Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chắt chiu nuôi con thành tài

Cập nhật: 04:00 ngày 22/03/2020
(BGĐT) - "Là vùng đất chiêm trũng, ruộng cấy chỉ được một vụ, có năm lại mất mùa, vậy mà vợ chồng ông Nguyễn Anh Tuấn (SN 1954), bà Trần Thị Tuệ (SN 1960), thôn Long Khánh, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) vẫn nuôi cả ba con ăn học thành đạt".

Đó là lời giới thiệu của ông Nguyễn Quốc Lập, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học huyện Yên Dũng khi đưa chúng tôi đến thăm gia đình học tập tiêu biểu của huyện.

{keywords}

Cán bộ khuyến học huyện Yên Dũng thăm vợ chồng ông Tuấn, bà Tuệ (thứ nhất và thứ hai bên phải).

Cách chùa Vĩnh Nghiêm vài trăm mét, ngôi nhà cao tầng xây khang trang, rộng rãi của gia đình ông Tuấn, bà Tuệ là nơi về của con cháu mỗi dịp cuối tuần, ngày nghỉ lễ. Sự thành đạt của các con là điều khiến ông bà luôn tự hào với bà con lối xóm. Qua câu chuyện được biết, vợ chồng ông cưới nhau năm 1977 nhưng muộn con. 

Những năm sau, ba người con là Nguyễn Mạnh Chiến (SN 1982), Nguyễn Văn Thành (SN 1984), Nguyễn Thị Thơi (SN 1988) lần lượt chào đời trong niềm vui mừng, hạnh phúc xen lẫn lo toan bữa no, bữa đói. Sau thời gian đi bộ đội, ông Tuấn chuyển ngành về công tác phân phối thực phẩm tại Lục Nam, Yên Dũng. Thời kỳ khó khăn đó, đồng lương không đủ chi phí trong khi ở nhà, một mình bà Tuệ chật vật việc đồng áng và đàn con nên năm 1990 ông Tuấn quyết định xin nghỉ về gia đình để chăm lo gia đình và có điều kiện phát triển kinh tế.

Cuộc sống thiếu thốn, bữa cơm thường xuyên phải độn thêm khoai, sắn, thế nhưng vợ chồng ông Tuấn chưa bao giờ có ý nghĩ cho con nghỉ học sớm. Bao khó khăn, vất vả ông bà cam chịu và không ngừng cố gắng vươn lên với nguồn động viên lớn nhất cũng chính là con cái. Chi tiêu cho cá nhân lại càng phải chắt chiu, tằn tiện, nhiều năm ông bà không dám may bộ quần áo mới để tập trung lo cho các con. Hiểu được sự vất vả của bố mẹ, từ nhỏ, các con ông bà đều ham học, ngoan ngoãn, thường xuyên được thầy cô, nhà trường biểu dương.

Ông Tuấn kể: Lúc ấy nhà nước chưa có nhiều chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, những hộ xung quanh cũng chung cảnh túng khó, chẳng còn cách nào khác, ông bà mượn ruộng cày cấy thêm, rồi chăn nuôi gà, lợn để trang trải cuộc sống. 

“Các con đi học xa, mỗi lần về là cả nhà cùng vui nhưng chúng tôi lại lo chuẩn bị khoản tiền cho chúng đóng học. Khó khăn dần cũng qua. 3 người con sau khi tốt nghiệp đại học đều ý thức tự học, không ngừng vươn lên đạt đến trình độ thạc sĩ, có cuộc sống riêng ổn định. Vui hơn, hiện cả 6 người con trai, gái, dâu, rể đều là đảng viên”, bà Tuệ tiếp lời.

Yên Dũng xưa nay là vùng đất giàu truyền thống hiếu học. Toàn huyện có hơn 20 nghìn gia đình học tập, chiếm gần 60% tổng số hộ, trong đó gia đình ông bà Tuấn, Tuệ nhiều lần được T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khuyến học tỉnh khen thưởng.

Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam), con trai cả Nguyễn Mạnh Chiến công tác tại Huyện đoàn, Hội Nông dân huyện Yên Dũng, nay là Bí thư Đảng ủy xã Trí Yên. Con trai thứ hai là Nguyễn Văn Thành cũng học cùng trường đại học với anh, hiện làm việc tại Viện Nghiên cứu chế tạo máy (Bộ Công Thương). Còn con gái út Nguyễn Thị Thơi suốt những năm học phổ thông đều đạt học sinh giỏi, tốt nghiệp Trường Đại học Quốc gia Hà Nội về giảng dạy tại Trường THPT Lạng Giang số 2.

Nay cuộc sống gia đình đã khấm khá, nhìn những tấm Bằng khen, giấy khen thành tích của của các con trong quá trình học tập, công tác treo trang trọng giữa nhà chúng tôi hiểu được sự trân trọng và đầy tự hào của vợ chồng ông Tuấn bà Tuệ. Theo ông Tuấn, có được kết quả này thì trước hết phải kể đến là nền tảng từ gia đình. Bố mẹ luôn gương mẫu, sát sao đến con từ việc nhỏ nhất trong học tập và các mối quan hệ. Cũng có khi con mắc lỗi, chúng tôi tìm cách giảng giải, động viên, khích lệ giúp con vượt qua chứ không bao giờ nặng lời chê trách.

Về phần vợ chồng ông Tuấn, khi gánh nặng lo con cái ăn học vơi đi, ông bà có thời gian tập trung phát triển kinh tế. Dù tuổi cao song ông bà không ngại học hỏi kỹ thuật trồng nấm, làm tương, vươn lên trở thành hộ sản xuất giỏi ở địa phương.

Ông Nguyễn Văn Cao, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch Hội Khuyến học xã Trí Yên nhận xét: Được các ban, ngành đoàn thể của huyện giúp đỡ, gần 10 năm qua, ông bà là thành viên tiên phong của Hợp tác xã Nông lâm Trí Yên, trong đó ông Tuấn với vai trò là Giám đốc. Mỗi năm riêng gia đình ông cung ứng ra thị trường gần 6 tấn nấm các loại và khoảng 10 nghìn lít tương phục vụ khách du lịch và nhân dân. Gia đình ông là tấm gương sáng trong công tác khuyến học và phát triển kinh tế của địa phương.

Yên Dũng xưa nay là vùng đất giàu truyền thống hiếu học. Toàn huyện có hơn 20 nghìn gia đình học tập, chiếm gần 60% tổng số hộ, trong đó gia đình ông bà Tuấn, Tuệ nhiều lần được T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam, Hội Khuyến học tỉnh khen thưởng.

Bắc Giang : Quỹ Khuyến học toàn tỉnh năm 2019 tăng 27,4 tỷ đồng
(BGĐT) - Ngày 6-1, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức tổng kết công tác Hội năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Đào Xuân Cần, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bắc Giang chủ trì hội nghị.
Khuyến học - Khuyến tài: Góp công, góp của ươm mầm xanh
(BGĐT) - Xuất phát từ mong muốn con cháu có kiến thức và cuộc sống tốt đẹp hơn, ông Nguyễn Duy Nguồn (SN 1949), thôn Quỳnh Độ, xã Bắc Lũng (Lục Nam-Bắc Giang) và ông Thân Bích Dy (SN 1945), thôn Phúc Lâm, xã Hoàng Ninh (Việt Yên-Bắc Giang) đã tự nguyện dành thời gian, công sức, trích một phần lương hoặc trợ cấp thương binh để làm công tác khuyến học.
Họ Nguyễn thôn Chàng - Điển hình công tác khuyến học
(BGĐT) - Phong trào khuyến học ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang phát triển khá toàn diện với nhiều gia đình, dòng họ tiêu biểu. Họ Nguyễn, thôn Chàng, xã Việt Tiến là một trong số đó. 
Phong trào khuyến học ở xã Bắc Lũng (Lục Nam): Gia đình, dòng họ là nòng cốt
(BGĐT) - Có thể khẳng định rằng, thời gian qua, việc xây dựng cộng đồng học tập ở xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam (Bắc Giang) ngày càng hiệu quả, ý nghĩa, trở thành đơn vị điển hình trong phong trào khuyến học toàn tỉnh, thu hút mọi người, mọi nhà tham gia. Đạt được kết quả đó, địa phương xác định làm khuyến học từ việc xây dựng các hạt nhân là gia đình, dòng họ.
Hội đồng dòng họ Lê tập trung xây dựng tổ chức, tham gia công tác khuyến học, khuyến tài
(BGĐT) - Ngày 20-10, tại Khu Di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang, TP Bắc Giang, Hội đồng họ Lê Việt Nam tổ chức hội nghị trao đổi kinh nghiệm xây dựng và phát triển Hội đồng họ Lê các cấp, các tỉnh, TP phía Bắc. Tới dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương; ông Lê Văn Tam, Anh hùng Lao động, Chủ tịch Hội đồng họ Lê Việt Nam.
Trao Kỷ niệm chương, Bằng khen của T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam cho các doanh nghiệp tiêu biểu
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13-10), tối ngày 11-10, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức gặp mặt và trao Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp khuyến học" cho một số doanh nhân tiêu biểu trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Lục Nam khen thưởng 120 gia đình, dòng họ khuyến học
(BGĐT) - Hội Khuyến học huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa tổ chức hội nghị biểu dương gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập tiêu biểu, giai đoạn 2014 - 2019.
Chương trình “Tiếp bước em đến trường”: Biểu dương 80 điển hình tiên tiến trong phong trào khuyến học
(BGĐT) -  Ngày 12-9, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Chương trình “Tiếp bước em đến trường”; biểu dương điển hình tiên tiến và vận động ủng hộ Quỹ khuyến học, khuyến tài.

Hải Vân 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...