Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tích cực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp

Cập nhật: 07:00 ngày 20/10/2019
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam 20-10, nhằm cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước và những đóng góp của phụ nữ vào sự phát triển KT-XH, phóng viên Báo Bắc Giang phỏng vấn bà Phạm Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang về kết quả sau 2 năm thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Hội LHPN Việt Nam.

Ngày 30-6-2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”. Xin bà cho biết những biện pháp triển khai thực hiện Đề án của Hội LHPN tỉnh?

Đề án do Hội đề xuất, phụ nữ là đối tượng hưởng lợi nên ngay sau khi có văn bản hướng dẫn của T.Ư Hội LHPN Việt Nam, Hội LHPN tỉnh đã chủ động đề xuất UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án với hai giai đoạn (giai đoạn 2017-2020 và 2021-2025), có 11 cơ quan, đơn vị, chính quyền tham gia, trong đó, giao cho Hội LHPN tỉnh là cơ quan chủ trì tham mưu thực hiện Đề án.

{keywords}

Bà Phạm Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Giang.

Hội đã tổ chức tập huấn quán triệt, triển khai Đề án ở cả ba cấp đến 100% cán bộ hội chuyên trách và cán bộ các ngành tham gia với sự hỗ trợ của chính quyền về cơ sở vật chất. Mục đích để lãnh đạo chính quyền các cấp, các ngành liên quan, cán bộ, hội viên hiểu về Đề án, từ đó xác định trách nhiệm của mình trong phối hợp, triển khai thực hiện.

Nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp được thực hiện như: Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khởi sự kinh doanh, khởi sự hợp tác xã, khởi nghiệp, nâng cao năng lực kinh doanh cho phụ nữ có ý tưởng khả thi, nữ chủ doanh nghiệp (DN), ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác mới thành lập; phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề, chuyển giao kỹ thuật cho lao động nữ; phối hợp hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. 

Cùng đó, phối hợp tổ chức các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ khó khăn trong khởi sự, khởi nghiệp và phát triển DN như: Hội thảo, tọa đàm, giao lưu, gặp mặt, xúc tiến thương mại; chủ động khai thác các nguồn lực, tư vấn, hỗ trợ DN, hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ, hội viên có ý tưởng khởi nghiệp được tiếp cận các nguồn lực về vốn, pháp lý, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu; phối hợp hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động Hội Nữ doanh nhân.

Mục tiêu của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” là nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp; hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển DN và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Mỗi giai đoạn có những mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Một số chỉ tiêu đáng chú ý như: Đến năm 2020, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho ít nhất 8 nghìn lao động nữ; hỗ trợ ít nhất 400 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập ít nhất 10 tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ quản lý.

Những mục tiêu đặt ra và kết quả đạt được sau hai năm triển khai thực hiện Đề án là gì, thưa bà?

Mục tiêu chúng tôi hướng tới đó là nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp; hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về phát triển DN và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Trong đó, mỗi giai đoạn có những mục tiêu cụ thể để phấn đấu. Một số chỉ tiêu đáng chú ý như: Đến năm 2020, phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho ít nhất 8 nghìn lao động nữ; hỗ trợ ít nhất 400 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập ít nhất 10 tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ quản lý.

Kết quả từ 2017 đến nay, các cấp hội đã lựa chọn, đăng ký, tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho 684 phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp thành công. Trong đó có 187 chị là phụ nữ nghèo, cận nghèo; 98 chị mới thoát nghèo; 399 chị có kinh tế trung bình, khá. Thành lập được 11 hợp tác xã, 107 tổ liên kết... Có thể nói thông qua các hoạt động trên đã có tác dụng động viên, khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ mạnh dạn, tự tin chuyển đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để cho thu nhập cao hơn, đa phần có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Thưa bà, quá trình hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp có những thuận lợi và khó khăn gì?

Thuận lợi là được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các địa phương thông qua việc sớm ban hành kế hoạch triển khai Đề án tại địa phương mình; chỉ đạo các ban, ngành hỗ trợ cùng Hội triển khai thực hiện các hoạt động. UBND tỉnh, các huyện, thành phố đã có sự quan tâm, tạo điều kiện kinh phí cho Hội triển khai thực hiện Đề án. Các cấp Hội năng động, sáng tạo, có nhiều cách làm hay, tạo nhiều mô hình khởi nghiệp phù hợp tại địa phương, được hội viên, phụ nữ hưởng ứng thực hiện.

Những khó khăn gặp phải là nguồn lực triển khai Đề án và hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp còn hạn chế. Hầu hết các cơ sở chưa bố trí kinh phí hoạt động đề án. Có nơi, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự tích cực; một số đơn vị, ngành chức năng chưa thực sự chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện. Còn có cán bộ tham gia triển khai Đề án năng lực, trình độ hạn chế, do vậy có ảnh hưởng đến chất lượng tham mưu và hiệu quả thực hiện.

Từ thực tế triển khai, ngoài sự hỗ trợ từ tổ chức hội, bà thấy bản thân phụ nữ cần phải làm gì để có thể khởi nghiệp thành công?

Để khởi sự, khởi nghiệp thành công, bên cạnh sự hỗ trợ từ tổ chức hội, bản thân phụ nữ cần phải mạnh dạn, sáng tạo và chủ động, tích cực, phát huy nội lực của mình. Tích cực, chủ động học hỏi trau dồi kiến thức, kỹ năng bản thân; rèn bản lĩnh, sẵn sàng đối đầu với mọi khó khăn, thử thách.

{keywords}

Cơ sở may gia công quần áo xuất khẩu do hội viên phụ nữ xã Thái Sơn (Hiệp Hòa)

làm chủ, tạo việc làm cho 20 lao động địa phương.

Xin bà cho biết những giải pháp của Hội LHPN tỉnh để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp trong giai đoạn tới?

Các cấp hội tiếp tục tuyên truyền sâu rộng nội dung Đề án đến cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân, cán bộ chuyên trách Hội LHPN các cấp; cán bộ các ngành tham gia triển khai Đề án được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, phương pháp hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; hội viên phụ nữ được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc làm, khởi nghiệp. Chủ động phối hợp và đề xuất chính quyền địa phương về kinh phí, nguồn lực để triển khai thực hiện Đề án.

Tiếp tục phối hợp với Hội Nữ doanh nhân tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ DN do phụ nữ làm chủ, trọng tâm là DN do phụ nữ làm chủ mới thành lập. Mục tiêu là 100% DN của phụ nữ mới được thành lập được tư vấn, hỗ trợ phát triển DN. 

Phối hợp với các ngành liên quan, các ngân hàng huy động nguồn lực hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, phát triển kinh tế; phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nghề cho lao động nữ; thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã do phụ nữ quản lý. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai các chính sách luật pháp liên quan đến hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển DN trên địa bàn tỉnh, trong đó có hỗ trợ và phát triển DN do phụ nữ làm chủ...

Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả triển khai Đề án giai đoạn 1 vào năm 2020. Kịp thời tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn, những vấn đề vướng mắc liên quan trong khởi sự, khởi nghiệp và phát triển DN.

Xin cảm ơn bà!

Quán triệt hai đề án về hỗ trợ phụ nữ
(BGĐT) - Ngày 29-3, tại TP Bắc Giang, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh chủ trì tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện hai đề án "Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027" (gọi tắt là đề án 938) và "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017-2025" (gọi tắt là đề án 939)trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 
Triển khai đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
(BGĐT) - Nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ về chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về khởi nghiệp; hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh góp phần thực hiện mục tiêu Quốc gia về phát triển doanh nghiệp và chiến lược quốc gia về bình đẳng giới, UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, giai đoạn 2017 - 2025”.
Hỗ trợ phụ nữ thoát nghèo và làm giàu
(BGĐT) - Ngày 30-6-2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” của Hội LHPN Việt Nam. Đề án này tạo cho Hội một cơ chế pháp lý cũng như nguồn lực để chủ động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc; thực hiện khâu đột phá trong Nghị quyết đại hội Phụ nữ tỉnh lần thứ XV “phát huy vai trò của phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”.
Gần 90 tỷ đồng vốn tín dụng hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Yên Thế (Bắc Giang) nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, Nông nghiệp và PTNT huyện cho hơn 7,6 nghìn hội viên vay vốn với tổng dư nợ gần 90 tỷ đồng.

Kim Hiếu (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...