Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Những ngày xưa ấy…

Cập nhật: 07:00 ngày 23/01/2020
(BGĐT) - Năm nào cũng vậy, gần Tết anh em chúng tôi lại hẹn nhau đưa cả gia đình về quê nơi có bố mẹ cùng với ngôi nhà mà chúng tôi sinh ra và lớn lên ở đó. Về quê vào ngày áp Tết, ngoài mục đích thăm bố mẹ, mời tổ tiên về ăn Tết cùng gia đình hay cho bọn trẻ cảm nhận không khí đón năm mới ở nông thôn còn là dịp để chúng tôi nhớ về những ngày xưa ấy…

Bố mẹ tôi là cán bộ nhà nước. Thời đó, cuộc sống khó khăn nên ngoài việc cơ quan mẹ còn làm ruộng và chạy chợ để có đồng ra đồng vào. Bố công tác xa nhà nên thường thì cuối tuần mới về. Chúng tôi vừa đi học vừa giúp mẹ làm ruộng, lấy rau cho lợn và bắt cua, bắt ốc nuôi mấy con vịt đẻ.

{keywords}

Ảnh minh họa

Trước Tết năm nào cũng vậy, anh em chúng tôi bảo nhau phải chuẩn bị “lương thực” cho mấy con lợn, con vịt này bởi chẳng ai mùng Một, mùng Hai ra đồng lấy rau lợn hay bắt cua, bắt ốc cho vịt cả mà nếu không dự trữ trước thì lợn không có rau ăn, vịt cũng sẽ dừng đẻ trứng ngay. Vậy là tranh thủ những buổi được nghỉ học, anh em chúng tôi đi khắp đồng gần đến đồng xa lấy rau lợn, bắt cua, bắt ốc về làm thức ăn mấy ngày Tết cho vật nuôi. Xong đâu đó chúng tôi quay sang quét dọn nhà cửa, sân vườn. Anh cả có thêm nhiệm vụ bổ củi để luộc bánh chưng.

Bố mẹ tôi hầu như năm nào cũng được nghỉ muộn nên cứ phải ngày cuối cùng của năm (29 hoặc 30 Tết tùy từng năm) mới bó giò và gói bánh chưng (tất nhiên một số thứ cũng phải chuẩn bị trước đó). Thịt lợn đụng hoặc mua về, bố chọn phần thịt mông làm giò và pha thêm ít mỡ làm vài cái chả bằng nắm tay. Một phần thịt ba chỉ làm nhân bánh chưng, còn lại rán chín để vào âu mỡ ăn dần. Thời xưa máy móc chẳng có nên để bó được cái giò nạc ngon không phải là dễ. Bố tôi bảo: Ngoài yếu tố quyết định là thịt ngon thì cần phải giã giò khi thịt còn nóng (lợn vừa thịt ra) và tuyệt đối không được rửa qua nước. Cối giã giò phải là loại cối làm từ đá xanh. Cuối cùng là giã giò không được nghỉ quá lâu (phải giã liên tục đến khi thịt nhuyễn mới được). Tôi bé nhất nhà nên được bố tín nhiệm làm chân sai vặt, lúc thì đi lấy cái rổ cho bố pha thịt, lúc thì đi lấy nước mắm, mì chính…

Ngồi bên bố, tôi mang thắc mắc của mình ra hỏi là tại sao ngoài đồng nấm mộ hay chiếc lăng nào cũng cắm hương mà lăng ông bà nhà mình không thấy? Bố tôi bảo: Người Việt có phong tục là mời tổ tiên (những người thân đã mất) về ăn Tết với gia đình con, cháu. Khi lăng, mộ đã cắm hương có nghĩa là gia đình đó đã mời tổ tiên về ăn Tết. Nghe vậy tôi lại hỏi: Sao nhà mình chưa mời hả bố? Bố trả lời: Khi đã mời tổ tiên về ăn Tết thì phải chuẩn bị cơm cúng cẩn thận, thành kính, không thể sơ khoáng được. Nhà mình bố mẹ được nghỉ muộn nên nên thường mời ông bà về ăn Tết muộn hơn con ạ. Nghe bố giảng giải tôi thấy cũng có lý!

Trong khi bố tôi chế biến thịt, giã giò thì mẹ gói bánh chưng. Gạo, đỗ xanh, lá, dây buộc được mẹ chuẩn bị từ hôm trước nên thời gian gói không lâu. Bao giờ mẹ cũng gói hai loại là bánh vuông và bánh dài (bánh vuông để lên bàn thờ) và không quên gói cho anh em chúng tôi mỗi đứa một chiếc bánh con. Bánh gói khá nhanh nhưng thời gian luộc thì ngược lại. Nhà tôi thường luộc bánh chưng khoảng 8 tiếng đồng hồ. Luộc được khoảng một nửa thời gian bao giờ mẹ cũng thay nước mới. Mẹ bảo làm như vậy bánh chưng sẽ xanh và ngon hơn (tất nhiên là sau khi luộc xong phải lăn đều cho bánh rền).

Giờ đây, bố mẹ tôi đã gần bảy mươi tuổi. Từ khi có máy xay thịt, Tết đến, bố không giã giò nữa. Bố bảo giò giã tay ngon hơn giò xay bằng máy nhiều nhưng bây giờ ăn uống bao nhiêu mà giã cho mệt. Trong khi đó, năm nào mẹ cũng gói một nồi bánh chưng. Mẹ bảo gói bánh chưng trước là để cho các cháu nội, ngoại về chơi được trải nghiệm Tết quê, sau là chia cho mỗi nhà mấy cái cho đỡ phải mua!

Người già là vậy, không chỉ lo cho bản thân mà lúc nào cũng lo cả cho con, cho cháu. Mỗi lần về quê, nhất là dịp Tết là một lần chúng tôi được trở về trong vòng tay yêu thương của bố mẹ, trở về với ngôi nhà tuổi thơ của mình-nơi đong đầy kỷ niệm của một thời chưa xa…

Thời tiết ấm dần từ hôm nay
Từ hôm nay (21-1), nhiệt độ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ tăng chậm trở lại, trời ấm dần trước khi đón đợt gió mùa Đông Bắc mới vào chiều 30 Tết.
Bộ Nội vụ: Sẽ có Nghị quyết thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết thí điểm hợp nhất các cơ quan chuyên môn.
Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm, rét hại
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 20 đến 21-1, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, riêng phía Đông Bắc Bộ ngày 20-1 trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại.
Bí thư Tỉnh ủy Bùi Văn Hải thăm, tặng quà cho người có hoàn cảnh khó khăn tại Lục Ngạn
(BGĐT) - Nhân dịp đón Xuân Canh Tý 2020, chiều 15-1, đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm, tặng quà Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn tại xã Kiên Thành (Lục Ngạn). Cùng đi có đồng chí Trần Công Thắng, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo huyện Lục Ngạn và đại diện các doanh nghiệp tài trợ. 
Hai nam sinh mất tích khi tắm biển
Đặng Tuấn Anh (14 tuổi) và Đặng Văn Vũ (13 tuổi) rủ nhau đi tắm biển Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên và bị nước cuốn mất tích.
Đông Dương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...