Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tỷ lệ tiêm chủng thấp- nguy cơ dịch bệnh cao

Cập nhật: 08:54 ngày 26/06/2019
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, tiến độ và tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Ngành y tế tập trung chỉ đạo các đơn vị tiêm chủng bảo đảm cung ứng vắc-xin phục vụ nhu cầu phòng bệnh cho người dân.

Tỷ lệ trẻ được tiêm chủng thấp

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 32,8% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng vắc-xin phối hợp 5 trong 1 ngừa các bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib), thấp hơn so với các vắc-xin khác. Trong khi số trẻ em cần tiêm vắc-xin này phải đạt từ 85% trở lên mới bảo đảm chủ động dự phòng các bệnh này.

{keywords}

Tiêm vắc-xin phối hợp sởi-rubella cho trẻ tại Trạm Y tế phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang).

Tình trạng này không chỉ diễn ra trên địa bàn tỉnh mà còn xảy ra ở các tỉnh, TP trong cả nước. Nguyên nhân do ngành y tế ngừng tiêm vắc-xin này tại trạm y tế và mới triển khai tiêm lại từ tháng 5-2019 đến nay do không nhập khẩu được thuốc. 

Thêm vào đó, ở một số lô vắc-xin 5 trong 1 có tỷ lệ phản ứng sau tiêm cao hơn làm phụ huynh lo lắng không đưa con đi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhiều gia đình đưa trẻ đến các cơ sở tiêm vắc-xin dịch vụ mặc dù giá cao hơn. 

Tuy nhiên, các điểm tiêm dịch vụ cũng luôn trong tình trạng quá tải và khan hiếm thuốc nên rất nhiều trẻ bị tiêm chậm lịch, quên mũi, bỏ mũi. Được biết nếu không tiêm đúng độ tuổi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao.

Tại cơ sở tiêm dịch vụ ngoài công lập An Nhi, đường Nguyễn Khuyến 3, phường Dĩnh Kế (TP Bắc Giang), chị Nguyễn Thị Thủy, tổ dân phố 2A, phường Trần Nguyên Hãn (TP Bắc Giang) đưa con 5 tháng tuổi đến tiêm. Chị cho biết, do khan hiếm vắc-xin nên đến 4 tháng tuổi con chị mới tiêm mũi 5 trong 1 đầu tiên (trong khi mũi này được khuyến cáo tiêm từ 2 tháng tuổi). 

Trước đó, chị nhiều lần gọi điện đến phòng tiêm Safpo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đều không có vắc-xin. Lần này tiêm được tại cơ sở y tế tư nhân là phải đăng ký đặt cọc trước 2 tuần, với giá cao hơn từ 200-300 nghìn/mũi, thậm chí vẫn không có thuốc, sợ nhỡ mũi còn phải đưa con ra Trung tâm Tiêm chủng quốc gia Hà Nội để tiêm. Không những thế, để phòng ngừa mỗi loại bệnh đều phải tiêm từ 3-4 mũi.

Sau thời gian ngừng tiêm, từ tháng 5 đến nay, khi triển khai tiêm lại vắc-xin 5 trong 1, rất đông người dân đưa con đến trạm y tế tiêm bù các mũi bị chậm.

{keywords}

Phản ứng sau tiêm có thể gặp ở những trường hợp ngẫu nhiên trùng hợp với các bệnh lý khác trong thời điểm tiêm chủng. Tiêm cùng lô vắc-xin nhưng có trẻ phản ứng sau tiêm rất nghiêm trọng trong khi số trẻ khác hoàn toàn bình thường. Đó là phản ứng cá thể cơ địa của từng người chứ không phải do chất lượng vắc-xin".

Anh Lê Văn Tiến, cán bộ chuyên trách tiêm chủng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.

Đối với vắc-xin phòng bệnh viêm gan B, mặc dù số trẻ em sinh ra tại các cơ sở y tế trên địa bàn được tiêm cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 khoảng 20% nhưng vẫn ở mức thấp. Bác sĩ Giáp Văn Minh, Trưởng Khoa Kiểm soát truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh) cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh mới có 49,6% trong tổng số 11,4 nghìn trẻ sơ sinh được tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan B sau sinh.

Chủ động phòng bệnh

Được biết, 6 tháng đầu năm nay, tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ trên địa bàn tỉnh mới đạt 24,6% (kế hoạch đề ra là 48%). Thông qua hệ thống giám sát ghi nhận 645 ca phản ứng thông thường sau tiêm (tăng gấp 4 lần so với 6 tháng đầu năm 2018), không có trường hợp tử vong nhưng một số trẻ phản ứng quá mẫn sau tiêm vắc-xin 5 trong 1 vào tháng 5-2019 bị sốt cao, mệt mỏi. Các trường hợp này được theo dõi, điều trị kịp thời, sức khỏe nhanh chóng ổn định.

Nguyên nhân khiến tỷ lệ trẻ tiêm vắc-xin thấp do nhiều gia đình lo ngại phản ứng sau tiêm chủng và một phần do thiếu hụt nguồn thuốc trong những tháng đầu năm. Thực tế này dẫn đến tình trạng trẻ tiêm chủng không đủ mũi, không đúng lịch, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh. 

Mặc dù Sở Y tế triển khai các chiến dịch tiêm vét, tiêm bù nhưng hiệu quả phòng bệnh vẫn không bằng tiêm đúng độ tuổi. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 78 ca mắc sởi (tăng 70 ca so cùng kỳ năm 2018), 31 trường hợp ho gà rải rác ở một số nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tiêm chưa đủ mũi và chưa đúng lịch. Do vậy, thành quả của nhiều căn bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán bị đe dọa, một số dịch bệnh có nguy cơ quay trở lại.

Chủ động dự phòng dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ngành y tế chỉ đạo trung tâm y tế các huyện, TP tăng cường tuyên truyền về lợi ích phòng bệnh của các loại vắc-xin; giao cho các trạm y tế xây dựng kế hoạch tiêm chủng hằng tháng sát với nhu cầu thực tế tại địa phương; phối hợp với nhân viên y tế thôn, bản vận động phụ huynh đưa trẻ đi tiêm phòng. 

Người dân có thể lựa chọn tiêm cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng tại trạm y tế hoặc tiêm dịch vụ song phải bảo đảm đúng lịch, đủ mũi để phòng bệnh hiệu quả.

Để trẻ có thêm cơ hội phòng bệnh, Bộ Y tế vừa đưa thêm vắc-xin 5 trong 1 mới do Viện Huyết thanh Ấn Độ sản xuất, có thành phần kháng nguyên tương tự các vắc-xin Quinvaxem, ComBe Five đã và đang được sử dụng tại Việt Nam vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho trẻ. 

Trong tháng 6, Sở Y tế tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi vùng nguy cơ cao tại các huyện: Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang.

Sử dụng đồng thời 2 loại vắc xin 5 trong 1 trong tiêm chủng mở rộng
Vắcxin DPT-VGB-Hib (SII) có thành phần hoàn toàn tương tự như vắc xin 5 trong 1 đã sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng trước đây là ComBE Five và Quinvaxem.
Thêm vaccine 5 trong 1 mới đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng
PGS, TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ tháng 5-2019, Bộ sẽ bổ sung thêm một loại vaccine 5 trong 1 mới có thành phần tương tự Quinvaxem và ComBE Five vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (TCMRQG).
Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng
Sáng 19-4, tại TP Hà Tĩnh, Bộ Y tế phối hợp UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ tiêm chủng năm 2019 với chủ đề “Chung tay cùng tiêm chủng bảo vệ cộng đồng”.
Tiêm chủng đầy đủ để phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ em
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đang điều trị cho trên 30 ca viêm não-màng não, trong đó có hai trẻ mắc viêm não Nhật Bản rất nặng. 
Minh Thu
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...