Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

46 triệu lao động Việt Nam đối mặt nguy cơ bị robot tranh mất việc làm

Cập nhật: 08:45 ngày 13/01/2018
Thị trường lao động (LĐ) trong năm 2018 sẽ có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng LĐ giản đơn sang sử dụng LĐ có kỹ năng và trình độ cao.
{keywords}

Năm 2018, lao động có trình độ tay nghề có nhiều lợi thế. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ (KHCN) trong thời đại công nghiệp 4.0. Quá trình này đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác và phát triển, mang tới nhiều việc làm cho người lao động (NLĐ).

Phân biệt trả công thu hẹp

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Doãn Mậu Diệp cho biết, năm 2017, cả nước đã tạo việc làm cho gần 1,6 triệu người. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam cũng ở mức thấp so với khu vực, trong đó tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chỉ khoảng hơn 3%. Chất lượng việc làm, thu nhập của NLĐ đều đặn tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho LĐ nam và nữ cũng được thu hẹp. Số LĐ làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng tiếp tục tăng.

Dự báo, tình hình thị trường LĐ trong năm 2018 sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, giảm dần sử dụng LĐ giản đơn sang sử dụng nhóm LĐ có kỹ năng và trình độ cao. Nhận định này dựa trên kết quả dự báo thị trường LĐ Việt Nam đến năm 2020 cho thấy, tỷ trọng LĐ trong ngành nông nghiệp giảm mạnh từ 42,3% năm 2015 xuống còn 36,1% năm 2020; ngành công nghiệp tăng từ 24,3% năm 2015 lên 27,4% năm 2020; ngành dịch vụ tăng từ 33,4% năm 2015 lên 36,5% năm 2020.

Đến năm 2020, trong số 17 ngành kinh tế cấp 1, ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm nhanh LĐ nhưng vẫn là ngành có số lượng LĐ chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 38,3%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục được dự báo là ngành tập trung LĐ đứng thứ hai với số lượng LĐ chiếm khoảng 15,4%. Tiếp đó là ngành bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác với số LĐ chiếm khoảng 11,73%. Ngành xây dựng với số lượng LĐ chiếm khoảng 8,28%; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống với số lượng LĐ chiếm khoảng 6,42%; ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có số LĐ chiếm khoảng 0,96%.

Điều này sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường LĐ Việt Nam năm 2018, những ngành công nghiệp chế biến, chế tạo,kinh doanh, dịch vụ… sẽ tiếp tục cần nhiều LĐ hơn năm 2017.

Nguy cơ tiềm ẩn

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu khả quan trên, các chuyên gia cũng cho rằng, thị trường LĐ Việt năm 2018 vẫn tồn tại nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Các nhà tuyển dụng đang khó khăn để tìm ra đội ngũ nhân lực có kỹ năng, tay nghề cao và phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.

Theo bà Lê Kim Dung, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), để giải quyết những thách thức đối với thị trường LĐ Việt Nam, các cơ quan quản lý cần tập trung vào các vấn đề về đánh giá thực trạng và định hướng hoàn thiện thông tin thị trường LĐ. Đồng, các trung tâm giới thiệu việc làm cần tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc thời làm và hỗ trợ học nghề đối với NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, cập nhật tình hình biến động LĐ của các doanh nghiệp trên địa bàn. 

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XHH Doãn Mậu Diệp cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0, với sự bùng nổ của KHCN như: Ứng dụng Internet, công nghệ số, thiết bị thông minh, robot vào sản xuất như hiện nay đang đặt ra cho thị trường LĐ Việt Nam nhiều thách thức. Nguồn LĐ dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng có thể sẽ phải chịu sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vì nước ta có quy mô dân số lớn nhưng chất lượng LĐ thấp.

46 triệu LĐ Việt Nam chưa qua đào tạo sẽ đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi LĐ robot, trang thiết bị công nghệ thông minh. Do vậy, vấn đề quan trọng nhất là phải chuẩn bị nhân lực, trang bị cho NLĐ các kỹ năng mới, nếu việc tổ chức đào tạo tốt hơn thì hoàn toàn có thể tận dụng được các cơ hội.

Theo An Nhiên/ANTĐ

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...