Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Xã hội
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Khi người dân vùng cao tự nguyện xin thoát nghèo

Cập nhật: 14:48 ngày 02/02/2020
(BGĐT)- Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều hộ ở huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang) đã có ý thức vươn lên, tích cực lao động sản xuất, không trông chờ, ỷ lại. Quyết tâm đó thể hiện ở việc có đến hơn 600 hộ nghèo làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo. 

Biết tin ông Hoàng Văn Chi, 62 tuổi ở thôn Thượng, xã Long Sơn là người đầu tiên trong thôn làm đơn xin ra khỏi diện hộ nghèo, các cán bộ địa phương tìm đến nhà ông để hỏi thăm. Trong ngôi nhà cấp bốn đơn sơ, ông Chi lý giải: “Hiện nay, gia đình tôi đã có cuộc sống ổn định hơn. So với các hộ khác, tôi tự nhận thấy gia đình đã vượt qua giai đoạn vất vả. Tôi làm đơn xin thoát nghèo để góp phần giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và cho các hộ nghèo khác có cơ hội được giúp đỡ nhiều hơn”.

{keywords}

Nhờ tích cực sản xuất, trồng rừng, gia đình bà Hồ Thị Linh, xã An Châu đã thoát nghèo. 

Ở cùng thôn Thượng, gia cảnh chị Ngọc Thị Xinh, 40 tuổi cũng gặp nhiều khó khăn. Gia đình chị có 5 nhân khẩu, vợ chồng chị nuôi mẹ già và hai con học đại học. Anh chị không có việc làm ổn định, nguồn thu nhập chính là ba sào ruộng và thỉnh thoảng đi làm phụ hồ, thợ xây. Nhưng với suy nghĩ tiến bộ, gia đình chị đã bàn bạc và thống nhất làm đơn tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo. Không ít người trong thôn ngạc nhiên bởi đang là hộ nghèo được Nhà nước giúp đỡ về vốn vay ưu đãi, thẻ BHYT, cây con giống, hỗ trợ tiền học phí... thì chị Xinh lại từ chối để thoát nghèo.

Việc nhiều hộ nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn tự nguyện thoát nghèo cho thấy nhận thức của người dân đã thay đổi, chuyển biến tích cực. Thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, giờ đây người nghèo xác định tự lực thoát nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước làm giàu cho bản thân, gia đình. Đây là làn gió mới trong công tác giảm nghèo ở vùng cao.

Khi được hỏi, chị Xinh nói: “Vợ chồng tôi còn sức khỏe, có thể lao động được, tạo ra thu nhập nuôi sống cả gia đình nên không thể cứ thuộc diện hộ nghèo mãi. Hơn nữa, gia đình tôi đã được Nhà nước hỗ trợ hai năm rồi, bây giờ muốn tự lực vươn lên làm giàu, làm gương cho các con”.

Tương tự hai trường hợp trên, xã Long Sơn có hơn 200 hộ khác tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo. Điều này đã minh chứng cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của người dân, họ không còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.

Ông Ngọc Tiến Lệ, Chủ tịch UBND xã Long Sơn cho biết, thời gian qua, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo thì đa số các hộ nghèo trên địa bàn xã đã tự lực vươn lên. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 12%, giảm 18% so với năm 2018. Với những gia đình chủ động xin thoát nghèo, cán bộ xã đều trực tiếp thăm hỏi, động viên, biểu dương tinh thần và tuyên truyền đến các hộ nghèo còn lại.

Huyện Sơn Động còn hơn 5,7 nghìn hộ nghèo, với mục tiêu giảm bình quân 5%/năm, những năm qua, huyện tập trung huy động các nguồn lực để giảm nghèo bền vững. Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững của Sơn Động là bước đi cụ thể hiện thực hóa Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ đối với 61 huyện khó khăn nhất cả nước. Những gì đề án mang lại có ý nghĩa quan trọng, thay đổi cuộc sống của không ít hộ nghèo. Tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp để thực hiện đề án trong 10 năm qua đạt gần 850 tỷ đồng. Riêng năm 2019, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững có kinh phí thực hiện gần 100 tỷ đồng.

Với phương châm "không ai bị bỏ lại phía sau", từ các nguồn lực, năm 2019 huyện Sơn Động bố trí hơn 60 tỷ đồng của chương trình 30a để đầu tư phát triển, thực hiện 15 công trình; gần 9 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo. Chương trình 135 phân bổ gần 29 tỷ đồng được sử dụng để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã, thôn đặc biệt khó khăn, thúc đẩy sản xuất. Ngoài ra, các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình thuộc diện chính sách được vay vốn ưu đãi, dạy nghề, hỗ trợ học sinh, hỗ trợ tiền điện, trợ giúp pháp lý cho người nghèo…

Đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 28,29%, giảm 7,32% so với năm 2018; cận nghèo là 20,36%; toàn bộ hộ nghèo thuộc diện gia đình chính sách, người có công đã thoát nghèo.

Một trong những thành công trong công tác giảm nghèo bền vững là ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo, làm giàu đã hình thành vững chắc trong nhân dân, được cụ thể hóa thông qua các phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh. Phong trào tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo đã lan tỏa ở nhiều địa phương trong huyện, không ít gia đình dù khó khăn nhưng luôn nung nấu ý chí, quyết tâm thoát nghèo. Theo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, năm 2019, Sơn Động giảm 1.710 hộ nghèo, trong đó có hơn 600 hộ tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo. 

Bà Vi Thị Tú, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Việc nhiều hộ nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn tự nguyện xin thoát nghèo cho thấy nhận thức của người dân đã thay đổi, chuyển biến tích cực. Thay vì trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, giờ đây người nghèo xác định tự lực thoát nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước làm giàu cho bản thân, gia đình. Đây là làn gió mới trong công tác giảm nghèo ở vùng cao.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm nghèo, sử dụng nguồn vốn đầu tư để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ phát triển KT-XH, nâng dần điều kiện sống của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo trên địa bàn. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội. Tập trung tuyên truyền, vận động, làm cho người nghèo tự ý thức, xác định quyết tâm vươn lên thoát nghèo”, bà Tú khẳng định.

Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững: Tạo động lực cho người dân tự thoát nghèo
(BGĐT) - Để đạt mục tiêu bình quân mỗi năm toàn tỉnh Bắc Giang giảm 2% số hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện phong trào thi đua “Bắc Giang chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2017-2020, Bắc Giang đã có nhiều đổi mới trong chỉ đạo thực hiện, nâng cao hiệu quả chương trình này.
Động lực giúp phụ nữ thoát nghèo
(BGĐT) - Nhằm giúp phụ nữ nghèo cải thiện đời sống, quỹ TYM - Tổ chức tài chính vi mô tình thương trực thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã triển khai hoạt động cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ xây nhà ở; tạo động lực để hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, quản lý, sử dụng hiệu quả đồng vốn.
Lan tỏa ý chí thoát nghèo
(BGĐT) - Dù cuộc sống chưa hẳn đã hết khó khăn song không ít hộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã tự nguyện làm đơn thoát nghèo. Đây là những hành động đẹp, thể hiện ý chí vươn lên bằng nội lực, xóa bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ từ Nhà nước của mỗi gia đình.
Giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững
Với trách nhiệm, tình cảm và truyền thống, đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc ta, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam, các cấp, các ngành luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người gặp khó khăn trong cuộc sống. 19 năm qua, ngày 17-10 được lấy là “Ngày vì người nghèo” và tháng cao điểm vì người nghèo được MTTQ Việt Nam tổ chức hằng năm.
Xôn xao chuyện cụ bà 83 tuổi đạp xe lên xã xin "thoát nghèo"
Một clip ghi lại câu chuyện của bà cụ 83 tuổi ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) đến UBND xã xin “thoát nghèo” được đăng tải trên mạng xã hội đang thu hút nhiều người xem.
Kênh tín dụng chính sách: Giúp người dân thoát nghèo
Những năm qua, Phòng Giao dịch (PGD) Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nâng cao vai trò hoạt động, mang nguồn vốn ưu đãi đến với các đối tượng chính sách. Dư nợ luôn nằm trong tốp dẫn đầu tỉnh, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện.

Quốc Phương- Xuân Thỏa

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...