Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Góp sức xây dựng làng quê no ấm

Cập nhật: 11:30 ngày 15/12/2020
(BGĐT) - Năng động, dám nghĩ, dám làm là những đức tính nổi bật ở vợ chồng đảng viên Nguyễn Văn Bộ (SN 1958) và Nguyễn Thị Vạn (SN 1960) ở thôn Trung Sơn, xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Không những biến đầm hoang thành trang trại cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm mà vợ chồng ông còn tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức vì việc chung. 

Làm kinh tế giỏi

{keywords}

Bà Nguyễn Thị Vạn (đứng giữa) cùng cán bộ xã Thái Sơn rà soát hộ nghèo tại thôn Trung Sơn.

Trang trại tổng hợp của gia đình ông bà Vạn nằm ở cuối thôn Trung Sơn. Nơi đây hơn 20 năm trước là vùng đầm trũng bị bỏ hoang hóa, nhiều hộ không thể canh tác đành để cỏ mọc um tùm nay đã thành trang trại. Khu ao cá, chuồng nuôi lợn, gà, bò, ngựa được quy hoạch ngăn nắp, vệ sinh thường xuyên, chất thải được xử lý bằng công nghệ sinh học trước khi xả ra ngoài nên môi trường không bị ô nhiễm.

Ngồi bên bàn trà thưởng thức những trái ngọt từ vườn nhà, bà Vạn chia sẻ với chúng tôi về thành quả có được ngày hôm nay. Sau khi xây dựng gia đình cuộc sống vô vàn khó khăn, ông Bộ công tác trong quân ngũ, một mình bà ở nhà xoay xở làm nông nghiệp, nuôi hai con ăn học. Trước đây, gia đình ở giữa làng nên chỉ chăn nuôi nhỏ để tận dụng thức ăn dư thừa. 

Đến năm 1995, khi Nhà nước có chủ trương khuyến khích nông dân phát triển kinh tế trang trại, bà bàn với chồng mua 4 nghìn m2 đầm bỏ hoang ở cuối thôn với giá 20 triệu đồng để chăn nuôi tập trung. Cùng đó tiếp tục vận động nhân dân trong thôn đổi ruộng để mở rộng khu vực này lên 14 nghìn m2. Năm 1998, ông về nghỉ hưu góp một tay cùng bà lao động. Ngày ngày ông bà phát cỏ dại, thuê người đào ao, xây chuồng nuôi gia súc, gia cầm.

Theo bà Vạn, chăn nuôi đầu tư lớn song rủi ro cao, có thể được hoặc mất trắng nếu không may xảy ra dịch bệnh. Vậy nên gia đình áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn, kiểm soát, phòng ngừa chặt chẽ. Những bệnh dịch phổ biến trên đàn cá, gà, lợn ông bà đều tìm hiểu kỹ về biện pháp phòng chống. Trạm chống dịch từ cổng vào đến chuồng lợn, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Nhờ đó mà thời điểm năm 2019, khi nhiều hộ xung quanh có lợn bị dịch tả châu Phi nhưng trang trại của bà Vạn vẫn giữ được đàn lợn khỏe mạnh.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, trang trại của ông bà thường xuyên có từ 600-800 con lợn thịt; hơn 400 con gà thương phẩm, vịt đẻ, bò và ngựa bạch. Riêng gần 1 mẫu ao nuôi cá được quy hoạch thành 4 khu, trung bình mỗi năm xuất bán 16 tấn cá. Với mô hình trang trại tổng hợp, mỗi năm ông bà lãi khoảng 4 tỷ đồng.

Kinh tế khấm khá, các con chăm ngoan, học giỏi. Con trai lớn hiện là giáo viên Trường THPT Hiệp Hòa số 5, còn con gái út công tác tại Tập đoàn VinGroup tại Hà Nội có thu nhập ổn định. Gia đình bà Vạn là điểm sáng để nhiều hộ dân Trung Sơn noi theo.

Gương mẫu xây dựng làng quê đổi mới

Không chỉ giỏi làm kinh tế, bà Vạn, ông Bộ đều là người năng động, tích cực tham gia các hoạt động ở địa phương. Năm 2001, bà Vạn được kết nạp Đảng, năm sau bà được nhân dân tín nhiệm bầu giữ vị trí trưởng thôn. Còn ông Bộ sau khi nghỉ hưu cũng tích cực tham gia Chi hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi. Trong suốt 15 năm qua, hai ông bà luân phiên giữ những vị trí chủ chốt ở thôn Trung Sơn như: Trưởng thôn, Bí thư chi bộ. 

Ở vị trí nào, ông bà cũng nêu gương, phát huy vai trò đầu tàu gương mẫu, lời nói đi đôi với việc làm nên được nhân dân yêu mến. Hiện nay, ông Bộ tập trung chăm sóc trang trại, còn bà Vạn là Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận khu dân cư. Dưới sự chèo lái của nữ đảng viên, Trung Sơn đã đạt thôn nông thôn mới năm 2019.

{keywords}

Đó là cặp vợ chồng mẫu mực, hạnh phúc, luôn đi đầu trong các phong trào của địa phương. Ông bà là gương sáng, là hình ảnh người đảng viên tiêu biểu để cán bộ, đảng viên trẻ học tập, noi theo”.

Bí thư Đảng ủy xã Thái Sơn nói.

Thời điểm năm 2018, qua rà soát, Chi bộ xác định có 2 nhiệm vụ cần giải quyết đó là môi trường và đường giao thông nên đã tập trung vận động nhân dân góp sức thực hiện. 

Cuối thôn có 3 tuyến đường nhánh dài và rộng, dân cư thưa thớt, nếu chỉ huy động các hộ sinh sống khu vực này đóng góp thì không thể thực hiện được bởi cần nguồn kinh phí rất lớn. 

Xác định đây là việc chung của thôn, bà con nhân dân cùng hưởng lợi nên nữ bí thư chi bộ cùng đại diện các đoàn thể đến từng gia đình tuyên truyền để người dân nắm được chủ trương hỗ trợ xi măng của tỉnh theo Nghị quyết 43 đồng thời kêu gọi 178 hộ đóng góp với mức 400 nghìn đồng/hộ. Vì thế, cả 3 tuyến đường đã hoàn thành cứng hóa trước Tết Nguyên đán năm 2019 với tổng chiều dài hơn 550m, bề rộng từ 3-5m.

Trong phong trào hiến đất làm đường, thôn có 39 hộ tự nguyện phá tường rào, hiến hơn 2 nghìn m2 đất ở, vườn cây và ủng hộ hàng trăm ngày công lao động. Trung Sơn dẫn đầu xã với tỷ lệ 100% các tuyến đường được đổ bê tông. Về vấn đề môi trường, cán bộ, hội viên hội phụ nữ, nông dân, thanh niên nhận tự quản các tuyến đường, duy trì “Ngày Chủ nhật xanh”, thực hiện phân loại rác thải tại hộ gia đình.

Giỏi làm kinh tế, tích cực lo việc chung, gia đình ông Bộ, bà Vạn còn giúp nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo và làm giàu thông qua tạo việc làm, hỗ trợ giống, kiến thức, cho vay vốn để đầu tư sản xuất.

Theo ông Hoàng Văn Diễm, Bí thư Đảng ủy xã, Trung Sơn là thôn điển hình của xã có nhiều mô hình kinh tế đa dạng hiệu quả nhất, từ chăn nuôi quy mô trang trại đến dịch vụ vận tải, nghề mộc phát triển mang lại thu nhập từ 300 triệu đồng đến 5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. 

Hiện cả thôn có 75% số hộ kinh tế khá và giàu; nhiều năm đạt làng văn hóa cấp huyện. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn khoảng 2%, thấp hơn bình quân chung của xã. Kết quả này có vai trò rất lớn của cặp vợ chồng đảng viên gương mẫu Nguyễn Văn Bộ - Nguyễn Thị Vạn.

Lục Nam: Hỗ trợ xây dựng 12 nhà nhân ái cho hộ nghèo
(BGĐT)- Thực hiện Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2020 và Xuân tình nguyện năm 2021, chiều 10/12, Ban Thường vụ Huyện đoàn Lục Nam (Bắc Giang) tổ chức trao nhà nhân ái cho gia đình bà Đào Thị Hạnh, thôn Đọ, xã Cương Sơn. Đến dự có đồng chí Nguyễn Thị Kim Dung, Bí thư Huyện ủy cùng đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương.
Về kiến nghị của một số người dân xã Bình Sơn (Lục Nam): Đòi hỏi đền bù vô lý, vận dụng sai quy định bình xét hộ nghèo
(BGĐT) - Báo Bắc Giang nhận được đơn kiến nghị của bà Vũ Thị Mai cùng một số người dân thôn Tân Bình, nay vừa sáp nhập thành thôn Bình Giang, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) về việc bị cán bộ thôn chặt phá cây ăn quả nhưng không được đền bù và có khuất tất trong bình xét hộ nghèo. Qua tìm hiểu thực tế, sự việc đã được làm sáng tỏ.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội trao 200 suất quà cho hộ nghèo xã Đèo Gia
(BGĐT)- Sáng 7/12, Hội chữ thập đỏ (CTĐ) TP Hà Nội, Công ty TNHH Lock & Lock Việt Nam, Hội CTĐ tỉnh Bắc Giang và Hội CTĐ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp tổ chức trao quà cho hộ nghèo xã Đèo Gia.
Chủ tịch UBND xã Yên Lư (Yên Dũng) công khai xin lỗi nhân dân về sai phạm trong bình xét hộ nghèo
(BGĐT) - Chiều 30/11, UBND xã Yên Lư (Yên Dũng) tổ chức hội nghị công bố kết luận kiểm tra của UBND huyện Yên Dũng về công tác rà soát, thống kê, bình xét, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, 2019 tại thôn Yên Hà. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng.
Yên Dũng: Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân liên quan sai phạm bình xét hộ nghèo
(BGĐT) - UBND huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vừa có kết luận kiểm tra công tác rà soát, thống kê, bình xét, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, 2019 của thôn Yên Hà, xã Yên Lư nhằm làm rõ nội dung phản ánh của một số cơ quan báo chí. 
Lục Ngạn: Hỗ trợ cải thiện nhà ở cho hộ nghèo
(BGĐT) - Chiều 2/11, Uỷ ban MTTQ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với Agribank chi nhánh huyện Lục Ngạn - Bắc Giang II trao số tiền 30 triệu đồng hỗ trợ cải thiện nhà ở cho gia đình anh Trần Văn Trọng (sinh năm 1994) ở thôn Vách Gạo, xã Phú Nhuận.

Mai Toan 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...