Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Xã hội
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Chiến thắng bản thân, không cam chịu đói nghèo

Cập nhật: 07:00 ngày 22/09/2019
(BGĐT) - Người dân thôn Chẽ, xã Phồn Xương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) đều khâm phục nghị lực vượt khó của anh Lê Đức Quỳnh (SN 1987). Chàng trai khuyết tật này đã chiến thắng bản thân, luôn cố gắng hết mình để thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. 
{keywords}

Anh Lê Đức Quỳnh kiểm tra sản phẩm cay bê tông.

Chúng tôi tìm đến gia đình anh Quỳnh giữa trưa khi tiết trời oi nóng. Dáng người nhỏ bé, lưng hơi gù nhưng chàng trai bước đi thoăn thoắt dẫn khách tham quan khu vực sản xuất cay bê tông. Vừa trò chuyện, anh vừa tranh thủ sắp xếp công việc, hướng dẫn nhóm thợ làm việc. Anh chia sẻ: “Gia đình tôi thoát nghèo, có cuộc sống khấm khá hơn là trông cả vào đây”.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông, điều kiện kinh tế khó khăn. Do bẩm sinh nên từ nhỏ, anh Quỳnh bị bạn bè trêu trọc là “cậu bé tí hon”. Lớn lên, lưng anh mỗi ngày một gù. Những thiệt thòi về thể lực khiến anh luôn mặc cảm, thường trực suy nghĩ mình sẽ không thể giúp ích được gì cho gia đình. Tuy vậy, được sự động viên của người thân, anh dần trưởng thành, vượt qua sự tự ti và tìm hướng thoát nghèo.

Thể lực yếu nên để lo việc đồng áng, xây dựng mô hình trồng trọt hay chăn nuôi là việc rất khó khăn với thanh niên này. Anh trăn trở và quyết định chuyển hướng. Nhận thấy nhu cầu về vật liệu xây dựng của người dân địa phương ngày càng cao, năm 2016, thanh niên Lê Đức Quỳnh bàn với anh trai vay vốn ngân hàng để mở xưởng sản xuất cay bê tông. 

Tuy nhiên, thời gian đầu, do quy mô nhỏ, sản xuất hoàn toàn thủ công nên sản lượng thấp. Sau hơn một năm đi vào hoạt động, anh Quỳnh vay mượn thêm người thân, bạn bè cùng với số tiền dành dụm được để mua sắm thêm máy móc.

Đến nay, mô hình sản xuất cay bê tông của hai anh em đã ổn định. Trung bình mỗi tháng, sản lượng đạt từ 3-4 vạn viên cay, có thời điểm đạt 10 vạn viên, bình quân doanh thu đạt 70 triệu đồng/tháng. Với chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên sản phẩm được nhiều khách hàng trong và ngoài huyện lựa chọn. Xưởng cay bê tông ấy còn tạo việc làm cho từ 3-5 lao động địa phương.

Bất kể trời mưa hay nắng, mọi người thường thấy hình ảnh chàng trai lưng gù mải miết với công việc kiểm tra sản phẩm, nhắc nhở công nhân làm việc, bảo đảm chất lượng và tiến độ giao hàng. Nhờ nghị lực vượt khó, mạnh dạn chuyển đổi nghề, gia đình anh Lê Đức Quỳnh đã thoát nghèo, trở thành hộ khá ở địa phương. Từ đây, anh có điều kiện chăm lo cho tổ ấm, cho hai con ăn học.

Cán bộ, đảng viên ở Lục Ngạn tiên phong phát triển kinh tế: Kỳ II - Lan tỏa khát vọng làm giàu
Lục Ngạn (Bắc Giang) là huyện trung du miền núi, ngành nghề chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Để chỉ đạo bà con phát triển kinh tế, bản thân người cán bộ lãnh đạo cũng phải biết làm kinh tế, nêu gương làm trước. Có lo được cho mình, cho người thân của mình thì mới lo được cho dân, nói người dân mới nghe, mới tin.  
Làm giàu từ nuôi bò thịt khép kín
(BGĐT)- Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã mạnh dạn đầu tư nuôi bò thịt khép kín, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi đại gia súc làm giàu
(BGĐT) - Ở xã vùng cao Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), ai cũng biết đến anh Ngô Văn Cán (SN 1965) - một đảng viên, cựu chiến binh (CCB) năng động, không cam chịu đói nghèo, tiên phong phát triển mô hình chăn thả trâu, bò quy mô lớn mang lại giá trị kinh tế cao.
Khát vọng làm giàu của chàng trai 9x
(BGĐT)Tốt nghiệp Trường Cao đẳng Giao thông, chàng trai trẻ tiếp tục thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự. Thế nhưng khi còn đang học, anh lại có quyết định khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, đó là về quê lập nghiệp. Chàng trai trẻ mà tôi muốn nói ở đây chính là anh Nguyễn Văn Du (SN 1990), tổ dân phố Chùa Thành, phường Xương Giang, TP Bắc Giang.
Làm giàu từ sản xuất, kinh doanh đồ mộc
(BGĐT)- Đã 56 tuổi nhưng cựu chiến binh Nguyễn Văn Lượng, tổ dân phố Giáp Tiêu, phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang vẫn thể hiện tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, miệng nói tay làm của người lính. Dù đã có cơ nghiệp hàng trăm tỷ đồng nhưng ông vẫn hăng say làm việc để làm giàu cho gia đình và đóng góp xây dựng quê hương.
Anh Tạ Tiến Tùng: Làm giàu từ cây giống
(BGĐT) - Nhờ năng động, anh Tạ Tiến Tùng (SN 1982 -ảnh), thôn Vạn Thạch, xã Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) phát triển nghề trồng cây giống, thu nhập bình quân mỗi năm 400-500 triệu đồng. Ngoài ra gia đình anh còn tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động.
Giáo sư người Việt làm giàu cho ngân hàng gene lúa quý
Gene kháng sâu bệnh, chịu được úng ngập, hạn hán đã được bổ sung vào ngân hàng gene của Việt Nam trong bối cảnh xói mòn di truyền nghiêm trọng.

Hà Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...