Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 34 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Quê hương là nguồn cội

Cập nhật: 07:00 ngày 25/01/2020
(BGĐT) - Ngoài 50 tuổi, hơn 30 năm xa quê hương ông mới về nơi “chôn nhau cắt rốn”. Lần trở về này, ông đã quyết định đầu tư xây dựng một trường mầm non tại thị trấn Vôi (Lạng Giang) với nhiều ý tưởng giáo dục mới. Người tôi muốn nói đến là ông Phạm Trọng Sử (SN 1967, ảnh), quê xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) - một Việt kiều Ba Lan.

Ba Lan-một thời tuổi trẻ

{keywords}

Ông Phạm Trọng Sử (SN 1967, ảnh), quê xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) - một Việt kiều Ba Lan.

Mỗi người một hoàn cảnh, một điều kiện, duyên cớ để ra nước ngoài học tập, lập nghiệp. Năm 21 tuổi, ông Sử sang Tiệp Khắc theo con đường thực tập sinh về nông nghiệp. Khi Liên Xô và các nước Đông Âu tan rã, năm 1990, ông sang Ba Lan sinh sống, làm việc và lập gia đình, sinh được hai người con trai. Cũng như bao người Việt ở Ba Lan thời điểm đó, ông Sử gặp không ít khó khăn. Ngày mới sang, người Việt ở đây chỉ khoảng 500 người gồm sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh và cộng tác viên khoa học. Trong khối các nước XHCN lúc đó, riêng Ba Lan không có hợp tác lao động. Mãi đến giữa những năm 90 của thế kỷ trước, mọi người từ các nước khác và trong nước sang đông mới hình thành cộng đồng người Việt tại Ba Lan. Vợ chồng ông Sử là một trong những người hoạt động trách nhiệm, tích cực trong cộng đồng này.

Gặp ông tại địa điểm xây dựng trường mầm non ở thị trấn Vôi, trái với tưởng tượng ban đầu của tôi, ông Sử lại không hề có dáng vẻ của một doanh nhân. Sự bình dị, khiêm tốn, cách nói chuyện từ tốn, người đàn ông này khiến tôi có thiện cảm ngay từ khi mới gặp. Ở Ba Lan suốt những năm tháng tuổi trẻ, kể về những thành công hôm nay, ông Sử cho rằng đó là nhờ xác định được mục đích trong sự nghiệp của mình, cộng với sự chuyên tâm, cần cù, nhanh nhạy với thương trường… nên ông và gia đình đã tích cóp được số tài sản mà nhiều người mơ ước. Nhưng với ông, niềm tự hào nhất không phải là của cải, vật chất mà lại chính là hai cậu con trai ngoan ngoãn, học hành giỏi giang, thành đạt. Con cả sinh năm 1994 đang làm việc cho Công ty tư vấn tài chính, tập đoàn ATKearney (Hoa Kỳ). Con thứ hai sinh năm 1998 là sinh viên Đại học Công nghệ thông tin của Nhật Bản tại Ba Lan.

Nhắc đến những cái Tết nơi xứ người, ông Sử kể, dân tộc, quốc gia nào cũng có những phong tục văn hóa của riêng mình. Thế hệ ông có thể coi như là “viên gạch nối" ý thức hệ nên nhiều phong tục đẹp ở Việt Nam vẫn được gìn giữ. Ở nơi xa xứ, nhất là dịp Tết Nguyên đán, việc thờ cúng tổ tiên, đề cao văn hóa dân tộc Việt, đến chùa đón giao thừa, tổ chức Tết cộng đồng... mang đậm dấu ấn Việt Nam luôn được bà con quan tâm, giữ gìn, làm vơi đi sự vất vả đời thường cũng như nỗi nhớ quê hương

Thiêng liêng hai tiếng “Quê hương”

Năm 2018, ông Sử trở về quê hương Lạng Giang thăm gia đình, người thân. Trong thâm tâm lúc ấy, ông nghĩ chỉ về một thời gian ngắn như bao lần khác, rồi lại đáp chuyến bay sang Ba Lan đoàn tụ cùng vợ và hai con trai đã định cư bên đó. Nhưng không, lần về này, ông được biết huyện Lạng Giang đang có một dự án xây dựng trường mầm non. Lúc ấy ông suy ngẫm phải làm một điều gì đó có ý nghĩa cho quê hương.

Vì vậy quyết định đem những đồng tiền tích cóp được về đầu tư, xây dựng một ngôi trường mơ ước đã thôi thúc ông ở lại. Mục đích và mơ ước của ông là xây dựng một trường học mà ở đó môi trường giáo dục hoàn toàn mở, trẻ em được phát triển tự nhiên, phát huy năng khiếu, sở trường. Các em vừa được học tập, vui chơi, tương tác và đặc biệt là được giáo dục kỹ năng sống, được học tiếng Anh, ca hát, chơi những môn thể thao cơ bản ngay từ khi còn nhỏ như bơi lội, bóng đá, yoga, khiêu vũ...

{keywords}

Phối cảnh “Trường mầm non IQ” (thị trấn Vôi, Lạng Giang).

Khi ông quyết định đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng trường mầm non, nhiều người nhất là những Việt kiều Ba Lan, bạn bè thậm chí cả người thân đều nói ông quá liều lĩnh. Họ bảo: “Người ta đang ầm ầm đầu tư vào TP Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang… sao ông lại đổ tiền vào giáo dục mầm non mà lại ở địa bàn huyện thì bao giờ sinh lời được”. Nghe vậy nhưng ông Sử chỉ cười. Thực sự với ông, việc đầu tư này không đặt nặng về vấn đề kinh tế, ông luôn mong muốn được về quê hương sau mấy chục năm xa cách; đem về địa phương một mô hình giáo dục mở mà ông đã tham khảo, nghiên cứu được từ các nước bạn và từ chính sự thành công trên con đường học tập của hai con trai mình.

Trên tổng diện tích 4.200m2, ngôi trường mang tên “Trường mầm non IQ” dự kiến tháng 5-2020 sẽ hoàn thành, chào đón lứa học sinh đầu tiên. Ngôi trường thiết kế theo chuẩn châu Âu, có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Trong khuôn viên có sân chơi, sân bóng đá với thảm cỏ dành cho sân vận động quốc tế, bể cát, vườn cổ tích, công viên hoa mi ni… Công trình đang hoàn thiện là minh chứng cho thấy giấc mơ của ông đang dần thành hiện thực. “Tôi rất mong muốn một trong hai người con trai tôi sẽ trở về, cùng tôi cống hiến cho quê hương”- ông Sử cho biết.

Đại biểu Quốc hội tặng quà hộ nghèo và học sinh dân tộc thiểu số
(BGĐT) - Nhân dịp đón Tết cổ truyền của dân tộc, ngày 10-1, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) gồm các ông, bà: Trần Văn Lâm, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Hà Thị Lan, Phó trưởng Phòng Chính sách (Ban Dân tộc tỉnh) cùng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang II đến thăm, tặng quà hộ nghèo xã Yên Sơn (Lục Nam). 
Công bố 10 sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2019: Vấn đề môi trường vẫn "nóng"
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố 10 sự kiện của ngành trong năm 2019, trong đó có 3 sự kiện về lĩnh vực môi trường được bình chọn. Điều này chứng tỏ lĩnh vực môi trường đã và vẫn là vấn đề “nóng” của xã hội hiện nay.
Sẽ xả trạm BOT nếu xảy ra ùn tắc kéo dài dịp Tết Nguyên đán Canh Tý
Tổng cục đường bộ Việt Nam cho biết, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán, các nhà đầu tư BOT, VEC chỉ đạo các trạm thu phí sử dụng đường bộ có phương án tăng cường bố trí nhân viên bán vé, mở cửa trạm để giải quyết ùn tắc.
Tiếp tục làm tốt công tác đối ngoại nhân dân
(BGĐT) - Ngày 8-1, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị (LHCTCHN) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch LHCTCHN tỉnh chủ trì. 
Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Yên Dũng xây nhà ở
(BGĐT) - Nhằm đẩy mạnh hoạt động từ thiện, nhân đạo, phát huy tinh thần “lá lành, đùm lá rách”, sáng 8-1, thực hiện sự chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Công an huyện Yên Dũng tổ chức thăm hỏi và trao tiền hỗ trợ cho gia đình bà Lê Thị Tốn, thôn Can, xã Hương Gián (Yên Dũng) để xây nhà đại đoàn kết toàn dân.
Thu Phong
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...