Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Xã hội
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Thận trọng, trách nhiệm khi viết về trẻ em

Cập nhật: 10:41 ngày 21/06/2019
(BGĐT) - Để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em, báo chí có hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội, góp phần đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc bị bạo hành, ngược đãi, xâm hại, từ đó giúp các cơ quan chức năng có thông tin, xem xét xử lý thích đáng những kẻ phạm tội.

Trẻ em - đối tượng bảo vệ đặc biệt

Gần đây trong tỉnh Bắc Giang, trong nước xảy ra nhiều vụ việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe, làm mất trật tự an toàn xã hội, gây lo ngại trong nhân dân. 

{keywords}

Phóng viên dự hội nghị thông tin báo chí về vụ việc thầy giáo ở Trường Tiểu học Tiên Sơn (Việt Yên) vi phạm chuẩn mực nhà giáo do UBND huyện Việt Yên tổ chức tháng 3-2019.

Theo số liệu của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, từ năm 2016 đến tháng 3-2019, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ trẻ em bị xâm hại, 22 vụ giết người, 17 vụ bạo lực gia đình, 68 vụ đuối nước. Thực tế đó cho thấy trẻ em chưa được an toàn, cần sự quan tâm bảo vệ của gia đình, nhà trường và cả hệ thống chính trị. T.Ư Hội LHPN Việt Nam chọn chủ đề năm 2019 là năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” cho thấy công tác bảo vệ trẻ em là yêu cầu bức thiết trước thực tế đặt ra hiện nay.

Trong Luật Trẻ em năm 2016, Điều 6 quy định tới 15 hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em. Điều 70 nêu 10 yêu cầu bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính, phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng, trong đó có các yêu cầu như: Bảo đảm trẻ em được đối xử công bằng, bình đẳng, tôn trọng, phù hợp với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ. 

Hay khoản 4 của điều luật nêu: Người tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, luật sư, trợ giúp viên pháp lý phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với trẻ em; sử dụng ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu với trẻ em. 

Khoản 10 quy định về bảo đảm bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế trẻ phải xuất hiện trước công chúng trong quá trình tố tụng. Điều đó cho thấy rằng trẻ em là đối tượng bảo vệ đặc biệt của pháp luật.

Không nóng vội, cẩu thả

Để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em thì sự vào cuộc của báo chí có tác dụng và gây hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội, góp phần đưa ra ánh sáng nhiều vụ việc trẻ em bị bạo hành, ngược đãi, xâm hại, từ đó giúp các cơ quan chức năng có thông tin đầy đủ, xem xét xử lý thích đáng những kẻ phạm tội.

Tuy vậy, gần đây, không ít vụ việc trẻ em bị xâm hại, báo chí đưa tin rầm rộ, thậm chí có nhà báo còn viết rõ họ tên, địa chỉ của nạn nhân, ghi hình nạn nhân và gia đình mà không có biện pháp chuyên môn, kỹ thuật cần thiết để tránh những tổn hại khác có thể xảy đến tiếp theo từ việc thoải mái đưa công khai thông tin, hình ảnh cá nhân các em.

Có vụ việc bị một số tờ báo thổi phồng, cường điệu quá mức, tự ý gán ghép tội danh, thậm chí quy kết tội danh thay cho cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng mà đôi khi gây hiểu nhầm trong dư luận, nghi ngờ về trách nhiệm, hiệu quả làm việc của các cơ quan tố tụng.

Bà Dương Thị Lợi, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh cho biết, Luật Trẻ em, Nghị định số 56 hướng dẫn thi hành luật và nhiều văn bản liên quan đều quy định cụ thể về quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, tiến hành các biện pháp, cấp độ can thiệp, hỗ trợ trẻ em. 

Bản thân bà và các cán bộ chuyên môn khi tiếp xúc với trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại, bạo lực cũng đều phải hết sức khéo léo, tế nhị, tuân thủ nghiêm túc các biện pháp nghiệp vụ, tránh làm các em sợ hãi, gây trầm trọng thêm tình trạng sang chấn tâm lý của các em. 

Vì vậy, báo chí cũng phải tuân thủ các nguyên tắc pháp luật về quyền trẻ em một cách nghiêm túc, tránh tình trạng vô tình khoét sâu, kéo dài nỗi đau, “xâm hại” các em một lần nữa khi đưa tin theo kiểu “hồn nhiên” hay do nóng vội, cẩu thả.

Ví dụ hồi tháng 3 vừa qua, tại một trường học của huyện V xảy ra vụ việc thầy giáo tiểu học lên lớp sau khi uống rượu quá chén đã có những hành động không đúng mực như véo tai, véo mũi, vỗ lưng học sinh. Khi nghe con kể lại, một phụ huynh đã điện thoại cho cơ quan báo chí và sau đó là sự "vào cuộc" rầm rộ của mấy chục tờ báo, đài truyền hình, phát thanh trong nước.

Báo chí lên án cái sai, cái xấu để bảo vệ quyền lợi các em là cần thiết. Nhưng điều đáng nói là trong khi các cơ quan chức năng còn đang xác minh để làm rõ hành vi của thầy giáo sai phạm đến đâu để xử lý theo quy định thì nhiều bài báo đã đưa tin khẳng định học sinh bị “dâm ô tập thể”, “xâm hại tình dục” khiến dư luận một phen hoang mang. 

Sự việc bị đẩy đi quá xa, nhiều phụ huynh tỏ thái độ bức xúc vì sự thật không hoàn toàn như những gì được phản ánh trên một số báo, bỗng đâu con em họ bị cột cho là nạn nhân bị “dâm ô”, bị “xâm hại tình dục”. Thậm chí để câu khách, thu hút lượng người truy cập, quan tâm, nhiều tờ báo còn khai thác hoàn cảnh gia đình, nhà ở, họ hàng, làng xóm...

Lo lắng trước thực trạng trẻ em bị bạo hành, bị xâm hại có dấu hiệu gia tăng song nhiều cán bộ quản lý, nhà chuyên môn cho rằng sự nóng vội trong xử lý thông tin về các vụ việc, nhất là khi đưa thông tin lên báo chí theo kiểu giật gân, câu khách, cẩu thả là điều tối kỵ. 

Thậm chí đôi khi còn gây tác dụng ngược, vì với nhiều gia đình, để tránh cho con em bị ảnh hưởng do liên tiếp bị gọi hỏi, phỏng vấn, yêu cầu mô tả lại sự việc khiến trẻ phải nhớ lại, bị ám ảnh, sợ hãi nên đã chọn giải pháp im lặng, né tránh tiếp xúc với truyền thông thậm chí là cơ quan chức năng đến giúp đỡ. Như vậy vô tình làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh với loại tội phạm này trong xã hội.

Vụ việc ở Trường Tiểu học Tiên Sơn (Việt Yên): Dự kiến cuối ngày 5-3 sẽ có báo cáo bước đầu của cơ quan điều tra
(BGĐT) - Thông tin nhanh từ đại diện Văn phòng UBND huyện Việt Yên, dự kiến cuối ngày hôm nay (5-3), Công an huyện Việt Yên sẽ báo cáo nhanh với lãnh đạo huyện kết quả điều tra bước đầu về vụ việc thầy giáo Trường Tiểu học Tiên Sơn (Việt Yên) bị phụ huynh tố có hành động không đúng chuẩn mực nhà giáo đối với một số học sinh. 
Ông Nguyễn Hữu Linh không thừa nhận dâm ô bé gái trong thang máy
Sắp phải ra hầu tòa nhưng cựu Viện phó Viện KSND TP Đà Nẵng vẫn không thừa nhận hành vi dâm ô bé gái trong thang máy Galaxy 9.
Ngày 25-6, xét xử kín bị cáo Nguyễn Hữu Linh về tội “dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”
Ngày 14-6, TAND Quận 4, TP Hồ Chí Minh cho biết, vụ án "dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" liên quan đến bị cáo Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng) sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 25-6.
Đề nghị truy tố nguyên Hiệu trưởng dâm ô với nam học sinh
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Chánh án TAND Tối cao: Sẽ có hướng dẫn cụ thể xác định hành vi dâm ô
Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm độ chính xác cao, tạo ra được hành lang pháp lý cho cuộc đấu tranh chống hành vi lạm dụng tình dục trẻ em nhưng cũng không tạo ra rào cản cho các quan hệ xã hội thông thường.
Truy tố cựu Viện phó Nguyễn Hữu Linh tội dâm ô, chuyển hồ sơ sang tòa án
Viện KSND quận 4 (TP Hồ Chí Minh) đã chuyển hồ sơ truy tố bị can Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, cựu Phó Viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng) sang tòa án cùng cấp để giải quyết theo quy định.
Bắt võ sư dâm ô học sinh
Mượn danh thầy dạy võ Taekwondo, Làng dụ dỗ, chở em N đi xem các trận thi đấu võ thuật, rồi giở trò đồi bại, thực hiện hành vi dâm ô.

Kim Hiếu 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...