Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chia sẻ thông tin có lý trí

Cập nhật: 20:08 ngày 17/10/2018
(BGĐT)- Khi tham gia mạng xã hội (MXH), bạn có thể đăng bất cứ điều gì về bản thân, bè bạn… trong phạm vi pháp luật cho phép. Tuy nhiên, trước khi bạn chia sẻ nội dung thông tin thì hãy xem xét, kiểm chứng và cân nhắc kỹ.

Hiện nay, số người dùng MXH đã trở nên phổ biến. Nội dung trên MXH bao trùm mọi lĩnh vực, từ giải trí, an sinh xã hội, văn hóa, thể thao, an ninh, chính trị… đến những câu chuyện phiếm vỉa hè. Người dùng MXH hiện nay không chỉ dừng ở nhu cầu kết bạn, chia sẻ thông tin đơn thuần (như mục đích ban đầu khi các MXH mới ra đời) mà còn biến MXH thành công cụ để kinh doanh, tuyên truyền, quảng cáo, thậm chí cả bôi nhọ hay nói xấu, phá hoại,… gây tổn hại cho người khác qua những bài viết, hình ảnh.

Chúng ta đều biết, thông tin trên báo chí chính thống trải qua các khâu kiểm soát chặt chẽ nên hạn chế tối đa sai sót. Còn MXH, thông tin như thác lũ, được đăng bởi bất kỳ ai, chỉ với chiếc điện thoại thông minh hay một chiếc máy tính có kết nối với Internet. Những thông tin này lại dễ dàng lan tỏa thông qua các chức năng like và share (thích và chia sẻ).

Những dạng bài viết được chia sẻ nhiều trên MXH gồm: Loại thuốc chữa bách bệnh; tác dụng của thực phẩm chức năng; những nội dung nói xấu, bôi nhọ lực lượng chức năng, cơ quan công quyền; thông tin về các vụ án, tai nạn giao thông... Còn nhớ, tháng 6 vừa qua, clip một người đàn ông ném vải thiều xuống sông vì bị ép giá đăng tải trên mạng xã hội và lan truyền với tốc độ chóng mặt, làm dấy lên lo ngại về việc vải thiều Bắc Giang “được mùa rớt giá”. Tuy nhiên, khi cơ quan chức năng vào cuộc tìm hiểu mới hay, người đàn ông trong clip là anh Trần Đăng Hậu ở thôn Đình Gàng, xã Vô Tranh (Lục Nam). Lý giải cho việc làm của mình, anh Hậu tâm sự: Khi mới bắt đầu thu hoạch, một số cây vải bị sâu cuống nên mang đi bán không ai mua. Trong lúc bực tức, anh đã có hành động không đúng là vứt vải đi, làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm nói chung của bà con.

Gần đây, cộng đồng mạng “xúm vào” chia sẻ những clip, đoạn hội thoại nói về câu chuyện sách giáo khoa, dạy học thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại và Bộ Giáo dục- Đào tạo mà không thấy rằng nó đã bị cắt xén ngôn từ cho hợp với chủ đích của những kẻ đưa tin hòng bôi xấu người khác, phủ nhận mặt tích cực của chương trình công nghệ giáo dục…

Lợi ích của MXH đem lại cho chúng ta rất nhiều và tác động tích cực nếu mọi người biết cách sử dụng chúng hợp lý. Khi ta đăng, like hoặc share một bài viết, một câu chuyện nào đó là chúng ta đã truyền đi một thông điệp tới cộng đồng. Có thể, chúng ta thực hiện những hành vi trên một cách vô thức nhưng đôi khi để lại hậu quả rất nặng nề. Do vậy trước khi chia sẻ thông tin, mỗi chúng ta cần kiểm chứng và cân nhắc thật kỹ, tránh bị người khác lạm dụng.

Để giới trẻ không mắc những sai lầm khi dùng MXH, thiết nghĩ, tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp… trong các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt Đoàn thanh niên cũng nên đưa nội dung này vào giáo dục thanh, thiếu niên để mỗi thông tin truyền đi trên MXH đều là những nội dung hữu ích.

Lãnh án tù vì đăng bài xuyên tạc lên mạng xã hội
Ngày 27-9, TAND quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Bùi Mạnh Đồng, 40 tuổi, ngụ khu vực 2, phường Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, theo khoản 1, Điều 331, Bộ Luật Hình sự 2015.
 
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
(BGĐT) - Sự bùng nổ của mạng xã hội bên cạnh mặt tích cực chia sẻ, lan tỏa những thông tin hữu ích thì cũng có nhiều thông tin giả, sai, xấu, độc hại, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, gây thiệt hại về kinh tế, bức xúc trong nhân dân. Cần xây dựng quy tắc chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội. 
 
Mạng xã hội "lách luật", tổ chức sản xuất tin như báo điện tử
Ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho hay, có hiện tượng mạng xã hội (MXH) lách luật, cung cấp thông tin như cơ quan báo điện tử.
 
Lần đầu tiên tọa đàm về Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Lần đầu tiên tại Việt Nam có tọa đàm góp ý xây dựng dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức.
 
Facebook nỗ lực lấy lại niềm tin của người dùng mạng xã hội
Trong nỗ lực gây dựng lại niềm tin đối với người dùng sau vụ bê bối dữ liệu mới đây, Facebook - nhà cung cấp mạng xã hội (MXH) lớn nhất thế giới, đã đăng quảng cáo trên một loạt tờ báo ở châu Âu số ra ngày 15 và 16-4 về các quy định mới về bảo mật thông tin của Liên minh châu Âu, đi kèm với cam kết của hãng này về tăng cường bảo mật thông tin cho khách hàng nhằm lấy lại lòng tin của người dùng MXH.
 
Giữ lửa tình nguyện từ mạng xã hội
“Thật khó để tập hợp đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tham gia tình nguyện khi mà từ Internet, nhất là các trang mạng xã hội, các bạn có thể tự tìm đến nhau, tự tổ chức chương trình thiện nguyện mà không cần chờ tổ chức đoàn thể nào “phất cờ”. “Lỗi” ở Internet, vậy tại sao mình không tận dụng sức mạnh xã hội để kết nối? Chúng tôi đã đặt câu hỏi ấy cho chính liên chi đoàn của mình”.
 

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...