Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xuất khẩu lao động từng bước phục hồi

Cập nhật: 09:54 ngày 16/04/2021
(BGĐT) - Năm 2021, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Để từng bước phục hồi, bảo đảm yêu cầu phòng dịch trong  trạng thái bình thường mới, thời điểm này, ngành lao động, thương binh, xã hội (LĐTBXH) tỉnh Bắc Giang, các địa phương, doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Cơ hội trau dồi ngoại ngữ, kỹ năng

{keywords}

Hoạt động đào tạo tại Công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế ICO được duy trì ổn định, bảo đảm chất lượng nhân lực cung ứng ra nước ngoài.

Hiện nay, toàn tỉnh có gần 18,3 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; tập trung chủ yếu ở một số thị trường như: Đài Loan (11 nghìn người); Nhật Bản (3,6 nghìn người); Hàn Quốc (1,8 nghìn người); còn lại ở Malaysia, các nước Trung Đông. Thu nhập bình quân của lao động từ 15 - 35 triệu đồng/tháng. 

Thông tin từ Phòng Lao động - Việc Làm (Sở LĐTBXH), từ năm 2020 đến nay, hoạt động XKLĐ của tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Năm 2020, toàn tỉnh có 1,8 nghìn người xuất cảnh, đạt 48% kế hoạch năm, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong quý 1 năm nay, có 450 lao động xuất cảnh, chủ yếu ở thị trường Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản.

Thực hiện chủ trương của Bộ LĐTBXH điều chỉnh chỉ tiêu đưa người đi làm việc ở nước ngoài, Sở LĐTBXH Bắc Giang tham mưu với tỉnh giảm kế hoạch XKLĐ năm 2021 còn 2,6 nghìn người (giảm 1 nghìn người so với năm 2020). Thời điểm này, dù đã được đối tác ký hợp đồng nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều lao động vẫn phải chờ lịch xuất cảnh. Tranh thủ thời gian chờ đợi, nhiều người trau dồi thêm vốn ngoại ngữ cũng như kỹ năng cho dự định ra nước ngoài làm việc của mình.

{keywords}

Cán bộ Sở LĐTBXH hướng dẫn lao động có nhu cầu XKLĐ hoàn thiện hồ sơ dự thi kỳ thi tiếng Hàn. (Ảnh tư liệu)

Anh Ninh Văn Đức (SN 1996), xã Mỹ Thái (Lạng Giang) chia sẻ: “Đầu năm 2021, được DN lựa chọn, ký hợp đồng và đã có lịch bay sang Nhật nhưng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi vẫn chưa thể xuất cảnh. Mấy tháng chờ đợi, tôi tranh thủ học thêm một khóa tiếng Nhật nâng cao, hy vọng sẽ có những cơ hội mới với điều kiện làm việc và mức thu nhập cao hơn sau khi xuất cảnh”.

Còn với Đinh Thị Ngân (SN 1993), xã Hữu Sản (Sơn Động), trong hai tháng chờ bay sang Hàn Quốc theo Chương trình EPS, chị đã hoàn thành thêm một khóa học nghề may. Chị cho hay, qua tìm hiểu được biết, ngoài sản xuất nông nghiệp thì thị trường này còn tuyển lao động có tay nghề may mặc, cơ khí, mộc… Vì có nhiều thời gian chuẩn bị nên biết thêm một nghề là có thêm công việc phù hợp khi ở nước ngoài, kể cả khi hết hạn hợp đồng về nước.

Bảo đảm an toàn khi xuất cảnh

Theo ông Hoàng Văn Thắng, Trưởng phòng Lao động - Việc làm, dù đã điều chỉnh giảm chỉ tiêu nhưng để hoàn thành kế hoạch cũng rất khó khăn. Ông lý giải, tâm lý e ngại cũng như các chính sách phòng, chống dịch cấp thiết của các tỉnh, thành phố tại các thời điểm bùng phát dịch khác nhau đã hạn chế số lượng người lao động đăng ký học tập, tham gia phỏng vấn ở các công ty phái cử. 

Năm 2020, toàn tỉnh có 1,8 nghìn người xuất cảnh, đạt 48% kế hoạch năm, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019. Riêng trong quý 1 năm nay, có 450 lao động xuất cảnh, chủ yếu ở thị trường Đài Loan, Nhật Bản.

Nhu cầu tuyển người mới của các nước bạn cũng hạn chế do dịch bệnh. Cộng thêm việc tạm dừng các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam và một số quốc gia tiếp nhận lao động khiến hơn 60% lao động đã trúng tuyển và làm hồ sơ không thể xuất cảnh được. 

Về nguyên nhân chủ quan, vẫn còn một bộ phận lớn lao động Việt Nam, trong đó có Bắc Giang hết hạn hợp đồng nhưng chưa thể về nước. Vì vậy, các nước đã ban hành các chính sách tạm thời về việc tái sử dụng số lao động trên nên chưa có nhu cầu tuyển mới.

Hiện nay, một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam cơ bản đã khống chế được dịch Covid-19, từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội để đẩy mạnh phát triển kinh tế, có thể tiếp nhận lao động nước ngoài trong thời gian tới. Nhằm từng bước phục hồi hoạt động XKLĐ, bám sát chỉ đạo của Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH đề nghị các DN hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh chủ động nắm bắt diễn biến dịch, nghiêm túc thực hiện hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng, chống dịch bệnh. 

Đặc biệt, trao đổi với đối tác trên cơ sở chính sách, quy định của nước sở tại để bảo đảm lao động nhập cảnh hợp pháp, nhất là an toàn về sức khỏe. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, phối hợp với các địa phương tăng cường hoạt động tư vấn, kết nối việc làm để người lao động lựa chọn công việc phù hợp theo hình thức XKLĐ.

Về phía các DN phái cử, bên cạnh việc lựa chọn các đối tác chất lượng, nhiều đơn vị triển khai các biện pháp đào tạo, phỏng vấn mới để đáp ứng nhu cầu của phía tiếp nhận. Điển hình như tại Công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế ICO (TP Bắc Giang) - một trong hai DN được Bộ LĐTBXH cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng dịch, bảo đảm chất lượng nhân lực, Công ty điều chỉnh chương trình đào tạo giảm tối đa số tiết học, kiểm tra trên lớp mà chủ yếu thông qua phần mềm ứng dụng do đơn vị tự xây dựng. 

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty kết nối để nghiệp đoàn phỏng vấn các học viên qua hình thức trực tuyến. Nhờ vậy, dù chịu ảnh hưởng lớn từ Covid-19 nhưng năm 2020, Công ty vẫn tổ chức đưa được 160 lao động sang Nhật Bản làm việc, đạt 50% kế hoạch đề ra. 

Riêng từ đầu năm đến nay, đã có 78 trường hợp xuất cảnh; hơn 200 học viên đang được đào tạo. Dự kiến thời gian tới, ngoài Nhật Bản, Công ty khai thác để mở rộng thêm một số thị trường như: Đài Loan (Trung Quốc), Rumani, Ba Lan.

Bài, ảnh: Tường Vi

Xuất khẩu lao động: Một số thị trường đã mở cửa với lao động Việt Nam
Với kế hoạch đặt ra sẽ đưa 130.000 người lao động (NLĐ) đi nước ngoài làm việc, song 6 tháng đầu năm cả nước mới có 33.500 NLĐ đi xuất khẩu. Ảnh hưởng của dịch Covid-19, một loạt các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc... phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Mới đây, một số thị trường lao động đã có tín hiệu tốt tiếp nhận lao động nước ta.
Hoàn thiện quy định cho người đi "xuất khẩu lao động"
Sáng 13/7, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).
Lừa đảo xuất khẩu lao động, Giám đốc Công ty Tico lĩnh 14 năm tù
Ngoài án phạt tù, bị cáo Thuận còn bị Tòa tuyên buộc phải bồi thường hơn 2,2 tỷ đồng cho 20 bị hại.
Truy tố giám đốc lừa đảo xuất khẩu lao động trốn truy nã 7 năm
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố và chuyển hồ sơ vụ án sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu, đưa ra xét xử bị can Nguyễn Đức Thuận (sinh năm 1981, Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Hà Nội - Tico) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174, khoản 4, điểm a – Bộ luật Hình sự năm 2015.
Xuất khẩu lao động trước tác động Covid-19
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ). Nhiều đơn hàng tuyển dụng, đợt xuất cảnh bị tạm dừng trong thời gian này khiến các doanh nghiệp (DN) và người lao động Bắc Giang lo lắng.
Thu hồi Giấy phép xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Hữu nghị Bắc Giang
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa ban hành quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của Công ty cổ phần (CP) Hữu nghị Bắc Giang vì vi phạm quy định trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Khởi động chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc năm 2020
(BGĐT) - Theo thông tin từ Trung tâm lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), chương trình xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS năm 2020 chính thức được khởi động.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...