ Cấm Sơn gồm: Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn và Cấm Sơn.

{keywords}

Đồng chí Mai Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Sơn Hải (Lục Ngạn). 

Phát biểu tại những nơi đến làm việc, đồng chí Mai Sơn ghi nhận, đánh giá cao sự quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú. 

Đồng chí vui mừng khi năm học vừa qua, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh các trường đã nỗ lực khắc phục khó khăn đạt nhiều thành tích xuất sắc; cơ sở vật chất phục vụ dạy, học, ăn ở, sinh hoạt được quan tâm đầu tư, xây dựng; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên. 

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS& MN, đồng chí ghi nhận các địa phương đã triển khai tích cực, bảo đảm đúng quy định.

Đồng chí đề nghị thời gian tới, các huyện Sơn Động và Lục Ngạn tiếp tục quan tâm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với học sinh ở các trường nội trú, bán trú, tạo môi trường học tập, ăn ở, sinh hoạt tốt nhất cho các em.

{keywords}

Quang cảnh buổi làm việc tại huyện Lục Ngạn. 

Các trường tích cực tuyên truyền phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện để con em được học tập nhằm mở mang kiến thức, lập thân, lập nghiệp, học là cách để thoát nghèo bền vững và vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng quê hương; làm tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, tận dụng "thời gian vàng" để dạy và học.

Đồng chí cũng đề nghị các huyện cần đẩy nhanh việc quyết toán các công trình, đồng thời nâng cao năng lực thẩm định các dự án đầu tư cho cán bộ làm công tác chuyên môn; quan tâm công tác quy hoạch mặt bằng các trường nội trú, bán trú,  giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Về các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, trường học, đồng chí Mai Sơn đề nghị các huyện Sơn Động, Lục Ngạn phối hợp với các sở, cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ các chính sách hiện hành của nhà nước, trên cơ sở đó, tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định, bảo đảm tính thống nhất, đúng quy định của pháp luật. Sở GD& ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp các kiến nghị liên quan đến chế độ đối với học sinh DTTS học bán trú và nội trú trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trước đó, đồng chí Mai Sơn đã kiểm tra thực tế tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Sơn Động, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Sơn Hải (Lục Ngạn), đồng thời tặng mỗi nhà trường 3 nghìn khẩu trang y tế để phòng, chống dịch Covid-19. 

Tin, ảnh: Công Doanh

Đại biểu Đoàn Bắc Giang đề nghị ưu tiên đầu tư nguồn lực cho khu vực miền núi
(BGĐT)- Tiếp tục chương trình làm việc của kỳ họp thứ nhất, sáng 27/7, Quốc hội làm việc tại hội trường về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững; chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Đại biểu Nguyễn Văn Thi, Đoàn Bắc Giang đã nêu ý kiến thảo luận. 
Bắc Giang: Phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng đồng bào DTTS và miền núi
(BGĐT) - Chiều 23/3, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang phối hợp với Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Bắc Giang ký kết Chương trình phối hợp về đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, HTX vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi trên địa bàn, giai đoạn 2021-2025. Đây là lần đầu tiên hai đơn vị ký kết chương trình phối hợp về nội dung này.
Xây dựng nông thôn mới ở khu vực miền núi: Từng bước thu hẹp khoảng cách với miền xuôi
(BGĐT) - Với địa bàn rộng, dân cư phân tán, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, tỷ lệ hộ nghèo cao..., xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các xã miền núi của tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nhờ cách làm sáng tạo, phù hợp, diện mạo làng quê tại các địa phương này có nhiều khởi sắc, từng bước tiến kịp với miền xuôi.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...